Thứ sáu, 29/03/2024 17:28 (GMT+7)

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Có dấu hiệu quay đầu tăng trở lại

MTĐT -  Thứ sáu, 07/06/2019 11:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giá xăng dầu hôm nay 7/6 đi ngang trên thị trường có dấu hiệu quay đầu tăng mạnh nhờ đà phục hồi của thị trường chứng khoán sau khi một báo cáo tiết lộ ông Trump có thể hoãn áp thuế với Mexico.

Giá xăng dầu thế giới

Giá xăng dầu hôm nay 7/6 đi ngang trên thị trường nhưng dẫu sao đã giảm điểm cũng đã được dừng lại. Dấu hiệu quay đầu tăng mạnh nhờ đà phục hồi của thị trường chứng khoán sau khi một báo cáo tiết lộ ông Trump có thể hoãn áp thuế với Mexico.

Giá xăng dầu hôm nay 7/6, tính đến đầu giờ sáng, đang giao dịch ở ngưỡng:

Giá dầu thô sàn Nymex (giao tháng 7): 51,62 USD/thùng – gần như không đổi.

Giá dầu Brent (giao tháng 7): 60.62 USD/thùng - gần như không đổi.

Giá dầu thô sàn Tokyo (giao tháng 7): 37.410 JPY/thùng - gần như không đổi. 

Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Có dấu hiệu quay đầu tăng trở lại

Mặc dù phục hồi trong phiên giao dịch ngày 6/6, giá dầu vẫn chịu sức ép từ sự gia tăng nguồn cung dầu của Mỹ, trong khi đà tăng trưởng của kinh tế thế giới chậm lại.
Cụ thể, giá dầu Brent tăng 37 xu Mỹ, tương đương 0,6% lên mức 61 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao dịch ở mức 51,84 USD/thùng, nhích 16 xu Mỹ, khoảng 0,3% so với phiên trước đó.
Giá 2 mặt hàng dầu chủ chốt này trong phiên giao dịch ngày 5/6 đã chạm đáy kể từ giữa tháng 1/2019 xuống còn 59,45 USD/thùng đối với dầu Brent và dầu WTI còn 50,60 USD/thùng trong bối cảnh hàng tồn kho dầu thô và sản xuất kỷ lục của Mỹ tăng vọt, và khi suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng.
Mặc dù giá “vàng đen” leo dốc trong phiên này, các thị trường dầu đang di chuyển vào lãnh thổ gấu được xác định bằng mức giảm 20% so với mức đỉnh gần đây đạt được vào cuối tháng 4.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 5/6 cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục 12,4 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 31/5, tăng 1,63 triệu thùng/ngày kể từ tháng 5/2018. Dự trữ dầu thương mại của Mỹ trong cùng thời gian này tăng 6,8 triệu thùng lên 483,26 triệu thùng - mức cao nhất kể từ tháng 7/2017. 
Chuyên gia phân tích Alfonso Esparza thuộc công ty OANDA cho rằng sự gia tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ đang lấn át nỗ lực cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, dẫn đầu là Nga (còn gọi là OPEC+).

Giá dầu thế giới giảm mạnh trong bối cảnh thị trường đón nhận thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh. Cụ thể, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 31/5 đã tăng tới 6,8 triệu thùng so với tuần trước.

Cũng theo cơ quan này thì đến hết tuần kết thúc vào ngày 31/5, dự trữ dầu của Mỹ ở mức 483,3 triệu thùng, tăng khoảng 6% so với mức trung bình cùng kỳ 5 năm trước.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), cùng với Nga, đã gợi ý mạnh mẽ rằng sẽ có cắt giảm sản xuất mở rộng để hỗ trợ giá dầu.

Nhóm này và các đồng minh đã hạn chế nguồn cung từ đầu năm, và sẽ quyết định vào cuối tháng này hoặc đầu tháng 7 xem có nên tiếp tục cắt giảm sản xuất hay không.

Lãnh đạo thực tế của OPEC, Ả Rập Saudi, cho biết hôm 3/6 rằng có khả năng sẽ tiếp tục cắt giảm trong nửa cuối năm nay để đảm bảo sự ổn định của thị trường.

"Chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để duy trì sự ổn định của thị trường sau tháng 6. Đối với tôi, điều đó có nghĩa là rút hết hàng tồn kho từ mức hiện tại", Bộ trưởng Năng lượng của Khalid al Falih được trích dẫn bởi tờ báo Arab News thuộc sở hữu của Saudi hôm 3/6.

Thị trường dầu mất khoảng 3% vào cuối tuần qua sau khi Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối với tất cả hàng hóa đến từ Mexico, bắt đầu ở mức 5% và tăng cao hơn cho đến khi dòng người nhập cư ngừng lại.

Một nhà phân tích đầu tư tại công ty chứng khoán Rivkin của Úc cho biết: "Giá dầu giảm do những lo ngại thương mại mới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gây căng thẳng thương mại toàn cầu bằng cách đe dọa thuế quan đối với Mexico, một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và là nhà cung cấp dầu thô lớn".

