Thứ ba, 19/03/2024 15:22 (GMT+7)

Giá hồ tiêu hôm nay 17/5: Tiếp tục đi ngang

MTĐT -  Thứ sáu, 17/05/2019 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá hồ tiêu hôm nay 17/5 ở Tây Nguyên và miền Nam hiện đi ngang, giá tiêu trong nước đang dao động từ 43.000 – 45.000 đồng/kg.

Thị trường hồ tiêu thế giới

Hôm nay 17/5/2019 lúc 9h00, giờ Việt Nam, giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi Ấn Độ, giá hạt tiêu đen xuất khẩu giảm 1.75% so với hôm qua giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 36.870 Rupi/tạ. 

Giá hạt tiêu trên (sàn SMX - Singapore) tháng 9 vẫn không đổi, ở mức 6.500 USD/tấn.

Nguồn: giacaphe.com.

Dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn dồi dào do lượng tồn kho lớn của Việt Nam và Sri Lanka đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng mùa vụ bội thu. Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.

Tại Ấn Độ, giá hồ tiêu đã tăng khoảng 20 rupee/kg lên 320 rupee/kg sau vụ đánh bom tại Sri Lanka hôm 21/4. Giá tiêu dự kiến sẽ tăng thêm 30 rupee trong 3 tháng tới, theo các nhà trồng tiêu và người tiêu dùng.

Với chi phí sản xuất vào khoảng 350 rupee và người trồng tiêu Ấn Độ hi vọng sẽ nhận được hỗ trợ từ việc tăng giá hiện tại.

Sản lượng tiêu Ấn Độ năm 2019 dự kiến giảm 50.000 tấn so với ước tính khoảng 60.000 - 70.000 tấn của 2018, trong khi tiêu thụ nội địa dự kiến sẽ vào khoảng 17.700 tấn và xuất khẩu dự kiến là khoảng 17.000 tấn.

Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPA), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2019 dự kiến đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.

"Như vậy, nguồn cung hạt tiêu dồi dào, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới không có dấu hiệu tăng mạnh, giá hạt tiêu được dự báo sẽ khó có khả năng tăng mạnh trong thời gian tới", Cục Xuất nhập khẩu nhận định.

Trong vụ thu hoạch năm nay, theo Hiệp hội hồ tiêu quốc tế (IPA), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka được dự báo sẽ đạt khoảng 26,7 nghìn tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho hay khối lượng xuất khẩu hạt tiêu tháng 3/2019 ước đạt 36 nghìn tấn, với giá trị đạt 81 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt tiêu 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 72 nghìn tấn, tương đương 182 triệu USD, tăng 19,3% về khối lượng nhưng vẫn giảm 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Giá hạt tiêu xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt 2.800 USD/tấn, giảm 27,3% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Viêṭ Nam trong 2 tháng đầu năm 2019 tiếp tục là Mỹ (23,2 triệu USD), Ấn Độ (10,4 triệu USD), Pakistan (5 triệu USD) và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (4,5 triệu USD ) với 42,7% thị phần.

Trong khi lượng xuất khẩu hạt tiêu sang cả 3 thị trường Mỹ, Pakistan và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất đều tăng thì lượng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ lại giảm nhẹ vì chính sách hạn chế nhập khẩu của nước này.

Trong cả 2 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt tiêu vẫn tăng 19,7% về lượng so với cùng kỳ, đạt 36.036 tấn, nhưng giá trị thu về lại giảm 13%, đạt 100,92 triệuUSD.

Ước tính, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 3/2019 đạt 35.000 tấn, trị giá 88 triệu USD, tăng 206,8% về lượng và tăng 200% về trị giá so với tháng 2/2019. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt 71 tấn, trị giá 189 triệu USD, tăng 18,3% về lượng, nhưng giảm 14,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Giá hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 3/2019 giảm 4,7% so với tháng 2/2019 và giảm mạnh 28,8% so với cùng tháng năm 2018, đạt trung bình 2.514 USD/tấn. Tinh chung trong cả 3 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu cũng giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.659 USD/tấn.

