Thứ sáu, 29/03/2024 15:54 (GMT+7)

Lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn

MTĐT -  Thứ hai, 07/12/2020 10:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các vấn đề môi trường chủ yếu là vấn đề kinh tế. Dù rằng đây có thể là một cách nói cường điệu nhưng thường khó mà tách rời kinh tế ra khỏi các vấn đề hay các mối bận tâm về môi trường.

I. KHÁI QUÁT CHUNG

1. Kinh tế và môi trường

Các vấn đề môi trường chủ yếu là vấn đề kinh tế. Dù rằng đây có thể là một cách nói cường điệu nhưng thường khó mà tách rời kinh tế ra khỏi các vấn đề hay các mối bận tâm về môi trường. Về cơ bản, kinh tế nói đến sự phân phối tài nguyên. Nó mô tả cái cách mà chúng ta đánh giá hàng hóa và dịch vụ. Chúng ta sẵn sàng trả tiền cho một thứ hay một dịch vụ mà chúng ta đánh giá cao và chúng ta không muốn trả tiền cho một thứ mà chúng ta nghĩ là đang có đầy rẫy. Chẳng hạn chúng ta sẵn sàng trả tiền cho một nơi ấm áp, an toàn để sống nhưng chúng ta thấy khó chịu khi có ai đề nghị chúng ta trả tiền cho không khí chúng ta đang thở.

Về mặt xã hội, mục tiêu của chúng ta là tìm kiếm một sự tăng trưởng kinh tế lâu dài để tạo ra việc làm đồng thời vẫn duy trì và cải thiện môi trường sống. Để đạt mục tiêu ấy có một chiến lược môi trường để sửa chữa những tổn hại cho môi trường trong quá khứ, giúp cho chúng ta chuyển đổi từ sự xử lý chất thải sang việc phòng ngừa ô nhiễm và sử dụng các tài nguyên đang có một cách hữu hiệu hơn.

2. Các khái niệm kinh tế

Một món hàng hay dịch vụ có thể được định nghĩa là một thứ gì khan hiếm. Mỗi khi mức cầu đối với một vật gì vượt quá mức cung thì có sự khan hiếm, và chúng ta đang sống trong một thế giới khan hiếm chung. Tài nguyên là thứ góp phần vào việc làm cho người tiêu dung có được lượng hang hóa và dịch vụ mà họ mong muốn. Cung là lượng hang hóa hay dịch vụ có thể mua bán được. Cầu là lượng sản phẩm mà người tiêu dùng muốn có và có thể mua được với những giá cả khác nhau. Trong kinh tế, cung tùy thuộc vào:
• Nguyên liệu có sẵn để làm ra hàng hóa hay dịch vụ bằng sự sử dụng công nghệ hiện đại.
• Khối lượng các nguyên liệu sử dụng được.
• Chi phí để lấy, vận chuyển và chế biến nguyên liệu thô.
• Mức độ cạnh tranh thứ nguyên liệu ấy giữa các người sử dụng.
• Tính khả thi và chi phí của việc tái chế nguyên liệu đã dung rồi.
• Các cơ cấu và định chế xã hội có thể có một ảnh hưởng (xem hình 1).

Tương quan giữa mức cung cầu của một hàng hóa hay dịch vụ và giá cả của nó được gọi là khúc tuyến cung/cầu (xem hình 1). Giá của một sản phẩm hay dịch vụ phản ánh cường độ của nhu cầu đối với một hàng hóa và sự sẵn sàng có của hàng hóa ấy, khi cầu vượt quá cung thì giá cả tang them, sự tăng khiến con người ta tìm thứ hàng hóa khác thay thế hoặc quyết định không dung hàng hóa hay dịch vụ ấy nữa, điều này làm cho mức cầu giảm xuống. 

Khi sự cung cấp một món hàng vượt quá mức cầu, người sản xuất phải hạ giá xuống để bán cho hết sản phẩm và cuối cùng một số nhà sản xuất phải bỏ nghề. Mỉa mai là điều này xảy ra cho các nông dân khi họ được mùa liên tiếp nhiều năm. Sản lượng nhiều nên giá hạ khiến một số nông dân bỏ nghề.

