Thứ sáu, 29/03/2024 14:52 (GMT+7)

Vì sao BCT 'quyết định lịch sử' cắt giảm gần 700 giấy phép con?

MTĐT -  Thứ tư, 27/09/2017 13:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thông tin từ Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sẽ cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh (giấy phép con) - Đây là con số “lớn nhất trong lịch sử ngành Công Thương.

Thông tin từ Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sẽ cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh (giấy phép con-PV) - Đây là con số “lớn nhất trong lịch sử ngành Công Thương.

Phương án cắt giảm những điều kiện kinh doanh mà Bộ Công Thương đang thực hiện sẽ góp phần đơn giản hóa được nhiều điều kiện không hợp lý.

Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện Bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh mà Bộ Công Thương sẽ thực hiện.

Cắt giảm các điều kiện “râu ria”

Theo tìm hiểu của PV, trong số 675 điều kiện kinh doanh dự kiến cắt giảm, có tới 215 điều kiện trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương. Cụ thể, là giao cho Vụ Khoa học và Công nghệ để cắt giảm 215 điều kiện, Bộ Công Thương sử dụng cách sáp nhập nhiều điều kiện với nhau thành 1.

Điển hình là những điều kiện trong 350 điều kiện tập trung tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP về lĩnh vực Kinh doanh thực phẩm.

Ví dụ điều 26 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP về điều kiện đối với cơ sở sản xuất:

1,Địa điểm, môi trường;

a) Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;

b) Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;

c) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;

d) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.

Bộ Công Thương cắt giảm bằng cách: đưa điểm c, d vào điểm b để hợp thành 1 điều kiện: “Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước; Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác”.

Tương tự phần điều kiện về Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm có 5 điều kiện con, Bộ Công Thương muốn giảm bằng cách nhập 3 điều kiện lại vào với nhau.

Như vậy, chỉ còn 2 điều kiện, nhưng thực tế 5 điều kiện ấy không hề mất đi và doanh nghiệp vẫn phải thực hiện đủ tất cả các điều kiện.

Ngoài ra, còn rất nhiều điều kiện được “cắt giảm” bằng cách sáp nhập các điều kiện như trên. Ví dụ như quy định về hệ thống thông gió; hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, rác thải; điều kiện đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm; điều kiện đối với cơ sở kinh doanh,...

Phần được tính toán cắt giảm nhiều nhất liên quan đến các điều kiện riêng với dầu thực vật, bia, sữa,... chỉ giữ lại những quy định đặc thù của từng ngành, nghề.

Nhưng thực tế phần lớn điều kiện với dầu thực vật, bia, sữa đã được quy định tại “điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sở sản xuất thực phẩm”.

Cho nên dù có cắt giảm điều kiện ở mục riêng thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo những quy định chung để bảo đảm an toàn thực phẩm.

Dù có cắt giảm điều kiện ở mục riêng thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện

Theo chuyên gia về chính sách công, ông Nguyễn Quang Đồng cho biết, ông cũng đã nhận ra nhiều điểm đáng băn khoăn liên quan số lượng điều kiện kinh doanh Bộ Công Thương tuyên bố cắt giảm.

Cần cắt giảm thực chất

Cũng theo ông Nguyễn Quang Đồng đánh giá: Ngoài số lượng, quan trọng hơn cần chú ý đến chất lượng nữa. Việc cắt giảm phải đi vào thực chất, nghĩa là cắt giảm những điều kiện “làm khó” doanh nghiệp chứ không nên chạy theo số lượng, trong khi những “nút thắt” chính yếu làm khó doanh nghiệp thì vẫn còn tồn tại lại.

Trước thực trạng trên, ông Đồng đưa ra giải pháp: Trước mắt Chính phủ cần bãi bỏ, cắt giảm, sửa đổi càng nhanh càng tốt một số lượng lớn quy định hành chính hiện hành. Trong ngắn hạn, việc làm này sẽ cởi bỏ gánh nặng cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thúc đẩy đầu tư kinh doanh, tạo ra sức cạnh tranh cho nền kinh tế.

“Cắt giảm là cần thiết, nhưng chưa phải là cái gốc của vấn đề. Bởi, kinh nghiệm cho thấy, thường thì cắt giảm được 1 giấy phép, có đến 10 giấy phép khác sẽ lại ‘mọc’ ra.

Vì vậy giám sát việc ban hành văn bản đóng vai trò quan trọng không kém cắt giảm”, ông Nguyễn Quang Đồng chia sẻ.

“Cắt giảm là cần thiết, nhưng chưa phải là cái gốc của vấn đề". Ảnh minh họa

Trước đó,  ngày 20/9/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký ban hành Quyết định số 3610a/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2017 – 2018.

Sau hơn hai tuần các đơn vị tiến hành rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực Bộ quản lý thì Bộ Công Thương đã quyết định cắt giảm 675 điều kiện.

Con số cao hơn dự kiến ban đầu 63 điều kiện và chiếm tới 55,5% tổng các điều kiện đầu tư kinh doanh, được coi là con số lịch sử của ngành Công thương.

Phan Ngân

Bạn đang đọc bài viết Vì sao BCT 'quyết định lịch sử' cắt giảm gần 700 giấy phép con?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.