Thứ ba, 19/03/2024 17:22 (GMT+7)

Vingroup gia nhập lĩnh vực đào tạo hàng không,thành lập Vinpearl Air

MTĐT -  Thứ ba, 09/07/2019 21:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn CAE vừa ký kết thoả thuận hợp tác đào tạo phi công, kỹ thuật bay và các nhân sự trong lĩnh vực hàng không nhằm cung cấp nguồn lực kỹ thuật cao cho Việt Nam và thế giới.

Nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và khu vực; góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực phi công và kỹ thuật bay – Tập đoàn Vingroup quyết định mở trường đào tạo phi công và -thợ máy.

Bên cạnh đó, Vingroup cũng đào tạo các nhân sự khác trong ngành Hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay….

Vingroup đã thành lập CTCP Hàng không Vinpearl Air

Để triển khai chủ trương trên, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt nam.

Trong đó, VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn CAAV và tiêu chuẩn quốc tế được FAA và IASA công nhận tại Việt Nam; chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm. Vinpearl Air đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác. Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do trường đại học VinUni đảm nhiệm.

Phát biểu về việc này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết : «Tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay đang diễn ra không chỉ Việt Nam mà trên khắp thế giới. Mức lương trong ngành này rất cao, từ 100 triệu đồng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng -giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng. Vì thế Vingroup đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới, nhằm tham gia phát triển các nguồn lực quốc gia, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ và đóng góp ngoại tệ cho đất nước”.

Ông Al Contrino, đại diện CAE cũng bày tỏ “Chúng tôi tin tưởng ý chí mạnh mẽ của Tập đoàn Vingroup và kinh nghiệm của Tập đoàn CAE sẽ giúp dự án gặt hái được thành công trong thời gian ngắn”.

Việc tuyển sinh dự kiến sẽ được tiến hành ngay trong tháng 8/2019. Trước đó, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thành lập CTCP Hàng không Vinpearl Air, ngành nghề kinh doanh chính là Vận tải hành khách hàng không.


Nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và khu vực; góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực phi công và kỹ thuật bay – Tập đoàn Vingroup quyết định mở trường đào tạo phi công và -thợ máy.

Bên cạnh đó, Vingroup cũng đào tạo các nhân sự khác trong ngành Hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay….

Để triển khai chủ trương trên, Vingroup đã ký kết thoả thuận hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy - tổ chức đào tạo hàng không hàng đầu thế giới - thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt nam.

Trong đó, VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn CAAV và tiêu chuẩn quốc tế được FAA và IASA công nhận tại Việt Nam; chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm. Vinpearl Air đào tạo huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy, huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không và các nhân viên hàng không khác. Riêng nhóm ngành quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay sẽ do trường đại học VinUni đảm nhiệm.

Phát biểu về việc này, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang cho biết : «Tình trạng khan hiếm phi công và kỹ thuật bay đang diễn ra không chỉ Việt Nam mà trên khắp thế giới. Mức lương trong ngành này rất cao, từ 100 triệu đồng trở lên với phi công bay thương mại và 200 triệu đồng trở lên với cơ trưởng -giáo viên, trong khi thời gian đào tạo chỉ từ 18-21 tháng. Vì thế Vingroup đặt mục tiêu góp phần giải quyết được bài toán khan hiếm phi công trong nước, đồng thời tiến tới xuất khẩu phi công ra thế giới, nhằm tham gia phát triển các nguồn lực quốc gia, tạo cơ hội cho thế hệ trẻ và đóng góp ngoại tệ cho đất nước”.

Ông Al Contrino, đại diện CAE cũng bày tỏ “Chúng tôi tin tưởng ý chí mạnh mẽ của Tập đoàn Vingroup và kinh nghiệm của Tập đoàn CAE sẽ giúp dự án gặt hái được thành công trong thời gian ngắn”.

Việc tuyển sinh dự kiến sẽ được tiến hành ngay trong tháng 8/2019. Trước đó, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thành lập CTCP Hàng không Vinpearl Air, ngành nghề kinh doanh chính là Vận tải hành khách hàng không.

TheoNĐT

Bạn đang đọc bài viết Vingroup gia nhập lĩnh vực đào tạo hàng không,thành lập Vinpearl Air. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...