Thứ tư, 24/04/2024 15:46 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 28/5: Tiếp đà tăng trưởng

MTĐT -  Thứ ba, 28/05/2019 10:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá xăng dầu hôm nay 28/5 tiếp đà tăng trưởng, tuy nhiên có nguy cơ giảm sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng một thỏa thuận với Iran có thể sẽ được tiến hành.

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 28/5 tiếp đà tăng trưởng, tuy nhiên có nguy cơ giảm sau khi Tổng thống Donald Trump nói rằng một thỏa thuận với Iran có thể sẽ được tiến hành.  

Giá xăng dầu tính đến đầu giờ sáng 28/5 đang giao dịch ở ngưỡng:

Giá dầu thô WTI (giao tháng 6) 58,82 USD/thùng – tăng 0,36 %.

Giá dầu Brent (giao tháng 6) 68,33 USD/thùng - tăng 1,27%.

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 6): 42.210 JPY/thùng - tăng 560 JPY.

Giá xăng dầu hôm nay 28/5: Tiếp đà tăng trưởng (Ảnh minh họa).

Dữ liệu tuần trước cho thấy không chỉ hàng tồn kho mà các sản phẩm đều tăng. Tổng lượng xăng tồn kho tăng 3,7 triệu thùng so với dự báo giảm gần 816.000 thùng. Các kho dự trữ chưng cất gồm dầu diesel và nhiên liệu khác tăng 800.000 thùng so với kì vọng giảm 48.000 thùng.

Bên cạnh đó, những lo ngại về kinh tế do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc gây tác động tới thị trường toàn cầu, với chỉ số MSCI All Country hướng đến mức giảm hàng tuần vượt quá 1%, tuần thứ ba trong sắc đỏ.

Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng cũng ảnh hưởng đến giá dầu. Một sự bùng nổ đã giúp Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, trước Ả Rập Saudi và Nga.

Viện Dầu khí Mỹ (API) đã báo cáo mức tăng lớn bất ngờ trong kho dự trữ dầu thô là 8,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/5, khác biệt đáng kể so với kỳ vọng rằng kho dự trữ giảm 2,125 triệu thùng.

Tuần trước, API đã báo cáo mức tăng tồn kho dầu thô là 2,81 triệu thùng. Một ngày sau, EIA đã đưa ra con số khác xa báo cáo của API, giảm 4 triệu thùng.

Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chiếm 34% lượng tiêu thụ dầu toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2019, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.

Trong một tin tức khác, các công ty năng lượng của Mỹ tuần trước đã giảm số lượng giàn khoan dầu hoạt động lần thứ 3 trong 4 tuần, giảm bớt các kế hoạch cho sản lượng trong tương lai do mối đe dọa mới đối với triển vọng nhu cầu toàn cầu. Tổng số lượng giàn khoan đã giảm xuống 805, mức thấp nhất trong 5 tháng qua.

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến thị trường quan ngại nhu cầu dầu thô trên thế giới có thể giảm. Hiện tại lượng dầu dầu thô tiêu thụ của Mỹ và Trung Quốc công lại chiếm tới 34% tổng lượng dầu thô toàn thế giới tiêu thụ.

Tuần này, báo cáo hàng tháng của OPEC và IEA có thể khiến thị trường tập trung trở lại vấn đề tại Iran. Quốc gia Trung Đông dự khiến sẽ giảm thêm khoảng 100.000 thùng dầu/ngày hoặc nhiều hơn từ việc Mỹ tiếp tục siết chặt xuất khẩu dầu mỏ, vốn đã giảm xuống còn khoảng 800.000 thùng/ngày kể từ đầu năm.

Giá dầu giảm sau khi ông Trump nói trước những người ủng hộ ở Florida qua đêm rằng Trung Quốc đã "phá vỡ thỏa thuận" mà ông đang đàm phán với Trung Quốc.

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu He, sẽ đến Washington vào cuối ngày và có khả năng sẽ cố gắng ngăn Washington tăng thuế lên 25% từ 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cảnh báo rằng sẽ trả đũa nếu Nhà Trắng thông qua kế hoạch tăng thuế vào thứ Sáu.

Giữa lúc căng thẳng với Iran, ngày 19/5, các nước sản xuất dầu lửa lớn sẽ họp tại Ả Rập Saudi bàn việc có tăng sản lượng khai thác hay không do giá dầu vẫn cao.

Tháng 1 vừa qua, các nước đã bắt đầu giảm sản lượng trong thời gian 6 tháng để hỗ trợ giá dầu. Sự phối hợp hành động giữa các nước đã giúp giá dầu thô nhích lên trên thị trường toàn cầu.