Trong tháng 5, dầu WTI mất 16% trong khi Brent mất 11%, ghi nhận khoản lỗ hàng tháng tồi tệ nhất trong vòng 6 tháng qua.

Trước đó, tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế với Mexico bắt đầu từ mức 5% đã ảnh hưởng tới thị trường giá dầu toàn cầu. Mỹ đe dọa mức thuế này sẽ tăng hàng tháng cho đến khi Mexico kiểm soát được sự gia tăng của những người nhập cư không có giấy tờ từ bên kia biên giới.

Hiện mỗi ngày Mexico chuyển 600.000 đến 700.000 thùng dầu đến Mỹ, chủ yếu là sản phẩm từ các nhà máy lọc dầu chế biến dầu thô thành xăng, dầu diesel và các sản phẩm khác.

Mexico mua hơn 1 triệu thùng dầu thô và nhiên liệu của Hoa Kỳ mỗi ngày, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tồn kho dầu thô nước này giảm 0,3 triệu thùng trong tuần trước. Con số này thấp hơn so với dự báo của các chuyên gia phân tích là giảm 0,9 triệu thùng.

Trước thời điểm Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ công bố báo cáo, giá dầu thô diễn biến trái chiều với giá dầu Brent giảm 1% do thị trường lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gây áp lực lên nền kinh tế thế giới. Trong khi đó, giá dầu WTI đi ngang trong bối cảnh Viện dầu khí Mỹ đưa ra dự báo tồn kho dầu thô giảm mạnh.

Dữ liệu tuần trước cho thấy không chỉ hàng tồn kho mà các sản phẩm đều tăng. Tổng lượng xăng tồn kho tăng 3,7 triệu thùng so với dự báo giảm gần 816.000 thùng. Các kho dự trữ chưng cất gồm dầu diesel và nhiên liệu khác tăng 800.000 thùng so với kì vọng giảm 48.000 thùng.

Bên cạnh đó, những lo ngại về kinh tế do căng thẳng thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc gây tác động tới thị trường toàn cầu, với chỉ số MSCI All Country hướng đến mức giảm hàng tuần vượt quá 1%, tuần thứ ba trong sắc đỏ.

Sản lượng dầu thô của Mỹ tăng cũng ảnh hưởng đến giá dầu. Một sự bùng nổ đã giúp Hoa Kỳ trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, trước Ả Rập Saudi và Nga.

Viện Dầu khí Mỹ (API) đã báo cáo mức tăng lớn bất ngờ trong kho dự trữ dầu thô là 8,6 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 10/5, khác biệt đáng kể so với kỳ vọng rằng kho dự trữ giảm 2,125 triệu thùng.

Tuần trước, API đã báo cáo mức tăng tồn kho dầu thô là 2,81 triệu thùng. Một ngày sau, EIA đã đưa ra con số khác xa báo cáo của API, giảm 4 triệu thùng.

Mỹ và Trung Quốc cùng nhau chiếm 34% lượng tiêu thụ dầu toàn cầu trong quý đầu tiên của năm 2019, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết.

Trong một tin tức khác, các công ty năng lượng của Mỹ tuần trước đã giảm số lượng giàn khoan dầu hoạt động lần thứ 3 trong 4 tuần, giảm bớt các kế hoạch cho sản lượng trong tương lai do mối đe dọa mới đối với triển vọng nhu cầu toàn cầu. Tổng số lượng giàn khoan đã giảm xuống 805, mức thấp nhất trong 5 tháng qua.

Căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến thị trường quan ngại nhu cầu dầu thô trên thế giới có thể giảm. Hiện tại lượng dầu dầu thô tiêu thụ của Mỹ và Trung Quốc công lại chiếm tới 34% tổng lượng dầu thô toàn thế giới tiêu thụ.

Tuần này, báo cáo hàng tháng của OPEC và IEA có thể khiến thị trường tập trung trở lại vấn đề tại Iran. Quốc gia Trung Đông dự khiến sẽ giảm thêm khoảng 100.000 thùng dầu/ngày hoặc nhiều hơn từ việc Mỹ tiếp tục siết chặt xuất khẩu dầu mỏ, vốn đã giảm xuống còn khoảng 800.000 thùng/ngày kể từ đầu năm.

Giá dầu giảm sau khi ông Trump nói trước những người ủng hộ ở Florida qua đêm rằng Trung Quốc đã "phá vỡ thỏa thuận" mà ông đang đàm phán với Trung Quốc.

Nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu He, sẽ đến Washington vào cuối ngày và có khả năng sẽ cố gắng ngăn Washington tăng thuế lên 25% từ 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã cảnh báo rằng sẽ trả đũa nếu Nhà Trắng thông qua kế hoạch tăng thuế vào thứ Sáu.