Mỹ luôn thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay đạt 7.908 tấn, tương đương 23,2 triệu USD, chiếm 22% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của cả nước, tăng rất mạnh 44,6% về lượng nhưng kim ngạch lại giảm 2,7% so với cùng kỳ, giá cũng giảm 32,7%, đạt 2.934 USD/tấn.

Những ngày giữa tháng 3/2019, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng biến động không đồng nhất, tuy nhiên xu hướng tăng diễn ra chủ đạo.

Tại cảng Kuching của Malaysia, chốt phiên giao dịch ngày 18/3/2019 giá hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này ở mức 3.029 USD/tấn, tăng 0,3% so với ngày 8/3/2019, nhưng giảm 0,1% so với ngày 19/2/2019. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu đạt mức 4.594 USD/tấn, tăng 0,2% so với ngày 8/3/2019 và tăng 0,1% so với ngày 19/2/2019.

Tại cảng Lampung ASTA của Indonesia, ngày 18/3/2019, giá hạt tiêu đen xuất khẩu của nước này đạt mức 2.571 USD/tấn, giảm 0,1% so với ngày 8/3/2019 và giảm 3,9% so với ngày 19/2/2019. Tại cảng Pangkal Pinang, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu giảm 1,1% so với ngày 8/3/2019 và giảm 3,6% so với ngày 18/2/2019, xuống mức 4.104 USD/tấn.

Tại Brazil, giá hạt tiêu đen duy trì ổn định ở mức 2.250 USD/tấn kể từ ngày 9/1/2019 đến nay.

Giá hạt tiêu toàn cầu có dấu hiệu phục hồi trở lại do điều kiện khí hậu bất lợi và lũ lụt ở bang Kerala và Karnataka của Ấn Độ nên không đáp ứng được kì vọng ban đầu. Tuy nhiên, do nguồn cung hạt tiêu từ Việt Nam đang khá dồi dào sẽ hạn chế đà tăng giá của mặt hàng này.

Giá hồ tiêu hôm nay 17/5: Tiếp tục đi ngang (Ảnh minh họa).

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay 17/5

Giá hồ tiêu hôm nay 17/5 ở Tây Nguyên và miền Nam hiện đi ngang, giá tiêu trong nước đang dao động từ 43.000 – 45.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ở Bà Rịa - Vũng Tàu là 45.000 đồng/kg và thấp nhất tại Gia Lai là 43.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu tại Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) là địa phương có mức giá cao nhất 45.000 đồng/kg.

Giá tiêu tại Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) có mức giá 44.000 đồng/kg.

Sau khi giảm 500 đồng giá tiêu tại Đồng Nai có giá 43.000 đồng/kg.

Riêng giá tiêu tại Gia Lai (Chư Sê) giá giảm xuống còn 43.000 đồng/kg.

Bình Phước giá tiêu ở mức 44.000 đồng/kg.  

Giá hồ tiêu trong nước hôm nay 17/5 (Nguồn: tintaynguyen.com).

Tại thị trường trong nước, giá hạt tiêu tháng 4/2019 khá ổn định ở mức 43.000 – 46.000 đ/kg giảm nhẹ khoảng 1.000 đ/kg so với tháng trước. Dự báo trong thời gian tới, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nguồn cung hạt tiêu toàn cầu vẫn dồi dào do lượng tồn kho lớn của Việt Nam và Sri Lanka đã bắt đầu vào vụ thu hoạch mới với kỳ vọng mùa vụ bội thu. Theo Hiệp hội hạt tiêu Quốc tế (IPC), sản lượng hạt tiêu của Sri Lanka năm 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 26.700 tấn, tăng 44% so với vụ mùa năm 2018.

Thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu áp lực giảm giá do cung vượt cầu. Tại tỉnh Bình Phước, hiện có khoảng 20.000 tấn hạt tiêu vừa thu hoạch trong niên vụ mới 2019 chưa có đầu ra. Dự báo thời gian tới, giá hạt tiêu toàn cầu chưa thể phục hồi trở lại, song tốc độ giảm sẽ chậm lại. Tại Việt Nam – nước sản xuất hạt tiêu hàng đầu thế giới, nhiều hộ gia đình đã và đang có sự chuyển đổi cây trồng hạt tiêu sang loại cây khác.

Theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, nhập khẩu hạt tiêu của nước này 3 tháng đầu năm 2019 đạt 3.429 tấn, trị giá 10,91 triệu USD, tăng 57,5% về lượng và tăng 29,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Trong đó, Việt Nam là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Hàn Quốc với tốc độ nhập khẩu tăng 74,9% về lượng và tăng 28% về trị giá, theo đó thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 53,3% trong tổng lượng nhập khẩu hạt tiêu Hàn Quốc, tăng so với 48% thị phần 3 tháng đầu năm 2018.

Trung Quốc là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ 2 cho Hàn Quốc trong 3 tháng đầu năm nay với lượng nhập khẩu đạt 1.201 tấn, trị giá 3,35 triệu USD, tăng 28,5% về lượng và tăng 34,7% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018. Hiện thị phần hạt tiêu của Trung Quốc chiếm 35% trong tổng lượng hạt tiêu nhập khẩu Hàn Quốc, thấp hơn so với 42,9% thị phần trong 3 tháng đầu năm 2018.

Cục Xuất nhập khẩu cho hay tháng 4/2019, giá hạt tiêu đen trong nước giữ ổn định hoặc giảm (tùy địa phương). Chốt phiên giao dịch ngày 27/4/2019, giá hạt tiêu đen tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai và tỉnh Đồng Nai giảm 2,3% so với ngày 30/3/2019, xuống mức 43.000 đồng/kg, trong khi đó tại các khu vực khảo sát khác, giá hạt tiêu đen giữ ổn định ở mức 45.000 – 46.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, thị trường hạt tiêu toàn cầu vẫn chịu áp lực giảm giá do cung vượt cầu. Tại tỉnh Bình Phước, hiện có khoảng 20.000 tấn hạt tiêu vừa thu hoạch trong niên vụ mới 2019 chưa có đầu ra.

Theo Hiệp hội Hạt tiêu Việt Nam (VPA), tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hạt tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% hạt tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá hạt tiêu trong nước. Ngoài ra, các nước trồng hạt tiêu khác như Brazil, Campuchia cũng tăng diện tích. Tồn kho năm này qua năm khác dồn ứ khiến nguồn cung dư thừa so với nhu cầu.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 3/2019 xuất khẩu hạt tiêu đạt 35,3 nghìn tấn, trị giá 89,45 triệu USD, tăng 110,5% về lượng và tăng 102,3% về trị giá so với tháng 2/2019, tăng 17,3% về lượng, nhưng giảm 15,7% về trị giá so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu đạt gần 71 nghìn tấn, trị giá 189,56 triệu USD, tăng 18,3% về lượng, nhưng giảm 14,4% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam tháng 3/2019, đạt 5,9 nghìn tấn, trị giá 16,44 triệu USD, tăng 20,5% về lượng, nhưng giảm 13,8% về trị giá so với tháng 3/2018. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt tiêu sang Hoa Kỳ đạt 13,8 nghìn tấn, trị giá 39,65 triệu USD, tăng 33,5% về lượng, nhưng giảm 7,3% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2018.

Đáng chú ý, lượng hạt tiêu xuất khẩu sang một số thị trường tăng so với tháng 3/2018 như: Ấn Độ tăng 12,1%, Ai Cập tăng 32,3%, Hàn Quốc tăng 38,7%, Phi-lip-pin tăng 33,5%. Xuất khẩu sang các thị trường giảm như: Pa-ki-xtan, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Đức, Hà Lan.

Bạn đang đọc bài viết Giá hồ tiêu hôm nay 17/5: Tiếp tục đi ngang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...
Bài thơ: Lòng cỏ
Đôi khi lòng đau như cỏ///Vết chân vô ý lướt qua,///Có khi lòng vui như cỏ///Bàn chân mềm mại thướt tha.