Thứ sáu, 29/03/2024 03:45 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Xu hướng đi xuống

MTĐT -  Thứ ba, 16/04/2019 10:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, tiếp tục đi xuống và chưa cho thấy những dấu hiệu tốt đẹp hơn trong tuần thứ ba của tháng 4/2019.

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 16/4, tiếp tục đi xuống và chưa cho thấy những dấu hiệu tốt đẹp hơn trong tuần thứ ba của tháng 4/2019.

Giá xăng dầu hôm nay 16/4/2019, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 5): 63,18 USD/thùng – giảm 71 cent.

Giá dầu Brent (giao tháng 5): 71.14 USD/thùng - giảm 36 cent

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 5): 47.070 JPY/thùng -giảm 80 JPY.

Cập nhật giá xăng dầu hôm nay 16/4, giá xăng dầu trong nước, quốc tế

OPEC, Nga và các nhà sản xuất không phải là thành viên khác đã giảm sản lượng 1,2 triệu bpd kể từ đầu năm 2019. Các nhà sản xuất sẽ họp vào tháng 6 để quyết định có nên gia hạn hiệp ước hay không.

Trong một báo cáo trước đó, Reuters đã trích dẫn một nguồn tin của OPEC cho biết các nhà sản xuất dầu có thể quyết định chấm dứt cắt giảm sản lượng trong cuộc họp nếu cuộc khủng hoảng nguồn cung của Libya, Venezuela và Iran khi đó được giải quyết.

Trong một tin tức khác, số lượng giàn khoan dầu của Mỹ, được công bố bởi công ty công nghiệp Baker Hughes, đã tăng hai đơn vị trong tuần này sau khi leo lên 15 giàn vào tuần trước. Tuần trước, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ thôn tin trong một báo cáo cung-cầu hàng tuần rằng sản lượng đã đạt mức cao mới 12,2 triệu thùng mỗi ngày.

Trong khi đó, cuộc xung đột ở Libya vẫn tập trung khi các báo cáo hôm thứ Sáu cho rằng, tướng quân Khalifa Haftar của Libya đã tuyên bố sẽ xóa sổ ngành sản xuất dầu của quốc gia Bắc Phi nếu ông giành quyền kiểm soát thủ đô Tripoli.

Libye, nơi sản xuất khoảng 1,1 triệu thùng dầu mỗi ngày, đã bị tổn thương kể từ khi xảy ra cuộc lật đổ Muammar Gadaffi năm 2011. Các lực lượng của Haftar kiểm soát hơn 40% các mỏ dầu Libya và các cảng xuất khẩu dầu thô quan trọng.

Mới đây, Công ty Dầu khí Quốc gia Libya cảnh báo xung đột trong nước leo thang có thể tác động lớn đến tình hình khai thác đầu thô nước này.

"Bất ổn địa chính trị có thể đẩy giá dầu lên, thậm chí vượt qua, mốc 80 USD/thùng trong hè này", RBC Capital Markets nhận định.

Khép phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn giảm 0,5% xuống 71,18 USD/ thùng, sau khi có lúc trượt xuống dưới ngưỡng 71 USD/ thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn giảm 0,8% xuống 63,4 USD/ thùng. 

Tính từ đầu năm đến nay, giá dầu đã tăng hơn 30%, chủ yếu nhờ thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu/ ngày đã được OPEC và các nước đồng minh, trong đó có Nga, ký kết nhằm kiềm chế nguồn cung bắt đầu từ ngày 1/1 đến tháng Sáu tới. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cuối tuần qua cho biết Nga và OPEC có thể quyết định tăng sản lượng khai thác dầu nhằm giành lại thị phần từ tay Mỹ, song điều này có thể sẽ đẩy giá dầu xuống mức thấp 40 USD/ thùng. 

Không rõ các nước OPEC có hài lòng với viễn cảnh trên, khi Saudi Arabia được cho là sẽ tiếp tục muốn cắt giảm sản lượng trong lúc một số nguồn tin từ OPEC cho biết họ có thể sẽ tăng sản lượng từ tháng Bảy, nếu tình trạng gián đoạn nguồn cung vẫn tiếp diễn. 

Hiện giá dầu đang chịu sức ép từ sản lượng khai thác dầu tại Mỹ gia tăng. Sản lượng dầu của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục tính theo tuần là 12,2 triệu thùng dầu/ ngày.

OPEC và một số nước ngoài tổ chức sẽ họp vào tháng 6 để quyết định chính sách sản lượng. Arab Saudi muốn duy trì giảm sản lượng nhưng một số nguồn tin cho biết OPEC và các nước đồng minh có thể tăng sản lượng nếu nguồn cung tiếp tục bị giản đoạn tại một số nơi khác.

