Thứ bảy, 20/04/2024 18:53 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Tăng mạnh khi OPEC gia hạn giảm sản lượng

MTĐT -  Thứ ba, 02/07/2019 17:04 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá xăng dầu hôm nay 2/7 tăng mạnh sau khi OPEC và một số nước ngoài tổ chức tuyên bố sẽ tiếp tục gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng.

Điều chỉnh giá xăng dầu trong nước ngày 15h hôm nay ngày 2/7: Đồng loạt tăng

15h chiều 2/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, theo đó, giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng.

Theo đó, tăng giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến từ 16h30 ngày 02/7.

Cụ thể, từ 16h30 ngày 02/7, Xăng RON95-III tăng 383 đồng/lít; Xăng E5RON92 tăng 420 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 292 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 326 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S tăng 105 đồng/kg.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 02/7/2019 có xu hướng tăng khá cao và lên mức: 67,690 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 3,407 USD/thùng, tương đương +5,3% so với kỳ trước); 69,315 USD/thùng xăng RON95 (tăng 3,298 USD/thùng, tương đương +5,0% so với kỳ trước); 76,110 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 3,397 USD/thùng, tương đương +4,67% so với kỳ trước); 76,505 USD/thùng dầu hỏa (tăng 3,631 USD/thùng, tương đương +4,98% so với kỳ trước); 394,498 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 13,405 USD/tấn, tương đương +3,52% so với kỳ trước).

Để bảo đảm giá xăng dầu trong nước có sự điều chỉnh phù hợp với xu hướng giá thị trường thế giới, góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; căn cứ tình hình địa chính trị trên thế giới phức tạp, khó lường và tình hình thực tế của Quỹ bình ổn giá, trong kỳ điều hành này Liên Bộ Công Thương – Tài chính thực hiện không chi Quỹ Bình ổn giá, giảm mức trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với các loại xăng dầu, đồng thời tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu ở mức hợp lý để hạn chế mức tăng giá, giữ mức chênh lệch giá phù hợp giữa xăng E5RON92 và xăng khoáng RON95.

Sau khi thực hiện việc trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, điều chỉnh tăng giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:

- Xăng RON95-III: tăng 383 đồng/lít;

- Xăng E5RON92: tăng 420 đồng/lít;

- Dầu diesel 0.05S: tăng 292 đồng/lít;

- Dầu hỏa: tăng 326 đồng/lít;

- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 105 đồng/kg.

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 19.653 đồng/lít;

- Xăng RON95-III: không cao hơn 20.517 đồng/lít;

- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.949 đồng/lít;

- Dầu hỏa: không cao hơn 15.937 đồng/lít;

- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.220 đồng/kg.

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 2/7

Giá xăng dầu hôm nay 2/7 tăng mạnh sau khi OPEC và một số nước ngoài tổ chức tuyên bố sẽ tiếp tục gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng.

Giá xăng dầu hôm nay, 2/7, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

Dầu thô WTI (giao tháng 7) 59,73 USD/thùng – tăng 2,12%.

Giá dầu Brent (giao tháng 7) 66,03 USD/thùng - tăng 1,99%.

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 7): 42.210 JPY/thùng - tăng 560 JPY.

Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Tăng mạnh (Ảnh minh họa).

Theo kế hoạch, OPEC đang ở trong giai đoạn chuẩn bị cho hai sự kiện lớn trong ngày 2/7 và ngày 2/7, là hai cuộc họp về việc gia hạn cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá nhiên liệu trong nửa sau của năm 2019. 

Đây được coi là động thái OPEC nhắm vào thị trường dầu thô đang có xu hướng đi xuống trong thời gian qua. 

Các nhà phân tích của Citigroup dự báo với những yếu tố hỗ trợ như hiện nay, giá dầu sẽ còn tăng trong ngắn hạn, trong đó giá dầu Brent có thể đạt mốc 78 USD/thùng. Tuy nhiên, nếu xung đột Mỹ-Trung có bước leo thang mới, giá dầu sẽ chịu áp lực giảm do triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu kém đi.

Nói về cuộc họp của OPEC, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã giúp bình ổn các thị trường năng lượng, và tương lai của thỏa thuận này dự kiến sẽ được thảo luận trong chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Giá xăng dầu cũng nhận được sự hỗ trợ đến từ các thông tin liên quan đến OPEC. Các nhà đầu tư cũng chờ đợi cuộc họp giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất khác, trong đó có Nga, hay còn gọi là OPEC+, để xem xét việc liệu có gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung, theo kế hoạch sẽ kết thúc vào cuối tháng này.