3. Các công cụ dựa vào thị trường:

Với sự quan tâm ngày một nhiều hơn đến việc bảo vệ môi trường trong ba thập kỷ vừa qua, những người đề ra chính sách đang xem xét những phương pháp mới để làm giảm hư hại cho môi trường. Một lĩnh vực được chú ý ngày một nhiều là các công cụ dựa vào thị trường (MBI: Market Based Insiruments). MBI là một biện pháp thay thế cho cơ chế ra lệnh và giám sát,vì nó dung sức mạnh kinh tế và sự khôn khéo của nhà kinh doanh để đạt tới một mức bảo vệ môi trường cao với một chi phí thấp. Thay vì bắt các xí nghiệp phải hoạt động như thế nào, MBI động viên bằng cách gây tốn kém cho các hoạt động gây ô nhiễm… Chính sách này cho phép các xí nghiệp tự mình quyết định cách tốt nhất để đạt được mức độ bảo vệ môi trường cần thiết. Ngày nay hầu hết các chính sách dựa vào thị trường này đã được đưa vào áp dụng ở các quốc gia phát triển và một số quốc gia đang phát triển nhanh gần như trong tất cả mọi trường hợp, các chính sách ấy đã được đưa vào dạng hỗ trợ chứ không phải thay thế cho cái quy định từ xưa của nhà nước.

Áp dụng chính sách dựa vào thị trường không phải là ở bất cứ các quốc gia nào. Để thành công, các quốc gia cần có một hệ thống thị trường năng động các điều kiện kinh tế vĩ mô vững vàng, sự ổn định về chính trị và định chế và sự phát triển nhân quyền đầy đủ.
Ở các quốc gia đang phát triển, với những mảng lớn còn bỏ ngỏ thì các chính sách khác - nâng cao công suát, cải cách đường lối toàn bộ đầu tư vào y tế giáo dục, sự tham gia của cộng đồng - lúc đầu có thể hiệu quả hơn là cơ chế dựa vào thị trường.

Tuy nhiên chính sách dựa vào thị trường có thể cho ta nhiều khả năng đáng kể để đạt được mục tiêu về môi trường một cách hiệu quả hơn và gây ít tốn kém hơn cho nhà nước và doanh nghiệp - chính sách này cũng giúp cho nhà nước có cơ hội làm chủ được đà tăng trưởng kinh tế đồng thời dẫn dắt nó đến một địa vị vững bền hơn.

Công cụ dựa vào thị trường nhìn nhận sự kiện là các tài nguyên của môi trường thường bị đánh giá thấp. Thứ nhất các khoản trợ cấp (về điện, nước, nhiên liệu hóa thạch, vận tải đường bộ, nông nghiệp) lạm sự khuyến khích người ta lạm dụng các tài nguyên: giảm hoặc bỏ các trợ cấp là khieensn gười ta sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả hơn. Thứ hai, giá cả thị trường chỉ phản ánh các chi phí cá biệt thôi, không phản ánh các thiệt hại ngoại ứng do ô nhiễm và khai thác các tài nguyên gây ra, thay vì những chỉ thị cứng nhắc, từ trên truyền xuống, chính sách công cụ dựa vào thị trường, sử dụng các báo hiệu của giá cả và đểcho nhà doanh nghiệp tự do lựa chọn giải pháp hiệu quả nhất về mặt kinh tế cho họ.
Các MBI có thể được xếp thành năm nhóm cơ bản:

a) Các chương trình thông tin:

Các chương trình này dựa vào sự chọn lựa của người tiêu thụ để làm giảm các phiền phức về môi trường thông tin về hậu quả trên môi trường hay về các rủi ro của sự chọn lựa sẽ khiến cho người tiêu dung thấy rằng tốt hơn là nên thay đổi quyết định của mình. Các vị dụ gồm kết quả xét nghiệm carbon hoặc chì, hoặc sự dán nhãn trên thuốc trừ sâu. Một loại chương trình khác như bản kiểm kê về phóng thích chất độc ở Hoa Kỳ, tiết lộ thông tin về sự phóng thích các chất gây ô nhiễm vào môi trường. Điều này kích thích các công ty cải thiện thành tích môi trường của mình để làm đẹp hình ảnh của mình đối với công chúng.