Có thời điểm trong tháng 4, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, khi Mỹ thông báo siết chặt trừng phạt Iran. Theo kế hoạch, Bộ trưởng các nước sản xuất dầu (trong đó có Ả Rập Saudi, Nga) sẽ thảo luận việc có nên duy trì cắt giảm sản lượng khai thác trong tháng 7 hay không.

Bên cạnh đó, Iran, chính thức ngừng bán dầu thô theo lệnh trừng phạt của Mỹ, trước đó đã cảnh báo các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác về hậu quả khi ủng hộ hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, Iran phủ nhận cáo buộc phá hoại các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi cùng với đồng minh nổi loạn Houthi đã gây ra ít nhất hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các trạm bơm dầu của Arab Saudi.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Sáu (24/5), giá dầu thô tăng trở lại. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, giá dầu thô giảm mạnh kể từ đầu năm đến nay do chịu áp lực bởi tồn kho tăng và nỗi lo tăng trưởng kinh tế chững lại.

Theo đó, giá dầu WTI tăng 1,2% lên 58,63 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent tăng 1,4% lên 67,7 USD/thùng. Tính chung trong tuần trước, giá dầu WTI và Brent giảm lần lượt hơn 6% và 4,5%.

Trong tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Huawei, hãng di động khổng lồ của Trung Quốc, vào danh sách đen thương mại, gây ra chấn động trên thị trường vĩ mô và dấy lên lo ngại động thái này có thể làm suy yếu hoạt động kinh doanh toàn cầu.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Hai (28/5), giá dầu thô tăng hơn 1% do căng thẳng ở khu vực Trung Đông và việc OPEC vẫn đang thực hiện thỏa thuận giảm sản lượng. Bên cạnh đó, nguồn cung từ Nga cũng bị gián đoạn do vấn đề ô nhiễm đường ống.

Theo đó, giá dầu WTI tăng 1% lên 59,2 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent tăng 2% lên 70,1 USD/thùng.

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang, nhất là sau khi Mỹ tuyên bố sẽ đưa nhiều quân đội hơn nữa đến khu vực Trung Đông, khiến nguy cơ nguồn cung dầu bị gián đoạn càng tăng cao.

Bên cạnh đó, sản lượng dầu thô của Nga tiếp tục giảm trong tháng này do chịu áp lực bởi lượng dầu xuất khẩu sang châu Âu qua đường ống Druzhba bị nhiễm bẩn vào tháng 4.

Trong một diễn biến khác, mới đây OPEC cho biết tổ chức này chưa vội nới lỏng thỏa thuận giảm sản lượng trong bối cảnh cuộc họp giữa OPEC và một số nước ngoài tổ chức khác sắp diễn ra.

Bộ trưởng Dầu khí Khaled al-Fadhel cho biết thị trường được kì vọng sẽ sớm cân bằng.

Bên cạnh đó, việc Mỹ áp lệnh trừng phạt lên Iran và Venezuela khiến lượng dầu thô xuất khẩu của nước này giảm, góp phần thắt chặt nguồn cung.

Giá xăng Mỹ lúc 7h30 đi ngang ở mức 2 USD/gallon.

Điều chỉnh xăng dầu từ 15h chiều nay 17/5:

Giá xăng trong nước cập nhật lúc 15h ngày 17/5, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông tin về điều chỉnh giá bán xăng dầu. Theo đó, kể từ 15h chiều ngày 28/5, giá các mặt hàng xăng dầu trơng nước đồng loạt giảm. Trong đó, giá xăng RON95-III giảm tới 592 đồng/lít.

Theo đó, sau khi thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 với mức 100 đồng/lít; tiếp tục nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu như hiện hành (300 đồng/lít).

Cụ thể, sau khi thực hiện trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như mục 1 nêu trên, giá các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường điều chỉnh như sau:

Xăng RON95-III: giảm 592 đồng/lít; Xăng E5RON92: giảm 200 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: giảm 81 đồng/lít; Dầu hỏa: giảm 203 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: giảm 466 đồng/kg.

Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:

Xăng E5RON92: không cao hơn 20.488 đồng/lít; Xăng RON95-III: không cao hơn 21.599 đồng/lít;

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 17.614 đồng/lít; Dầu hỏa: không cao hơn 16.422 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.536 đồng/kg.

Theo đó, ngày 28/5/2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức tăng giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 16 giờ 00 phút ngày 17 tháng 5 năm 2019 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới. 

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 28/5/2019:

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu hôm nay 28/5: Tiếp đà tăng trưởng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.