Thứ bảy, 20/04/2024 14:52 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 24/5: Tiếp đà lao dốc

MTĐT -  Thứ sáu, 24/05/2019 09:50 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá xăng dầu hôm nay 24/5 tiếp đà lao dốc và tụt xuống dưới ngưỡng 59 USD/ thùng lần đầu tiên trong vòng 12 tháng qua do chịu ảnh hưởng từ các thông tin trái chiều trên thị trường.

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 24/5 tiếp đà lao dốc và tụt xuống dưới ngưỡng 59 USD/ thùng lần đầu tiên trong vòng 12 tháng qua do chịu ảnh hưởng từ các thông tin trái chiều trên thị trường.

Giá dầu thô giảm trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn đang lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một leo thang và đang bước sang giai đoạn mới.

Giá xăng dầu hôm nay 24/5/2019, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 6): 58,15 USD/thùng – giảm 2 USD

Giá dầu Brent (giao tháng 6): 67.91 USD/thùng - giảm 2,1 USD.

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 6): 42.780 JPY/thùng - giảm 270 JPY.

Giá xăng dầu hôm nay 24/5: Tiếp đà lao dốc (Ảnh minh họa).

Viện Dầu khí Mỹ (API) đã báo cáo mức tăng lớn bất ngờ trong kho dự trữ dầu thô là 8,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/5, khác biệt đáng kể so với kỳ vọng rằng kho dự trữ giảm 2,125 triệu thùng.

Tuần trước, API đã báo cáo mức tăng tồn kho dầu thô là 2,81 triệu thùng. Một ngày sau, EIA đã đưa ra con số khác xa báo cáo của API, giảm 4 triệu thùng.

Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chiếm 34% lượng tiêu thụ dầu toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2019, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.

Trong một tin tức khác, các công ty năng lượng của Mỹ tuần trước đã giảm số lượng giàn khoan dầu hoạt động lần thứ 3 trong 4 tuần, giảm bớt các kế hoạch cho sản lượng trong tương lai do mối đe dọa mới đối với triển vọng nhu cầu toàn cầu. Tổng số lượng giàn khoan đã giảm xuống 805, mức thấp nhất trong 5 tháng qua.

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến thị trường quan ngại nhu cầu dầu thô trên thế giới có thể giảm. Hiện tại lượng dầu dầu thô tiêu thụ của Mỹ và Trung Quốc công lại chiếm tới 34% tổng lượng dầu thô toàn thế giới tiêu thụ.

Tuần này, báo cáo hàng tháng của OPEC và IEA có thể khiến thị trường tập trung trở lại vấn đề tại Iran. Quốc gia Trung Đông dự khiến sẽ giảm thêm khoảng 100.000 thùng dầu/ngày hoặc nhiều hơn từ việc Mỹ tiếp tục siết chặt xuất khẩu dầu mỏ, vốn đã giảm xuống còn khoảng 800.000 thùng/ngày kể từ đầu năm.

Giá dầu giảm sau khi ông Trump nói trước những người ủng hộ ở Florida qua đêm rằng Trung Quốc đã "phá vỡ thỏa thuận" mà ông đang đàm phán với Trung Quốc.

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu He, sẽ đến Washington vào cuối ngày và có khả năng sẽ cố gắng ngăn Washington tăng thuế lên 25% từ 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cảnh báo rằng sẽ trả đũa nếu Nhà Trắng thông qua kế hoạch tăng thuế vào thứ Sáu.

Giữa lúc căng thẳng với Iran, ngày 19/5, các nước sản xuất dầu lửa lớn sẽ họp tại Ả Rập Saudi bàn việc có tăng sản lượng khai thác hay không do giá dầu vẫn cao.

Tháng 1 vừa qua, các nước đã bắt đầu giảm sản lượng trong thời gian 6 tháng để hỗ trợ giá dầu. Sự phối hợp hành động giữa các nước đã giúp giá dầu thô nhích lên trên thị trường toàn cầu.