Chi phí phải chịu trong lĩnh vực tư nhân hoặc nhà nước để ngăn ngừa, toàn bộ hay một phần sự ô nhiễm có thể xảy ra từ một hoạt động sản xuất hay tiêu thụ nào đó. Chi phí mà chính quyền địa phương phải chịu để xử lý nước cống của mình trước khi cho đổ vào sông là một chi phí phòng ngừa ô nhiễm, đó cũng là chi phí phải chịu để xử lý nước cống của mình trước khi cho đổ vào sông là một chi phí phòng ngừa ô nhiễm không khí khi lắp đặt một thiết bị mới.

b) Chi phí phòng ngừa ô nhiễm thường có thể được bao gồm trong bảng phân tích vòng đời sản phẩm. Bản phân tích vòng đời có thể giúp ta hiểu được chi phí đầy đủ tiềm năng và tác động nơi sản phẩm cuối cùng các công nghệ liên quan. Là một phương pháp hệ thống, sự phân tích vòng đời xem xét toàn bộ các hậu quả trên môi trường của một sản phẩm, gồm những hậu quả sinh ra do sự sản xuất, sử dụng và hủy bỏ sản phẩm ấy.

Chi phí do ô nhiễm: có thể được phân ra làm hai loại:
- Sự tiêu tốn của cá nhân hay tập thể để tránh sự thiệt hại ô nhiễm một khi sự ô nhiễm đã xảy ra.
- Sự gia tang chi phí y tế và sự không sử dụng được tài nguyên của cộng đồng do sự ô nhiễm.

Sự tốn kém lớn để chọn ra các vụ tràn dầu, như vụ tràn dầu của tàu Exxon Valdez và do cuộc chiến vùng Vịnh, là một ví dụ về chi phí do ô nhiễm, cũng giống như nguy hiểm gia tang đối với sức khoẻ con người do ăn các hải sản bị nhiễm dầu. Vào giữa những năm 1990, nhiều giải pháp mới về kinh tế đã được áp dụng để vừa nội bộ hóa các chi phí ngoại ứng vừa phòng ngừa ô nhiễm.

c) Rắc rối của tài nguyên sở hữu chung

Các nhà kinh tế đã nói rằng khi mọi người cùng làm chủ một tài nguyên thì sẽ có khuynh hướng khai thác quá mức và lạm dụng tài nguyên ấy. Như vậy sự làm chủ của nhiều người nên được gọi là sự vô chủ.

Chẳng hạn sự làm chủ chung không khí khiến cho các xí nghiệp hoặc tư nhân không phải tốn tiền gì khi họ hủy chất thải bằng cách đem đốt đi. Chi phí ô nhiễm không khí không được thể hiện trong kinh tế của người gây ô nhiễm nhưng trở thành một chi phí ngoại ứng cho xã hội. Sự sở hữu chung biển cả khiến cho nhiều thành phố không phải tốn kém gì để dùng đại dương làm nơi đổ rác của họ.

d) Tương tự, không có riêng cái quyền săn bắt cá voi. Quốc gia nào chậm trễ trong việc chiếm lấy phần mình thì sẽ bị quốc gia khác giành mất. Vì thế người ta đua nhau săn bắt cá voi quá mức, gây ra mối đe dọa cho sự sống sót của giống loài này. Điều gì diễn ra cho giống cá voi trong khuôn khổ quốc tế thì cũng diễn ra cho các giống loài khác trong phạm vi một quốc gia. Nên chú ý rằng các giống loài bị đe dọa là những thú hoang không được thuần hóa; sự sống sót của các đàn thú thuộc sở hữu tư nhân thì không phải là điều đáng lo.

e) Sau hết, sự sở hữu chung các tài nguyên trên đất như công viên và đường phố là nguyên nhân của nhiều phiền phức khác về môi trường. Những người xả rác nơi công viên thì lại thường không đổ rác trên miếng đất của mình. Sự thiếu chủ quyền rõ rệt đối với những tài nguyên thuộc sở hữu chung này giải thích khá nhiều cho điều mà kinh tế gia John Kenneth Galbraith gọi là “sự bẩn thỉu công cộng giữa sự sung túc tư nhân”.

II. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ THẾ GIỚI VẬT LÝ SINH HỌC

Theo hầu hết các nhà khoa học tự nhiên, những khủng hoảng hiện nay như mất đi sự đa dạng sinh học, sự thay đổi khí hậu và nhiều vấn đề về môi trường khác là những triệu chứng của một sự mất cân bằng giữa hệ thống kinh tế xã hội và thế giới tự nhiên.