Bên cạnh đó, Chủ tịch ECB Mario Draghi ngày 18/6 cho hay ngân hàng này sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách nếu lạm phát không tăng lên, ghi dấu một sự thay đổi chính sách, do căng thẳng thương mại đe dọa nỗ lực kích thích tăng trưởng kinh tế của khối.

Trong một báo cáo vào ngày 15/6, IEA đã 2 tháng liên tiếp hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2019, một phần do đà giảm tốc kinh tế toàn cầu. Cơ quan này đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu từ 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng trước xuống 1,2 triệu thùng/ngày. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới trong năm nay.

Ngay cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng dự đoán nhu cầu thấp hơn trong nửa sau của năm đối với dầu thô mà tổ chức sản xuất. OPEC đang tìm cách tăng cường giảm nguồn cung khi nhóm họp vào cuối tháng này vì các nước ngoài OPEC, dẫn đầu là Mỹ, đang sản xuất nhiều hơn.

Theo ông Olivier Jakob của hãng tư vấn PetroMatrix, hiện tại, chiến tranh thương mại có tác động lớn hơn tới giá dầu, thay vì cuộc chiến tàu chở dầu, và các thành phần tham gia thị trường không quá lo ngại về trận tấn công tàu chở dầu, ít nhất là cho tới khi một tàu chở dầu cực lớn bị bắn hỏng hoàn toàn.

Thị trường xăng dầu trong nước đã đến đợt điều chỉnh giá theo chu kỳ và theo nhiều thông tin, giá nhiên liệu trong nước sắp giảm sốc.

Tính toán theo mức giảm của giá xăng dầu thế giới 15 ngày qua thì xăng E5RON92 có thể giảm ở mức 1.500 - 1.600 đồng/lít.

Trong một báo cáo hàng tháng, EIA đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2019 giảm 160.000 thùng mỗi ngày (bpd) còn 1,22 triệu thùng/ngày.

Nhận định về giá dầu, EIA cho biết giá dầu thô Brent Biển Bắc giao ngay đạt trung bình 71 USD/ thùng trong tháng 5/2019, gần như không thay đổi so với tháng 4/2019 và giảm gần 6 USD/thùng so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, Nga đang cân nhắc liệu rằng việc gia hạn giảm sản lượng có khiến thị phần dầu thô nước này vào tay Mỹ hay không và vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nước quyết định có tiếp tục thực hiện thỏa thuận hay không.

Mọi con mắt sẽ đổ dồn vào cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sắp diễn ra trong thời gian 25-26/6, khi quyết định chính sách sản lượng khai thác cho những tháng còn lại của năm.

Nga, đồng minh chính của OPEC, vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng về việc cắt giảm sản lượng, vì Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói rằng "cần theo dõi (thị trường) dầu mỏ để đưa ra quyết định cân bằng trong tháng 7".

OPEC + đã cố gắng tăng giá dầu thô hơn 40% trong năm nay cho đến cuối tháng 4 thông qua thỏa thuận cắt giảm ít nhất 1,2 triệu thùng mỗi ngày trong thời gian sáu tháng.

Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn năng lượng FGE cho biết "do lo sợ chung về suy thoái kinh tế và thực sự tăng trưởng nhu cầu đang chậm lại... không ai sẽ tranh cãi về việc từ bỏ hiệp ước OPEC+".

FGE cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu thô toàn cầu có thể giảm dưới 1 triệu thùng/ngày trong năm 2109, giảm từ dự đoán 1,3 tới 1,4 triệu thùng/ngày trước đó.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Khalid al-Falih, cho biết hôm 7/6 rằng OPEC đã gần đạt được đồng thuận gia hạn hiệp ước cắt giảm nguồn cung dầu sau tháng 6, mặc dù vẫn còn nhiều cuộc đàm phán với các nước ngoài OPEC, như là một phần của thỏa thuận.

Falih cho biết Saudi Arabia đã cắt giảm nguồn cung hơn mức yêu cầu của thỏa thuận OPEC + trong nỗ lực ngăn chặn hàng tồn kho tăng. Vương quốc này đã bơm 700.000 thùng mỗi ngày dưới mức mục tiêu 10,311 triệu bpd, tương đương sản lượng khoảng 9,60 triệu bpd.

