Thứ tư, 24/04/2024 06:46 (GMT+7)

Giá cà phê hôm nay 5/4: Giá cà phê nguyên liệu giảm 200 đồng

MTĐT -  Thứ sáu, 05/04/2019 09:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá cà phê hôm nay 5/4, đầu giờ sáng giá cà phê nguyên liệu giảm 200 đồng, lúc này giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.400 – 32.300 đồng/kg.

Giá cà phê trong nước

Giá cà phê trong nước hôm nay 5/4, đầu giờ sáng giá cà phê nguyên liệu giảm 200 đồng, lúc này giá cà phê Tây Nguyên dao động trong khoảng 31.400 – 32.300 đồng/kg.

Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) ở mức 31.500 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 31.400 đồng/kg.

Trong khi đó giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) dao động trong khoảng 32.100 – 32.300 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ giá cà phê ở mức 32.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ia Grai - Gia Lai hôm nay ở mức 32.300 đồng/kg.

Tương tự giá cà phê tại Đắk Hà Kon Tum và Gia Nghĩa (Đắk Nông) có giá 32.200 đồng/kg.

Giá cà phê giao tại cảng TP HCM ở ngưỡng 33.200 đồng/kg. 

Nguồn: giacaphe.com.

Nguồn: tintaynguyen.com.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, xuất khẩu cà phê tháng 3/2019 ước đạt 166 nghìn tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2019 là 483 nghìn tấn và đạt 841 triệu USD, giảm 14,2% về khối lượng và giảm 22,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 12,4% và 9,7%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2019 tăng mạnh là: Malaysia (tăng 37,3%) và Trung Quốc (tăng 21,1%). Giá cà phê xuất khẩu bình quân 3 tháng đầu năm 2019 đạt 1.740 USD/tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong tháng 3/2019, thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng với thị trường cà phê thế giới. So với tháng 2/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 200 – 500 đ/kg xuống còn 32.200 – 33.200 đ/kg. Giá cà phê giảm trước áp lực nguồn cung từ Brazil tiếp tục ở mức cao.

Tuy nhiên, nguy cơ hạn hán cao ở Tây Nguyên của nước ta và thời tiết khô hạn ở các vùng trồng cà phê ở Đông Bắc Brazil, Mexico và một số quốc gia Trung Mỹ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến nguồn cung cà phê. Điều này làm giảm áp lực giảm giá cà phê trong dài hạn.

Trong 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam cung cấp 25% tổng khối lượng sản phẩm cà phê nhập khẩu của Nhật Bản. So với mức 27% từ Brazil, xuất khẩu cà phê của Brazil sang Nhật Bản đã giảm 7% so với cùng kì năm trước đó.

Hầu hết cà phê Việt Nam là robusta, được biết đến là loại dễ trồng và chống lại các dịch bệnh và sâu bệnh, đảm bảo nhưng vụ mùa ổn định. Hạt robusta dùng để sản xuất cà phê vị nặng, hơi đắng trái ngược với loại hạt arabica đắt đỏ của Brazil, thường tạo ra cà phê vị ngọt và nhẹ hơn.

Năm 2018, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ ba cho Mỹ sau Brazil và Colombia, tốc độ nhập khẩu giảm 10,3% về lượng và giảm 24% về trị giá.

Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Mỹ chiếm 13,3% trong năm 2018, thấp hơn 14,4% so với năm 2017. Ngược lại, thị phần của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ năm 2018 chiếm 23,1%, tăng 1%; Colombia chiếm 21,3% tăng 0,3%.

Giá cà phê thế giới

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 5/4, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang giảm.

Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm, với giá hợp đồng giao tháng 5/2019 giảm 9 USD (mức giảm 0.62 %) đứng ở mức 1448 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 5/2019 điều chỉnh ở mức giảm 0.05%) đứng ở mức 95,3 cent/lb.

Nguồn: giacaphe.com.

Xuất khẩu cà phê tháng 3 năm 2019 ước đạt 166 nghìn tấn với giá trị đạt 289 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 483 nghìn tấn và 841 triệu USD, giảm 14,2% về khối lượng và giảm 22,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2019 đạt 1.740 USD/tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2018. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 12,4% và 9,7%.

Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm 2019 tăng mạnh là: Malaysia (+37,3%) và Trung Quốc (+21,1%). Trong tháng 3/2019, thị trường cà phê trong nước biến động giảm cùng xu hướng với thị trường cà phê thế giới. So với tháng 2/2019, giá cà phê vối nhân xô các tỉnh Tây Nguyên giảm 200 – 500 đồng/kg xuống còn 32.200 – 33.200 đồng/kg.

Giá cà phê giảm trước áp lực nguồn cung từ Brazil tiếp tục đè nặng lên các thị trường. Nhìn lại quý I/2019, thị trường cà phê trong nước biến động giảm với mức giảm 700 đ/kg. Giá cà phê giảm do nguồn cung cà phê toàn cầu đang ở mức cao.

Theo Bloomberg, việc nguồn cung cà phê dư thừa khiến người sản xuất không còn hưởng lợi nhiều. Trong khi đó, giá cà phê rang xay bán lẻ tại Mỹ tăng lên mức cao hơn trung bình 3,8 lần so với mức giá cà phê được giao dịch trên sàn New York. Đây đồng thời là ngưỡng cao nhất kể từ năm 2013.

Một tín hiệu đáng mừng đối với giá cà phê khi sản lượng Brazil trong năm 2019 được dự báo giảm xuống còn 55 triệu bao, từ mức kỉ lục 63,4 triệu bao năm 2018 do nước này bước vào chu kì giảm năng suất. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo rằng tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2018/19 có thể đạt ngưỡng kỉ lục 174,5 triệu bao, tăng 15,6 triệu bao so với niên vụ trước đó. Tồn kho có thể tăng thêm 25% lên ngưỡng cao nhất trong vòng 4 năm.

Giá cà phê toàn cầu tiếp tục giảm do áp lực dư cung, đặc biệt là áp lực bán ra từ Brazil. Theo số liệu từ Hội đồng xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafé), lượng cà phê nhân xuất khẩu trong tháng 2/2019 của nước này đạt 3,142 triệu bao, tăng 40,5% so với tháng 2/2018. Hội đồng xuất khẩu cà phê Brazil dự báo nước này sẽ xuất khẩu lượng cà phê cao kỷ lục 40 triệu bao trong niên vụ 2019/2020 (từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020), trong đó cà phê Robusta nhân xô có thể xuất khẩu khoảng 36,3-36,6 triệu bao.

Ngân hàng nông nghiệp Rabobank dự kiến, sản lượng cà phê niên vụ 2019/20 của Brazil đạt 57,6 triệu bao, gồm 38 triệu bao cà phê Arabica và 19,5 triệu bao cà phê Robusta, sau khi khảo sát trên 350 vườn trồng cà phê. Đồng USD tiếp tục mạnh lên làm cho hầu hết giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ.

Trong khi đồng Real yếu trở lại đã kích thích nông dân Brazil mạnh tay bán ra. Bên cạnh còn là áp lực bán hàng vụ cũ năm trước đạt sản lượng kỷ lục và thu hoạch vụ mới năm nay của Brazil đã cận kề. Về dài hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ phục hồi trở lại.

Bạn đang đọc bài viết Giá cà phê hôm nay 5/4: Giá cà phê nguyên liệu giảm 200 đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Tin mới