Tồn kho dầu thô tuần trước tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2017 do nhập khẩu tăng lên. Trong khi đó, tồn kho xăng giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2017, Cơ quan Quản lí Thông tin Năng lượng Mỹ cho hay.

Giá dầu dầu đồng thời được hỗ trợ bởi lệnh trừng phạt của Mỹ áp lên Venezuela và Iran khiến hoạt động xuất khẩu dầu thô của hai nước này giảm mạnh. Bên cạnh đó, thỏa thuận thắt chặt sản lượng 1,2 triệu thùng giữa OPEC và một số nước khác trong đó có Nga cũng góp phần đẩy giá dầu thô lên cao.

Trong một lưu ý nghiên cứu, các nhà phân tích từ ngân hàng đầu tư nói trên đã viết rằng sự tăng giá dầu có thể đã đi đúng hướng.

Sản lượng của 14 nước thành viên OPEC đã giảm tháng thứ 4 liên tiếp trong tháng 3, giảm 295.000 thùng/ngày còn 30,385 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia đã cắt giảm sản lượng xuống mức thấp nhất 4 năm, ở mức 9,82 triệu thùng/ngày, theo một khảo sát của Bloomberg.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Hai (15/4), giá dầu thô giảm sau khi Bô trưởng Bộ Tài chính Nga cho biết nước này và OPEC có thể đẩy sản lượng nhằm giành lại thị phần với Mỹ.

Tuy nhiên, đà giảm chững lại do nguồn cung dầu thô vẫn đang được thắt chặt do sản lượng ở Iran và Venezuela giảm.

Giá dầu Brent giảm 37 cent xuống 71,18 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 49 cent xuống 63,33 USD/thùng.

Trong một diễn biến mới đây, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết Nga và OPEC có thể thúc đẩy sản lượng nhằm lấy lại thị phần từ Mỹ.. Tuy nhiên, điều này có thể đẩy giá dầu thô xuống 40 USD/thùng.

Tuy nhiên, ông Anton Siluanov cho biết ông không chắc rằng OPEC sẽ chấp nhận kịch bản này do Arab Saudi có vẻ nghiêng nhiều hơn về phương án tiếp tục giảm sản lượng.

Giá dầu thô đang phải chịu sức ép từ việc Mỹ tăng nguồn cung khi sản lượng khai thác của nước này đã chạm tới mức 12,2 triệu thùng/ngày.

Giá xăng lúc 7h05 giảm nhẹ xuống 1,8 USD/gallon.

Xăng dầu trong nước

Chiều ngày 2/4, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng dầu gần 1.500 đồng/lít.

Theo đó, Liên Bộ Tài chính - Công thương quyết định giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng dầu như hiện hành. mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng lên tối đa 18.588 đồng, xăng RON 95 là 20.033 đồng.

Cụ thể, giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.

Đồng thời, 2 bộ thống nhất tiếp tục chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 là 2.042 đồng/lít (kỳ trước chi 2.801 đồng/lít); Xăng RON95 là 1.304 đồng/lít (kỳ trước chi 2.061 đồng/lít);  Dầu diesel 0 đồng/lít (kỳ trước chi 1.343 đồng/lít); Dầu hỏa 0 đồng/lít (kỳ trước chi 1.065 đồng/lít); Dầu mazut: 362 đồng/kg (kỳ trước chi 1.640 đồng/kg).

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex tháng 4:

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 17 giờ 00 phút ngày 02 tháng 4 năm 2019 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.

Nguồn: Petrolimex.

Liên Bộ Công Thương - Tài chính tăng giá xăng dầu với mức tăng cụ thể: xăng E5RON92 tăng 1.377 đồng/lít; Xăng RON95 tăng 1.484 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 1.219 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 1.086 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 1.127 đồng/kg.

Sau khi thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu như trên, giá các mặt hàng xăng dầu tăng trên 1.000  đồng/lít.

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

- Xăng E5RON92 không cao hơn 18.588 đồng/lít;

- Xăng RON95-III không cao hơn 20.033 đồng/lít;

- Dầu diesel 0.05S không cao hơn 17.087  đồng/lít;

- Dầu hỏa: không cao hơn 15.971 đồng/lít;

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.210 đồng/kg.

Bộ Công thương cho biết, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 02/ 4/2019 là: 74,909 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 76,434 USD/thùng xăng RON95; 80,126 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 79,878 USD/thùng dầu hỏa; 426,593 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.

Từ đầu năm đến nay, giá bán lẻ xăng trong nước đã trải qua 7 kỳ điều chỉnh, giá xăng dầu  tăng trong kỳ điều hành này do đà tăng chung của giá xăng dầu thế giới.

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu hôm nay 16/4: Xu hướng đi xuống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.