Thứ năm, 18/04/2024 18:30 (GMT+7)

Người phụ nữ với tâm huyết phát triển hợp tác xã chè hữu cơ

Hoàng Thoa -  Thứ sáu, 10/07/2020 09:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ một tổ trưởng tổ chè chuyển sang thành lập hợp tác xã để phát triển, tìm kiếm đầu ra và khẳng định giá trị sản phẩm chè hữu cơ cho làng nghề chè Khe Lim, Sông Công, Thái Nguyên.

Ngay từ khi lên 6, 7 tuổi cô Quang đã theo chân cha mẹ tham gia hái chè lấy công cho gia đình. Thời đó nghề chè chưa phát triển, còn những lò tôn chung, có kho chứa tại từng xóm, thiết bị thô sơ, theo mô hình hợp tác xã tính công theo cân, quy trình sản xuất do các nhóm phụ trách ứng với từng công đoạn. 

Nhưng để tìm hiểu về chè nhiều hơn phải tính từ thời điểm cô Quang lập gia đình, khi đó do gặp phải những khó khăn trong cuộc sống cùng chính sách làm theo cá nhân nở rộ vô tình đã kéo cô gắn bó với cây chè. Tính đến nay cô Quang đã có 40 năm kinh nghiệm trong sản xuất chè. 

Cô Lê Hồng Quang người tâm huyết với hợp tác xã chè hữu cơ

Hơn thế, cô Quang chính là người phụ nữ quyền lực của thương hiệu chè hữu cơ Cao Sơn khi đứng sau ủng hộ, động viên con trai là anh Phạm Văn Tiến tổ chức hợp tác xã và phát triển sản xuất chè theo mô hình hữu cơ. Ban đầu việc thành lập hợp tác xã gặp không ít khó khăn, khi vốn đầu tư không có, đầu ra hạn hẹp và người tham gia ban đầu dần xin rút. 

Vào tình thế khó khăn chồng chất, anh Tiến đã từng có ý định bỏ cuộc, lúc đó cô tâm sự, ủng hộ cả tinh thần - vật chất, chia sẻ với con trai mong anh tiếp tục gắn bó phát triển hợp tác xã và động viên các hộ dân tham gia. 

Ý tưởng xây dựng hợp tác xã trà Cao Sơn - Bình Sơn - Sông Công được cô Quang ấp ủ từ khi làm Tổ trưởng tổ chè Vietgap của xóm, cô đã từng nhận được bằng làng nghề và năm trước hội Khuyến nông tỉnh đến lập khu vực này làm tổ chè hữu cơ gồm 15 thành viên trong đó có gia đình cô. Cùng với đó hội chợ chè, giới thiệu sản phẩm 2019 với chỉ tiêu mỗi xã phường một sản phẩm may mắn cô được lãnh đạo xã, thành phố yêu cầu cô - tổ trưởng động viên người dân tham gia hội chợ chè. 

Nụ cười của cô Lê Hồng Quang khi thu hoạch chè hữu cơ

“Từ công đoạn chuẩn bị đến khi tham gia hội chợ của người dân Khe Lim mất khoảng một tháng và ý tưởng thành lập hợp tác xã đã ra đời. Với việc thành lập này hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân sản xuất chè Khe Lim có thương hiệu cho sản phẩm thay vì chỉ là một tổ chè hữu cơ”, cô Quang chia sẻ. 

Sau khi được phát triển thành mô hình hợp tác xã cơ hội đến với Làng nghề chè Khe Lim được tiếp cận nhiều cơ hội hơn trong đầu ra, quan tâm của lãnh đạo để phát triển mô hình chè hữu cơ thay thế mô hình chè truyền thống trước kia.

Sự ra đời tình cờ hóa ra lại phù hợp với xu hướng thời đại, khi nông nghiệp sạch được chú trọng hơn bao giờ hết. Ngoài hợp xu thế đây cũng là biện pháp phát triển bền vững cho sản phẩm và hơn hết cho con người.

Chị Phạm Hồng Lê, 36 tuổi tham gia hợp tác xã từ ngày đầu thành lập cho biết: “Chị muốn tham gia hợp tác xã để tìm đầu ra cho sản phẩm, mình đã làm tốt rồi nhưng mình không tìm được đầu ra thì sẽ không cân đối với công sức mình bỏ ra và muốn quảng bá thương hiệu chè Khe Lim”. 

Chị Phạm Hồng Lê (bên trái) đang chọn lọc chè và trao đổi về sản phẩm chè Cao Sơn

Không chỉ đơn thuần tìm ra lối đi cho sản phẩm mà do những điểm cộng mô hình hữu cơ mang lại đã thu hút đông đảo người làm chè. Bởi khi trồng chè hữu cơ người sản xuất không được phép sử dụng phân bón, phòng trừ dịch hại bằng cách tiêu diệt thủ công.

Và mô hình này mang lại những lợi ích thiết thực và giá bán cao hơn so với các sản phẩm trà thông thường khác, đặc biệt làm giảm thiểu được tác hại của phân bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật đối với môi trường và hệ sinh thái. Sản xuất chè hữu cơ còn giúp tăng cường hóa tính, lý tính của đất theo hướng có lợi cho cây trồng. Kéo dài được chu kỳ kinh doanh trên cây chè. 

Bên cạnh đó mô hình này cũng vấp phải một số khó khăn khi chè có năng suất thấp, tốn nhiều công chăm sóc hơn mô hình cũ. Từ đó làm cho người dân không mấy mặn mà theo đuổi mô hình này.

Khi được hỏi về suy nghĩ từ bỏ khi gặp khó khăn trong thành lập hợp tác xã chè hữu cơ, cô Quang khẳng định: “Cô sẽ theo đuổi mô hình này đến cùng, vì đó là phương pháp tối ưu nhất để phát triển làng nghề chè Khe Lim”.

Sản phẩm chè hữu cơ Cao Sơn ngoài có chất lượng cao còn có bao bì đóng gói bắt mắt

Trong thời gian tới HTX trà Cao Sơn sẽ phát triển khu vực chế biến chè, lắp đặt nhiều tôn rang hơn để có thể thu mua hết toàn bộ chè của Khe Lim sản xuất quy tụ một nơi. Cùng với đó phát triển con đường tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Dần dần thu hút sự tham gia của người dân phát triển hợp tác xã vững mạnh.

Với lời nói quyết tâm đầy chắc chắn của cô Quang hy vọng mọi thứ sẽ trở thành hiện thực trong thời gian ngắn nhất. Từ nhóm người di cư, người dân Khe Lim trong tương lai sẽ được biết đến là vùng chè nổi tiếng khắp nơi như cách người dân nơi đây đã phát triển, ổn định cuộc sống dựa trên những nền tảng thiên nhiên ban tặng và phát triển nghề chè là mũi nhọn trong 40 năm qua.

Bạn đang đọc bài viết Người phụ nữ với tâm huyết phát triển hợp tác xã chè hữu cơ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.