Bên cạnh đó, Nga đang cân nhắc liệu rằng việc gia hạn giảm sản lượng có khiến thị phần dầu thô nước này vào tay Mỹ hay không và vẫn chưa có dấu hiệu gì cho thấy nước quyết định có tiếp tục thực hiện thỏa thuận hay không.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng năng lương Nga cho biết hiện nay vẫn có rủi ro các nước khai thác quá nhiều dầu thô gây áp lực lên giá dầu.

Bên cạnh đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày một leo thang khi mới đây Tổng thống Trump cho biết một đợt áp thuế mới sẵn sàng được kích hoạt sau khi cuộc họp thượng đỉnh G20 kết thúc vào tháng này nếu như không đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Tại thời điểm 7h30 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI giảm 0,5% xuống 58 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent giảm 0,3% xuống 65,8 USD/thùng.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Hai (1/7), giá dầu thô tăng 1% sau khi OPEC và một số nước ngoài tổ chức tuyên bố sẽ tiếp tục gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng. 

Đồng thời, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có những chuyển biến tích cực cũng là yếu tố giúp hỗ trợ giá dầu.

Giá dầu Brent tăng 0,5% lên 65 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu WTI tăng 1,1% lên 59 USD/thùng.

Giá dầu tăng sau khi OPEC và một số nước khai thác dầu thô ngoài tổ chức khác trong đó có Nga đã đồng thuận kéo dài thỏa thuận giảm sản sản lượng thêm 9 tháng nữa.

Các nước này đã tổ chức cuộc họp vào thứ Hai và thứ Ba tuần này tại Vienna nhằm thảo luận về việc giảm nguồn cung. Thỏa thuận này được thực hiện từ năm 2017 nhằm ngăn chặn đà giảm của giá dầu trước áp lực dư cung.

Giá dầu đồng thời tăng nhờ tín hiệu tích cực từ cuộc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Trong cuộc gặp mặt cuối tuần trước giữa tổng thống Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý không áp thêm các lệnh thuế mới lên hàng hóa của nhau.

 Phía Mỹ cho biết sẽ tạm hoãn lệnh thuế 25% lên 300 tỉ USD còn lại hàng hóa của Trung Quốc. Đồng thời, phía Trun Quốc cũng cho hay sẽ tiếp tục mua nông sản của Mỹ.

Giá xăng dầu trong nước hôm nay 2/7

15h chiều 17/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông tin về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, theo đó, giá xăng dầu trong nước đồng loạt giảm.

Lý giải về nguyên nhân khiến giá xăng, dầu giảm Liên Bộ Công Thương - Tài chính cho biết, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/6 là: 64,283 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92; 66,017 USD/thùng xăng RON95; 72,713 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 72,874 USD/thùng dầu hỏa; 381,093 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S.

Liên Bộ cũng cho biết, trong những tháng đầu năm 2019, mặc dù giá thế giới có xu hướng tăng nhưng Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã điều hành chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu liên tục và ở mức cao nhằm giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước hoặc hạn chế mức tăng giá bán xăng dầu trong nước trong những giai đoạn nhạy cảm, do đó Quỹ Bình ổn giá xăng dầu phục vụ công tác điều hành giá đang ở mức âm.

Trong 15 ngày vừa qua, bình quân giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới có xu hướng giảm. Để bảo đảm giá xăng dầu trong nước có sự điều chỉnh phù hợp với xu hướng giá thị trường thế giới, góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; căn cứ tình hình địa chính trị trên thế giới phức tạp, khó lường và tình hình thực tế của Quỹ bình ổn giá, trong kỳ điều hành này Liên Bộ Công Thương – Tài chính thực hiện không chi Quỹ Bình ổn giá thời điểm hiện tại.

Theo đó, sau khi thực hiện việc trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường:

Xăng RON95-III: giảm 1.085 đồng/lít; Xăng E5RON92: giảm 986 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: giảm 737 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 614 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 239 đồng/kg.

Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

Xăng E5RON92: không cao hơn 19.233 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 20.134 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 16.657 đồng/lít; Dầu hỏa: không cao hơn 15.611 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.115 đồng/kg.

Trước đó, tại kỳ điều hành giá xăng gần đây nhất (1/6), xăng RON95 được điều chỉnh giảm 380 đồng/lít; xăng E5 RON 92 giảm 269 đồng/lít; dầu diesel 0.05S giảm 220 đồng/lít; dầu hỏa giảm 197 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 182 đồng/kg.

Theo đó, ngày 17/6/2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức tăng giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau: 

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 17 tháng 6 năm 2019 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.  

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 17/6/2019:

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu hôm nay 2/7: Tăng mạnh khi OPEC gia hạn giảm sản lượng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hương

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất