Thứ sáu, 29/03/2024 03:40 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 12/7: Giá dầu thô sàn Nymex ở mốc 60 USD/thùng

MTĐT -  Thứ sáu, 12/07/2019 14:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá xăng dầu hôm nay 12/7 tăng trưởng mạnh trong phiên giao dịch và lần đầu tiên giá dầu thô sàn Nymex cán mốc 60 USD/thùng.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 12/7

Giá xăng dầu hôm nay 12/7 tăng trưởng mạnh trong phiên giao dịch và lần đầu tiên giá dầu thô sàn Nymex cán mốc 60 USD/thùng trong vòng 1 tháng trở lại đây.

Giá xăng dầu hôm nay 12/7, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 8): 60,32 USD/thùng – tăng 84 cent

Giá dầu Brent (giao tháng 8): 66.78 USD/thùng - tăng 89 cent

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 8): 42.140 JPY/thùng - tăng 300 JPY so với hôm qua.

Giá xăng dầu hôm nay 12/7 tăng trưởng mạnh trong phiên giao dịch (Ảnh minh họa).

Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) cho biết tồn kho dầu thô giảm mạnh 9,50 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 5/7. Thị trường dự báo mức giảm dự trữ là 3,08 triệu thùng, sau khi đã ghi nhận mức giảm 1,09 triệu thùng trong tuần trước.

Hôm 9/7, báo cáo của Viện Dầu khí Mỹ cho thấy các kho dự trữ đã giảm 8,1 triệu thùng trong tuần trước.

Carsten Fritsch, nhà phân tích dầu mỏ tại ngân hàng Commerzbank cho biết "dự trữ giảm nhiều hơn so với dự kiến và cũng vượt số liệu giảm mạnh của API trong ngày hôm qua. Điều này sẽ đẩy giá dầu cao hơn".

Bên cạnh đó, căng thẳng đã tăng cao ở Trung Đông sau khi một số cuộc tấn công đối với tàu chở dầu được báo cáo, và sự kiện một máy bay không người lái của mỹ bị bắn rơi bởi Iran vào tháng trước. Quyết định làm giàu uranium vượt quá mức cam kết theo thỏa thuận hạt nhân JCPOA của Teheran trong tuần này càng làm tăng thêm căng thẳng trong khu vực.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cảnh báo Tehran cuối tuần qua rằng "hãy hết sức cẩn thận" về việc tiếp tục làm giàu uranium.

Những lo ngại rằng căng thẳng thương mại Trung-Mỹ có thể kéo dài trong một thời gian, ngay cả sau khi hai bên đồng ý nối lại đàm phán, cũng được coi là cơn gió ngược cho thị trường dầu. 

Báo cáo việc làm tại Mỹ mạnh hơn dự báo công bố vào ngày 5/7 đã hỗ trợ chỉ số đồng USD tiến lên đỉnh hơn 2 tuần, qua đó gây sức ép đến các hàng hóa được neo giá theo đồng bạc xanh, và không hoàn toàn dập tắt những lo ngại về kinh tế đang đè nặng lên kỳ vọng nhu cầu năng lượng. Theo các nhà phân tích, báo cáo này củng cố dự báo về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong năm nay, nhưng loại bỏ một số áp lực để Fed phải hành động sớm hơn.

OPEC và một số nước khai thác dầu thô ngoài tổ chức khác trong đó có Nga đã đồng thuận kéo dài thỏa thuận giảm sản sản lượng thêm 9 tháng nữa.

Các nhà phân tích của Citigroup dự báo với những yếu tố hỗ trợ như hiện nay, giá dầu sẽ còn tăng trong ngắn hạn, trong đó giá dầu Brent có thể đạt mốc 78 USD/thùng. Tuy nhiên, nếu xung đột Mỹ-Trung có bước leo thang mới, giá dầu sẽ chịu áp lực giảm do triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu kém đi.

Nói về cuộc họp của OPEC, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã giúp bình ổn các thị trường năng lượng, và tương lai của thỏa thuận này dự kiến sẽ được thảo luận trong chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Giá xăng dầu cũng nhận được sự hỗ trợ đến từ các thông tin liên quan đến OPEC. Các nhà đầu tư cũng chờ đợi cuộc họp giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất khác, trong đó có Nga, hay còn gọi là OPEC+, để xem xét việc liệu có gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, theo kế hoạch sẽ kết thúc vào cuối tháng này.

Bên cạnh đó, Chủ tịch ECB Mario Draghi ngày 18/6 cho hay ngân hàng này sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách nếu lạm phát không tăng lên, ghi dấu một sự thay đổi chính sách, do căng thẳng thương mại đe dọa nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế của khối.

Trong một báo cáo vào ngày 15/6, IEA đã 2 tháng liên tiếp hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019, một phần do đà giảm tốc kinh tế toàn cầu. Cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu từ 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng trước xuống 1,2 triệu thùng/ngày. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm nay.

Ngay cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự đoán nhu cầu thấp hơn trong nửa sau của năm đối với dầu thô mà tổ chức sản xuất. OPEC đang tìm cách tăng cường giảm nguồn cung khi nhóm họp vào cuối tháng này vì các nước ngoài OPEC, dẫn đầu là Mỹ, đang sản xuất nhiều hơn.

Theo ông Olivier Jakob của hãng tư vấn PetroMatrix, hiện tại, chiến tranh thương mại có tác động lớn hơn tới giá dầu, thay vì cuộc chiến tàu chở dầu, và các thành phần tham gia thị trường không quá lo ngại về trận tấn công tàu chở dầu, ít nhất là cho tới khi một tàu chở dầu cực lớn bị bắn hỏng hoàn toàn.