Một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất của tác động ngày một nhiều của con người trên thiên nhiên là sự mất đi sự dạng sinh học. Sự đa dạng sinh học được cho là có ảnh hưởng trên sự ổn định của các hệ sinh thái và trên khả năng đối phó với các khủng hoảng. Trong lịch sử 570 triệu năm của phức hệ sống trên trái đất đã từng có nhiều sự cố tuyệt chủng quan trọng. Sự mất đi sự đa dang jsinh học sau những thời kỳ tuyệt chủng lớn được tính là từ 20 đến hơn 90%. Sự mất đi sự đa dạng sinh học do hoạt động của con người gây ra chỉ tính từ khi có cuộc Cách mạng công nghiệp là khoảng từ 10 đến 20%. Nếu các xu hướng hiện nay cứ tiếp tục thì sự mất mát ấy có thể lên đến 50% vào cuối thế kỷ 21. Cứ sau mỗi sự cố tuyệt chủng, phải mất từ 20 triệu đến 100 triệu năm thì sự đa dạng sinh thái mới lấy lại tầm mức trước đó, tức là một khoảng thời gian từ 100 đến 500 lần dài hơn lịch sử 200.000 năm của Homo sapiens.

Nguyên nhân quan trọng duy nhất của sự mất đa dạng sinh thái là sự phá hủy nơi cư ngụ, tức là sự phá đi mảng sinh vật, các hoạt động hỗ trợ cho sự sống của từng chủng loại. Sự nhìn nhận rằng mỗi chủng loại được hỗ trợ với các chủng loại khác bên trong hệ sinh thái là điều xa lạ đối với cái cách mà giới kinh doanh nhìn thế giới.

Ví dụ về sự đa dạng sinh học minh họa cho cơ cấu đầy mâu thuẫn của kinh tế học và sinh thái học. Các quyết định của thị trường không tính đến khung cảnh sống của một giống loài hoặc những tương liên giữa chất lượng của tài nguyên và các chức năng của hệ sinh thái. Chẳng hạn giá trị của đất đai dùng để nuôi bò lấy thịt được tính theo đầu ra mà miếng đất đem lại. Thế nhưng một thời gian dài trước khi đầu ra và giá trị sử dụng của miếng đất suy giảm thì sự đa dạng của các loại rau cỏ, các vi sinh trong đất hay chất lượng mạch nước ngầm có thể đã bị ảnh hưởng bởi sự nuôi bò lấy thịt cao độ này. Bao lâu mà lợi tức còn được duy trì, thì những thay đổi này không được thị trường để tâm đến và chẳng quan trọng gì đối với quyết định sử dụng đất. Nên nói rõ rằng ở Zimbabwe và các quốc gia Phi châu khác một số chủ trại chăn nuôi ngày nay đã kiếm tiền bằng cách nuôi những loại thú hoang bản địa để phục vụ cho du lịch sinh thái và họ thu lợi nhiều hơn là nuôi bò lấy thịt.

Một khác biệt rõ rệt khác giữa kinh tế và sinh thái là khung thời gian cần thiết cho thị trường và cho hệ sinh thái. Thế giới vật lý sinh học hoạt động theo thời gian hàng vạn năm thậm chí hàng triệu năm. Khung thời gian cho các quyết định của thị trường thì rất ngắn. Đặc biệt ở nơi có liên quan đến kinh tế thì khung thời gian cho các nhiệm kỳ bầu cử là hai đến bốn năm; đối với nhà đầu tư và nhận lãi cổ phần thì khung thời gian để đạt thành quả thông thường là ba tháng tới một năm.

Không gian và địa điểm là một vấn đề khác nữa. Đối với các hệ sinh thái, địa điểm vô cùng quan trọng. Lấy mạch nước ngầm làm ví dụ. Chất lượng đất, các điều kiện thủy địa lý, lượng mưa trong vùng, các loại cây sống trong vùng và mất mát do sự bốc hơi, sự thoát hơi nước của cây cối, và dòng chảy của mạc nước ngầm, tất cả góp phần tạo nên tầm cỡ và vị trí của nguồn dự trù nước ngầm. Các đặc điểm này không thể đơn giản mang từ nơi này sang nơi khác. Đối với các hoạt động kinh tế, địa điểm càng ngày càng ít quan trọng.

Một khác biệt nữa giữa kinh tế và sinh thái là chúng được đo lường bằng những đơn vị khác nhau. Đơn vị đo lường thống nhất của kinh tế thị trường là tiền. Sự tiến bộ được đo bằng đơn vị tiền tệ mà mọi người đều sử dụng và hiểu rõ ít nhiều. Các hệ vật lý sinh học được đo bằng các đơn vị vật lý như calori năng lượng, sự hấp thụ dioxit carbon; centimet lượng mưa và phần triệu nhiễm độc nitrat. Nếu chỉ chú trọng đến giá trị kinh tế của tài nguyên mà không biết đến sự lành mạnh vật lý sinh học thì có thể che lấp những thay đổi quan trọng trong chất lượng hoặc chức năng của môi trường.

III. KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

Như đã nói trước đây, “vốn liếng thiên nhiên” của quả đất, mà loài người lệ thuộc vào đây đẻ có thức ăn, sự an toàn, dược phẩm cùng nhiều sản phẩm công nghiệp khác, chính là sự đa dạng sinh học của nó. Phần lớn sự đa dạng này là ở tại các quốc gia đang phát triển, nhiều quốc gia túng thiếu về mặt kinh tế buộc phải vay tiền trong ngân hàng của các quốc gia phát triển.

Vì món nợ của nước ngoài quá nhiều nên nhiều quốc gia đang phát triển không còn có chọn lựa nào khác hơn là khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng mình. Vào năm 2001 số nợ cua các quốc gia đang phát triển đã vượt quá 1.900 tỉ đô la Mỹ, một con số bằng một nửa tổng sản lượng quốc gia đang phát triển phải đàu tư vào các dự án có tiền lãi an toàn và ngắn hạn cùng các chương trình thực sự cần thiết cho sự sống còn trước mắt. Các tác động trên môi trường thường bj xem nhẹ, người ta nghĩ rằng các nước đang mắc nợ trầm trọng không thể chú ý đến các chi phí cho môi trường một khi họ chưa giải quyết được các khó khăn về môi trường có thể “sửa chữa” một khi đất nước đã đạt tới một mức thu nhập cao hơn, nhưng nó không biết là mọi người ngày càng nhận thấy rằng các tác động trên môi trường thường gây ra những vấn đề quốc tế. Nhiều quốc gia dưới sức ép của sự khủng hoảng nợ nần bị buộc phải khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên của mình thay vì xử lý chúng một cách bền vững.

Một phương pháp mới để giúp giải quyết các khủng hoảng nợ của một quốc gia được gọi là sự “đổi nợ lấy thiên nhiên”. Đổi nợ lấy thiên nhiên là một cơ chế mới để giải quyết vấn đề nợ nần trong khi đó lại khuyến khích đầu tư vào việc bảo tồn và phát triển bền vững. Sự đổi chác này cho phép người ta mua nợ với sự giảm giá nhưng nợ này được chuộc lại với giá cao hơn bằng tiền địa phương, để sử dụng vào các dự án bảo tồn và phát triển bền vững. Cơ chế đổi nợ lấy thiên nhiên ra đời năm 1987, khi một tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức Bảo Tồn Quốc tế, mua 650.000 đô la tiền nợ ngoại tệ của Bolivia để đổi lấy lời hứa của Bolivia là xây dựng một công viên quốc gia. Đến năm 2000, có ít nhất 16 quốc gia mắc nợ - tại vùng biển Caribe, Châu Phi, Đông Âu và châu Mỹ La Tinh – đã giải quyết tương tự với các tổ chức có thẩm quyền và phi chính phủ. Năm 2000, gần 135 triệu đô la tiền nợ trên khắp thế giới đã được mua với giá khoảng 28 triệu đô la nhưng được chuộc lại với giá tương đương 72 triệu đô la. Tiền này được dùng để lập các khu bảo tồn sinh quyển, các công viên quốc gia triển khai chương trình bảo vệ vùng thủy phân, lập bảng kiểm kê các giống loài đang lâm nguy và thực hiện việc giáo dục môi trường.

Trong sự đổi nợ lấy thiên nhiên, các nước con nợ được lời do sự giảm mức nợ thiếu bằng ngoại tệ để tăng thêm sự chi tiêu đầu tư trong nước họ. Người đầu tư vào việc bảo tồn nhận được khoản tiền trả thêm trên khoản đầu tư. Tiền này có thể được dùng để lập khu bảo tồn và lập ra các chương trình phát triển bền vững. Các ngân hàng cho vay có lợi vì chuyển đổi được khoản nợ không trả của mình. Dù rằng họ chỉ nhận được một phần khoản tiền cho vay nhưng thu về một ít còn hơn là mất trọn.

Mục tiêu chủ yếu của việc đổi nợ lấy thiên nhiên không phải là sự giảm nợ mà là sự tài trợ cho việc đầu tư xử lý tài nguyên thiên nhiên. Sự đóng góp của chương trình đổi nợ lấy thiên nhiên có thể tăng lên, như trong trường hợp nước cộng hòa Dominican, ở đó 10% nợ nước ngoài quan trọng của nước này đã được bồi hoàn bằng sự trao đổi này. Mặc dù loại bỏ sự khủng hoảng về nợ đơn thuần không phải là sự đảm bảo cho sự đầu tư vào những dự án môi trường to lớn, nhưng ở một mức độ nho nhỏ thì những công cụ như sự đổi nợ lấy thiên nhiên và khuyến khích sự phát triển bền vững.

Thái độ của các ngân hàng ở các quốc gia công nghiệp hóa dường như cũng đang thay đổi. Chẳng hạn việc Ngân hàng thế giới cấp tiền vay cho những dự án phát triển của Thế giới Thứ ba từ lâu đã bị chỉ trích bởi các nhóm hoạt động môi trường là đã hỗ trợ cho những chương trình lớn không có lợi cho sinh thái, như dự án nuôi gia súc ở Botswana đã dẫn đến sự chăn thả quá mức. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây Ngân hàng Thế giới đã đưa yếu tố môi trường vào trong các dự án.

* Phương pháp khoa học

Khoa học là một quá trình được sử dụng để giải quyết các khó khăn hoặc đạt tới một kiến thức về thiên nhiên mà những câu trả lời cần được kiểm chứng. Khoa học không giống các lĩnh vực nghiên cứu khác bởi cái cách thức đạt được kiến thức chứ không phải bởi những gì được nghiên cứu. Quá trình này được gọi là phương pháp khoa học.

Phương pháp khoa học là một cách để có được thông tin (sự thật) về thế giới qua việc đề ra những giải đáp cho các câu hỏi và tiếp theo là một sự kiểm nghiệm gắt gao để xác định xem các giải đáp đưa ra có giá trị hay không. Hơn thế nữa khi sử dụng phương pháp khoa học thì các khoa học gia có nhiều giả định cơ bản. Họ giả định rằng:

Phương pháp khoa học cần đến một sự tìm kiếm thông tin có hệ thống, một sự kiểm tra liên tục để xem các ý tưởng trước đay có còn mâu thuẫn bởi các thông tin mới có hay không. Nếu một bằng chứng mới không có mâu thuẫn thì nhà khoa học phải gạt bỏ hoặc thay đổi các ý tưởng ban đầu của mình. Các ý tưởng khoa học luôn luôn được tái thẩm định, phê phán và điều chỉnh. Phương pháp khoa học bao gồm nhiều công đoạn quan trọng có thể định rõ, như sự quan sát kỹ càng, đặt câu hỏi về những sự kiện quan sát được, xây dựng và kiểm nghiệm các giả thuyết sẵn sàng tiếp nhận các thông tin, các ý tưởng mới và sẵn sàng để cho người khác rà soát đánh giá các ý tưởng của mình. Nền tảng của tất cả các hoạt động này là sự không ngừng chú ý đế sự chính xác và không có thiên kiến.

Tuy nhiên, phương pháp khoa học không phải là một chuỗi thẳng đuột những bước phải đi theo một trật tự nào đó.

Hình 2: cho ta thấy là các bước này có thể nối kết với nhau như thế nào.

VI.KINH TẾ TUẦN HOÀN

Kinh tế tuần hoàn đã gặt hái kết quả tích cực ở nhiều quốc gia. Đây là một chương trình rất mới được sự quan tâm của nhiều nước, nhất là các nước tiên tiến.

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa khái quát: Kinh tế tuần hoàn là nơi giá trị của sản phẩm, nguyên vật liệu và tài nguyên được duy trì trong nền kinh tế lâu nhất có thể và đồng thời giảm tối đa chất thải. Mô hình kinh tế tuần hoàn đầy đủ gồm 5 khâu: Thiết kế, sản xuất, tiêu dùng, quản lý chất thải và từ chất thải trở thành tài nguyên. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) định nghĩa: Một nền kinh tế tuần hoàn bảo tồn giá trị gia tăng trong các sản phẩm càng lâu càng tốt và hầu như loại bỏ chất thải.