Giữa lúc căng thẳng với Iran, ngày 19/5, các nước sản xuất dầu lửa lớn sẽ họp tại Ả Rập Saudi bàn việc có tăng sản lượng khai thác hay không do giá dầu vẫn cao.

Tháng 1 vừa qua, các nước đã bắt đầu giảm sản lượng trong thời gian 6 tháng để hỗ trợ giá dầu. Sự phối hợp hành động giữa các nước đã giúp giá dầu thô nhích lên trên thị trường toàn cầu.

Có thời điểm trong tháng 4, giá dầu tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng, khi Mỹ thông báo siết chặt trừng phạt Iran. Theo kế hoạch, Bộ trưởng các nước sản xuất dầu (trong đó có Ả Rập Saudi, Nga) sẽ thảo luận việc có nên duy trì cắt giảm sản lượng khai thác trong tháng 7 hay không.

Bên cạnh đó, Iran, chính thức ngừng bán dầu thô theo lệnh trừng phạt của Mỹ, trước đó đã cảnh báo các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác về hậu quả khi ủng hộ hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, Iran phủ nhận cáo buộc phá hoại các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi cùng với đồng minh nổi loạn Houthi đã gây ra ít nhất hai cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào các trạm bơm dầu của Arab Saudi.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Năm (6/6), giá dầu thô quay đầu tăng mạnh nhờ đà phục hồi của thị trường chứng khoán sau khi một báo cáo tiết lộ ông Trump có thể hoãn áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico.

Cụ thể, giá dầu Brent 1,7% lên 61,67 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu WTI tăng 1,8% lên 52,51 USD/thùng.

Hôm thứ Tư, giá dầu WTI và dầu Brent chạm mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1 ở mức lần lượt 50,6 USD/thùng và 59,45 USD/thùng sau khi dữ liệu cho thấy sản lượng dầu thô nước này đạt ngưỡng cao kỉ lục và đồng thời tồn kho dầu thô cũng chạm ngưỡng cao nhất kể từ tháng 7/2017.

Tồn kho xăng tăng 3,2 triệu thùng vào tuần trước. Tồn kho các chế phẩm từ dầu khác trong đó có diesel tăng 4,6 triệu thùng.

Trong khi đó, sản lượng dầu thô tăng lên ngưỡng kỉ lục 12,4 triệu thùng/ngày, theo số liệu chính thức từ Cơ quan Thông tin Năng lượng.

Dấu hiệu của kinh tế thế giới chững lại đang ngày một rõ rệt trong vài tháng trở lại đây, do căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và mới đây là căng thẳng giữa Mỹ và Mexico.

Ông Trump cho biết sẽ sẽ tiếp tục áp thuế Trung Quốc "Có thể là ngay sau khi cuộc họp G20 kể thúc vào cuối tháng 6.

Trong một báo cáo mới đây, ông Andrew Lipow, chủ tịch Hiệp hội dầu mỏ Mỹ cho biết "Đầu tuần qua, giá dầu thô giảm mạnh do thị trường quan ngại về việc Mỹ áp lệnh thuế đối với Mexico và giờ giờ như tình hình có đang đảo chiều".

Giá xăng Mỹ lúc 7h30 đi ngang ở mức 2 USD/gallon.

Giá xăng dầu trong nước

Giá xăng trong nước cập nhật lúc 15h ngày 1/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông tin về điều chỉnh giá bán xăng dầu.

Theo đó, Liên Bộ quyết định trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5RON92 với mức 100 đồng/lít; tiếp tục nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng RON95 và các loại dầu như hiện hành (300 đồng/lít).

Đồng thời, 2 bộ thống nhất tiếp tục chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 RON92 là 398 đồng/lít (kỳ trước chi 457 đồng/lít); Không chi Quỹ bình ổn đối với xăng RON95 và các loại dầu.

Sau khi thực hiện việc trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, mặt hàng xăng RON95-III giảm 380 đồng/lít với mức giá bán lẻ 21.219 đồng/lít; Xăng E5RON92 giảm 269 đồng/lít đưa giá bán mặt hàng này xuống còn 20.219 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm giá từ 182 đồng đến 220 đồng/lít tùy loại. Nhờ đó, dầu diesel 0.05S trên thị trường có giá bán lẻ 17.394 đồng/lít; dầu hỏa 16.225 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S 15.354 đồng/kg.

Bộ Công thương cho biết, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày gần đây là 73,290 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (giảm 2,295 USD/thùng); 75,158 USD/thùng xăng RON95 (giảm 2,234 USD/thùng). Các mặt hàng dầu cũng giảm trung bình từ 1,5 đến hơn 1,6 USD/thùng tùy loại).

Theo đó, ngày 1/6/2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức tăng giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau: 

Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 1 tháng 6 năm 2019 cho đến khi có thông cáo báo chí (TCBC) mới.  

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex ngày 1/6/2019:

Bạn đang đọc bài viết Giá xăng dầu hôm nay 7/6: Có dấu hiệu quay đầu tăng trở lại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

H.Hà

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