Thứ năm, 25/04/2024 18:12 (GMT+7)

Đức yêu cầu hãng mẹ Mercedes triệu hồi hơn 700.000 xe

MTĐT -  Thứ hai, 18/06/2018 15:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chính phủ Đức đã yêu cầu Daimler, hãng mẹ Mercedes triệu hồi hơn 700.000 xe sử dụng động cơ diesel tại châu Âu vì cho rằng mức phát thải NOx vượt hạn mức quy định.

Tuy nhiên, tập đoàn ôtô Đức cho biết đang xem xét đến khả năng kháng cáo và có thể nhờ đến tòa án để không phải thực hiện cuộc triệu hồi quy mô lớn này.

Theo Vnexpress, trong văn bản gửi tới hãng mẹ Mercedes, Bộ trưởng Giao thông Đức nhấn mạnh: “Một cuộc triệu hồi chính thức ngay lập tức liên quan đến các thiết bị không được phép sử dụng”.

Những cuộc thảo luận gần đây giữa các quan chức và Dieter Zetsche, CEO Daimler được truyền thông mô tả là “mang tính xây dựng”. Tuy nhiên với quyết định lần này, chính phủ Đức cho thấy sự cứng rắn trong vấn đề gian lận khí thải vốn ảnh hưởng không chỉ đến các hãng xe mà còn niềm tự hào ngành công nghiệp ôtô nước này.

Theo thông tin trên tờ Thanh Niên, đợt triệu hồi lần này chủ yếu ảnh hưởng đến Mercedes-Benz Vito và các phiên bản chạy bằng diesel của Mercedes GLC 4x4 và dòng sedan hạng C.

Được biết, hôm 11/6 vừa qua, ông Dieter Zetsche, Giám đốc điều hành công ty mẹ Daimler, đã được triệu tập để đàm phán với ông Scheuer về những bất thường khí thải trong các phương tiện của hãng.

“Daimler nói rằng các ứng dụng trong phần mềm điều khiển động cơ được chính phủ liên bang tìm ra lỗi sẽ nhanh chóng bị loại bỏ trong sự hợp tác minh bạch với chính quyền”, ông Scheuer cho biết.

Đây không phải là lần đầu tiên các hãng xe sang Đức dính đến nghi án dùng phần mềm ẩn có tên là "dụng cụ triệt tiêu".

Trước đó, hồi năm 2015, Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết gần 500.000 xe Volkswagen vi phạm tiêu chuẩn khí thải sau khi nhà sản xuất xe hơi Đức sử dụng một phần mềm trái pháp luật để vượt qua những bài kiểm tra.

Do đó, Volkswagen đứng trước nguy cơ phải nộp phạt hàng tỷ USD. Cụ thể, mức phạt dân sự tối đa có thể tới 37.500 USD cho mỗi xe trong tổng số 482.000 chiếc.

EPA cáo buộc Volkswagen sử dụng một phần mềm ẩn có tên là "dụng cụ triệt tiêu" (defeat device) để né tránh tiêu chuẩn khí thải trong quá trình kiểm tra mức khí thải.

Mới đây, vào tháng 3/2018, các công tố viên đã bất ngờ có mặt tại trụ sở BMW, nói rằng cuộc điều tra của họ chỉ mới bắt đầu sau khi thu thập bằng chứng. Hôm 11/6, các công tố viên tuyên bố rằng họ nghi ngờ Giám đốc điều hành Audi, ông Richard Stadle, có liên quan đến gian lận.

“Toàn bộ ngành công nghiệp ô tô châu Âu vẫn còn bị mắc kẹt trong bê bối khí thải diesel. Mọi hành động được thực hiện cho đến nay đã không thể giải phóng ngành này. Chính phủ Đức nên phê chuẩn phần cứng, thay vì phần mềm thay thế để có được một giải pháp trung thực đối với lượng phát thải quá mức. Nếu không, các hãng xe sẽ tiếp tục vấp ngã trong tương lai và danh tiếng của họ bị phá hủy. Căng thẳng đang gia tăng và tất nhiên điều này phụ thuộc vào những tiến bộ mà chính trị gia thực hiện được”, Ferdinand Dudenhoeffer, chuyên gia ngành công nghiệp ô tô tại trung tâm nghiên cứu CAR nói với AFP.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Đức yêu cầu hãng mẹ Mercedes triệu hồi hơn 700.000 xe. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.