Dù cách định nghĩa khác nhau, nhưng kinh tế tuần hoàn luôn hướng tới mục tiêu cuối cùng là hạn chế hoặc loại bỏ chất thải; tái sử dụng, tái chế và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

Đối với Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể khắc phục được những hạn chế vốn có của mô hình kinh tế truyền thống, như khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ảnh hưởng xấu đến sinh thái, môi trường. Đến nay, đã có một số mô hình kinh tế tuần hoàn đang được triển khai, như: Mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ; sáng kiến không rác thải ra thiên nhiên do Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam khởi xướng; hay như Liên minh tái chế bao bì Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 tất cả bao bì của 9 công ty thực phẩm, nước giải khát đưa ra tiêu thụ trên thị trường sẽ được thu gom, tái chế.

Chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn có tác động tích cực tới việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Ví dụ, ở Thụy Điển, ước tính lượng chất thải sinh hoạt được tái chế đạt 99%. Nhiều chất thải được tái chế và sử dụng cho các mục đích khác như khí sinh học và năng lượng.

Ngoài học hỏi các nước đi trước, Đảng, Nhà nước ta đã xác định rõ chủ trương, ban hành nhiều chính sách nhằm chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững; ứng phó với biến đổi khí hậu; tăng cường tái chế, tái sử dụng. Nhiều yếu tố nền tảng trong khung khổ thể chế phát triển kinh tế tuần hoàn đã bước đầu được hình thành. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tuần hoàn...

Tuy nhiên, các yếu tố của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam vẫn tương đối rời rạc; chưa có chính sách, văn bản pháp luật quy định đầy đủ, hệ thống. Cần lưu ý rằng, tính hệ thống của kinh tế tuần hoàn chính là điểm khác biệt, chứ không chỉ giới hạn ở quản lý chất thải và tận dụng chất thải. Mặt khác, các quy định mới dừng lại ở cấp chính sách, chưa cụ thể hóa thành các kế hoạch hành động. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, rất hạn chế về năng lực công nghệ tái chế, tái sử dụng. Sự lo ngại về chi phí là một thực tế, khiến người dân và doanh nghiệp còn chậm chuyển đổi cách sản xuất và tiêu dùng.

Phát triển kinh tế tuần hoàn là xu thế phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hậu Covid-19. Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế tất yếu này. Dù hệ thống pháp lý còn cần bổ sung, hoàn thiện, nhưng những chuyển động từ phía doanh nghiệp và nhận thức của một bộ phận người dân đang có những chuyển biến tích cực.
Cũng cần nói thêm, Việt Nam đang có bước chuyển đổi, hướng đến phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Cụ thể như: Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2010-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15-11-2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...

Hiện nay ở nước ta, trình độ dân trí còn thấp, công nghệ ứng dụng vào sản xuất chưa cao như kỹ thuật xử lý nước thải, rác thải gây nên mùi hôi thối nên không được sự đồng tình của nhân dân dân các địa phương. Riêng Hà Nội, mỗi năm có mấy lần nhân dân ngăn không cho xe chở rác vào bãi, làm cho Hà Nội ngập trong rác. Các doanh nghiệp sản xuất chưa đảm bảo an toàn vệ sinh gây nên khiếu kiện liên miên.

Với tư duy ngày càng mở với các mô hình kinh tế mới, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam có đủ điều kiện để sớm phát triển. Bản thân những chuyển động từ phía doanh nghiệp đối với kinh tế tuần hoàn đã được ghi nhận. Nếu kịp thời thể chế hóa bằng khung chính sách phù hợp, kinh tế tuần hoàn sẽ thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Đáp ứng yêu cầu đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đang chủ trì nghiên cứu để hệ thống hóa một số chính sách và lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam và sẽ sớm có thông tin trong thời gian tới.

Hy vọng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của của Đảng và Nhà nước, sự tích cực hưởng ứng của các Bộ, Ban, ngành và các doanh nghiệp, sự hướng dẫn của các chuyên gia môi trường với sự tăng cường giới thiệu các ưu điểm của phương án sản xuất, các điển hình tiên tiến Việt Nam sẽ sớm bắt kịp xu hướng chung của thế giới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Eldon D. Enger; Bradley F. Smith - “Tìm hiểu môi trường - Lời kêu cứu khẩn cấp của nhân loại - Cẩm nang thiết yếu cho khoa học môi trường”, NXB Lao động xã hội.

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển

Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội

Bạn đang đọc bài viết Lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.