Thị trường xăng dầu trong nước đã đến đợt điều chỉnh giá theo chu kỳ và theo nhiều thông tin, giá nhiên liệu trong nước sắp giảm sốc.

Tính toán theo mức giảm của giá xăng dầu thế giới 15 ngày qua thì xăng E5RON92 có thể giảm ở mức 1.500 - 1.600 đồng/lít.

Trong một báo cáo hàng tháng, EIA đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2019 giảm 160.000 thùng mỗi ngày (bpd) còn 1,22 triệu thùng/ngày.

Nhận định về giá dầu, EIA cho biết giá dầu thô Brent Biển Bắc giao ngay đạt trung bình 71 USD/ thùng trong tháng 5/2019, gần như không thay đổi so với tháng 4/2019 và giảm gần 6 USD/thùng so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, Nga đang cân nhắc liệu rằng việc gia hạn giảm sản lượng có khiến thị phần dầu thô nước này vào tay Mỹ hay không và vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nước quyết định có tiếp tục thực hiện thỏa thuận hay không.

OPEC + đã cố gắng tăng giá dầu thô hơn 40% trong năm nay cho đến cuối tháng 4 thông qua thỏa thuận cắt giảm ít nhất 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong thời gian sáu tháng.

Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết "do lo sợ chung về suy thoái kinh tế và thực sự tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại... không ai sẽ tranh cãi về việc từ bỏ hiệp ước OPEC+".

FGE cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể giảm dưới 1 triệu thùng/ngày trong năm 2109, giảm từ dự đoán 1,3 tới 1,4 triệu thùng/ngày trước đó.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih, cho biết hôm 7/6 rằng OPEC đã gần đạt được đồng thuận gia hạn hiệp ước cắt giảm nguồn cung dầu sau tháng 6, mặc dù vẫn còn nhiều cuộc đàm phán với các nước ngoài OPEC, như là một phần của thỏa thuận.

Falih cho biết Saudi Arabia đã cắt giảm nguồn cung hơn mức yêu cầu của thỏa thuận OPEC + trong nỗ lực ngăn chặn hàng tồn kho tăng. Vương quốc này đã bơm 700.000 thùng mỗi ngày dưới mức mục tiêu 10,311 triệu bpd, tương đương sản lượng khoảng 9,60 triệu bpd.

Bên cạnh đó, Nga đang cân nhắc liệu rằng việc gia hạn giảm sản lượng có khiến thị phần dầu thô nước này vào tay Mỹ hay không và vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nước quyết định có tiếp tục thực hiện thỏa thuận hay không.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng năng lương Nga cho biết hiện nay vẫn có rủi ro các nước khai thác quá nhiều dầu thô gây áp lực lên giá dầu.

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một leo thang khi mới đây Tổng thống Trump cho biết một đợt áp thuế mới sẵn sàng được kích hoạt sau khi cuộc họp thượng đỉnh G20 kết thúc vào tháng này nếu như không đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Năm (11/7), giá dầu thô giảm sau khi OPEC dự báo nhu cầu dầu trong năm tới sẽ giữ nguyên. Tuy nhiên, giá dầu thô vẫn giữ ở mức cao nhất trong vòng3 tháng do lượng giàn khoan khu vực Vịnh Mexico đang tạm ngừng để tránh báo.

Giá dầu Brent 39 cent xuống 66,6 USD/thùng. Cùng lúc, giá dầu WTI cũng giảm 23 cent xuống 60,2 USD/thùng.
Hiện tại các nhà sản xuất dầu của Mỹ đã giảm 1/3 sản lượng khai thác ở khu vực vùng Vịnh Mexico.
Cùng lúc đó, căng thẳng khu vực Trung Đông cũng là yếu tố hạn chế đà tăng giá dầu. Một ngày sau khi Iran cảnh báo Anh có thể đối mặt với "hậu quả" của việc bắt giữ một tàu chở dầu của nước này, ba tàu chiến khác của Iran đã chặn tàu chở dầu của Anh do hãng BP làm chủ ở vùng Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, ba tàu chiến này đã bị tàu quân đội nước Anh cảnh báo.

Mới đây, OPEC đưa ra dự báo nhu cầu dầu thô năm 2020 toàn thế giới khoảng 29,3 triệu thùng/ngày, giảm 1,3 triệu thùng/ngày so với năm nay. Điều này khiến thị trường lo ngại sẽ thừa dầu mặc dù OPEC vẫn đang siết sản lượng.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 12/7

Theo thông tin từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, bắt đầu từ 16h30 ngày 2/7, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng đồng loạt. Cụ thể, xăng RON95 tăng 383 đồng/lít; Xăng E5RON92 tăng 420 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 292 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 326 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 105 đồng/kg.

Tại kỳ điều chỉnh này, cơ quan điều hành thực hiện giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 xuống mức 200 đồng/lít (kỳ trước trích 300 đồng/lít; trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu xuống mức 700 đồng/lít (kỳ trước trích 700 đồng/lít).

Đồng thời quyết định không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Sau điều chỉnh, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá như sau:

  • Xăng RON95-III: 20.517 đồng/lít
  • Xăng E5RON92: 19.653 đồng/lít
  • Dầu diesel 0.05S: 16.949 đồng/lít
  • Dầu hỏa: 15.937 đ/lít
  • Dầu mazut 180CST 3.5S: 15.220 đ/kg

Ngày 2/7/2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức tăng giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 16 giờ 30 phút ngày 02 tháng 7 năm 2019 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.

Theo văn bản số 4720/BCT-TTTN ngày 02.7.2019 của Bộ Công Thương về việc điều hành kinh doanh xăng dầu, mức trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) từ 16 giờ 30 cụ thể như sau:

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu hôm nay 12/7: Giá dầu thô sàn Nymex ở mốc 60 USD/thùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

T.Anh

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.