Có thời điểm trong tháng 4, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, khi Mỹ thông báo siết chặt trừng phạt Iran. Theo kế hoạch, Bộ trưởng các nước sản xuất dầu (trong đó có Ả Rập Saudi, Nga) sẽ thảo luận việc có nên duy trì cắt giảm sản lượng khai thác trong tháng 7 hay không.

Bên cạnh đó, Iran, chính thức ngừng bán dầu thô theo lệnh trừng phạt của Mỹ, trước đó đã cảnh báo các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác về hậu quả khi ủng hộ hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, Iran phủ nhận cáo buộc phá hoại các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi cùng với đồng minh nổi loạn Houthi đã gây ra ít nhất hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các trạm bơm dầu của Arab Saudi.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Năm (23/5), giá dầu thô bất ngờ lao dốc tới 5% do thị trường lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng leo thang. Kèm theo đó, dữ liệu ngành sản xuất không khả quan như kì vọng cũng góp phần tạo áp lực lên giá dầu thô.

Theo đó, giá dầu WTI giảm 5,2% xuống 58,24 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent giảm 4,5% xuống 67,8 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất trong vòng hai tháng của cả dầu Brent và dầu WTI.

Giá dầu thô giảm trong bối cảnh nhà đầu tư vẫn đang lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một leo thang và đang bước sang giai đoạn mới. Hàng loạt công ty tuyên bố ngừng hợp tác với hãng điện thoại Huawei.

Cả Washington và Bắc Kinh đều đang chuẩn bị cho cuộc tăng thuế lên hàng trăm tỉ USD hàng hóa của nhau. Điều này khiến thị trường quan ngại khă năng kinh tế toàn câuf chững lại và nhu cầu dầu thô cũng giảm.

Hoạt động sản xuất của Mỹ hiện đang tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009, theo hàng IHS Markit. Cùng lúc đó, dữ liệu sản xuất của Nhật Bản, châu Âu cũng không đạt được như kì vọng.

Tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước tăng 4,7 triệu thùng lên ngưỡng cao nhất kể từ tháng 7/2017, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Điều này trái ngược với dự đoán của các chuyên gia phân tích là giảm gần 600.000 thùng.

Tồn kho xăng cũng tăng 3,7 triệu thùng, giảm mạnh hơn so với dự đoán của giới phân tích là giảm 816.000 thùng.

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới khiến thị trường lo ngại nhu cầu dầu thô giảm. Tổ chức OECD mới đây cũng đã hạ dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm nay.

Giá xăng Mỹ lúc 0h40 giảm 0,4% xuống 1,9 USD/gallon.

Điều chỉnh xăng dầu từ 15h chiều nay 17/5:

Giá xăng trong nước cập nhật lúc 15h ngày 17/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông tin về điều chỉnh giá bán xăng dầu. Theo đó, kể từ 15h chiều ngày 24/5, giá các mặt hàng xăng dầu trơng nước đồng loạt giảm. Trong đó, giá xăng RON95-III giảm tới 592 đồng/lít.

Theo đó, sau khi thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 với mức 100 đồng/lít; tiếp tục nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu như hiện hành (300 đồng/lít).

Cụ thể, sau khi thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như mục 1 nêu trên, giá các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường điều chỉnh như sau:

Xăng RON95-III: giảm 592 đồng/lít; Xăng E5RON92: giảm 200 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: giảm 81 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 203 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 466 đồng/kg.

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

Xăng E5RON92: không cao hơn 20.488 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 21.599 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 17.614 đồng/lít; Dầu hỏa: không cao hơn 16.422 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.536 đồng/kg.

Theo đó, ngày 24/5/2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức tăng giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 16 giờ 00 phút ngày 17 tháng 5 năm 2019 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới. 

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 24/5/2019:

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu hôm nay 24/5: Tiếp đà lao dốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