Thứ sáu, 19/04/2024 15:58 (GMT+7)

Mỹ thành lập Cơ quan Tài chính phát triển Quốc tế (USIDFC)

Trần Hưng -  Thứ sáu, 19/10/2018 10:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổng thống Donald Trump đang xúc tiến kế hoạch mở rộng viện trợ nước ngoài quy mô lớn, cho phép rót vốn của Mỹ vào các dự án cơ sở hạ tầng tại khắp các Châu lục nhằm củng cố vai trò của Hoa Kỳ.

Khác với dự tính ban đầu, Tổng thống Donald Trump đang xúc tiến kế hoạch mở rộng viện trợ nước ngoài quy mô lớn, cho phép rót vốn của Mỹ vào các dự án cơ sở hạ tầng tại khắp các Châu lục nhằm củng cố vai trò của Hoa Kỳ.

Ngày 5 tháng 10 năm 2018, Tổng thống Donal Trum đã ký một dự luật tái ủy quyền cho Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) trong dự luật này có việc thành lập một cơ quan mới với tên gọi Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (USIDFC) nhằm mở rộng đáng kể viện trợ nước ngoài chủ yếu cho các dự án cơ sở hạ tầng ở Châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Dự luật cho phép cấp 60 tỷ USD tiền vay, bảo lãnh vay và bảo hiểm cho các công ty sẵn sàng đầu tư ở các nước đang phát triển. Đây là một động thái mới khác với những quyết định trước đó bởi trong lúc tranh cử ông đã chỉ trích việc sử dụng viện trợ nước ngoài của Mỹ . Khi trở thành Tổng thống, ông Trump đã đề xuất cắt giảm quỹ của Tổng Công ty Đầu tư tư nhân (OPIC) và thực hiện các bước để kiềm chế Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao phân phối 22,7 tỷ USD/năm tiền viện trợ trên toàn thế giới.

Dư luận chung của cả hai Đảng ủng hộ việc thành lập USIDFC. Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ nhấn mạnh sáng kiến mới của Mỹ thể hiện một sự thay đổi về chiến lược, và Ông Trump hiểu ra rằng chỉ riêng sức mạnh quân sự là chưa đủ để cạnh tranh với Trung Quốc và nhấn mạnh "Chúng tôi đang thấy những gì Trung Quốc đang làm trên khắp châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt là Venezuela, mọi người đang thức tỉnh và nhận ra rằng chúng tôi phải có sự tham gia với các quốc gia, chứ không chỉ làm vì lợi nhuận trong đầu tư, mà còn hướng họ sang cách tiếp cận mang tính thị trường”.

“Tôi đã thay đổi và tôi nghĩ ông ấy cũng đã thay đổi. Tất cả là vì Trung Quốc”, Hạ nghị sĩ
Cộng hòa Ted Yoho từ bang Florida cho biết. Ông Yoho từng tham gia thuyết phục các nghị sĩ Cộng hòa khác trong nhóm House Freedom Caucus - một nhóm có truyền thống phản đối các chương trình viện trợ nước ngoài.

Thượng nghị sĩ Chris Coons Đảng Dân chủ, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết, ông rất ngạc nhiên và vẫn chưa tin rằng chính quyền Trump sẽ thành công trong việc thành lập USIDFC, “Chúng tôi đã xúc tiến việc này từ năm 2015. Về cơ bản đây vẫn là đề xuất của chúng tôi từ thời chính quyền Obama. Chúng tôi chỉ điều chỉnh lại để tập trung vào Trung Quốc”, nghị sĩ Coons cho biết.

 Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump.( Ảnh AFP)


Theo New York Times, sự thay đổi thái độ của Tổng thống Trump về lập trường viện trợ
nước ngoài không có mục đích nào khác ngoài việc ngăn chặn tham vọng “thống trị” của Trung Quốc về chính trị, kinh tế, công nghệ, trong kế hoạch gây dựng ảnh hưởng toàn cầu bằng việc rót vốn vào các dự án lớn tại châu Á, Đông Âu và châu Phi với sáng kiến Vành đai và Con đường mà họ đang thực thi. New York Times cũng cho rằng, đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm ngăn chặn tầm ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Ông Trump đã áp thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc để trừng phạt các hành vi thương mại của Bắc Kinh mà ông cho là nguyên nhân khiến các công ty Mỹ gặp bất lợi.

USIDFC hoạt động như thế nào?
Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (US-IDFC) sẽ thay thế Tổng Công ty Đầu tư tư nhân ở nước ngoài (OPIC), thành lập năm 1971. OPIC từng mang lại hàng triệu USD mỗi năm cho Bộ Tài chính Mỹ. Đây là kết quả của chiến lược đầu tư cẩn trọng, bao gồm các khoản vay cho các tập đoàn Mỹ vào các dự án có mức độ rủi ro thấp.

USIDFC sẽ cung cấp các khoản vay, bảo lãnh vay vốn và bảo hiểm rủi ro chính trị cho các công ty tham gia đầu tư vào các nước đang phát triển. Cơ quan này sẽ do Ray Washburne thuộc đảng Cộng hòa, cựu chủ tịch OPIC lãnh đạo.

USIDFC hướng tới sự thành công bằng cách tạo ra một hệ thống mới cân nhắc và chú trọng đầu tư để đạt được hiệu quả kinh tế và chính trị tối đa, đảm bảo các dự án đó không bị thất bại do tham nhũng và quản lý kém, một vấn đề thường sảy ra, đã cản trở Đầu tư của nhiều quốc gia nhận nguồn vay từ Trung Quốc. USIDFC cũng chú trọng đến trách nhiệm trong quản lý, thực hiện minh bạch trong báo cáo, ngăn ngừa phân biệt đối sử giới tính và sử dụng lao động trẻ em.

Về cơ bản vẫn còn nhiều câu hỏi về cách thức hoạt động của USIDFC so với OPIC. Nhưng cũng là một kênh giúp giải quyết về nguồn vốn, công nghệ.. thêm sự lựa chọn đáng tin cậy cho đầu tư hạ tầng kinh tế của các nước đang phát triển, như ý kiến của ông Derek M.Scissors tại

Viện Doanh nghiệp Mỹ, học giả nghiên cứu về kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ nhận định: “USIDFC ra đời trong bối cảnh chúng tôi muốn đầu tư thêm vốn cho những công ty lớn đầu tư vào những nơi không mất vốn. Chúng tôi giải quyết vấn đề quan hệ cộng đồng nhưng không có nghĩa là cạnh tranh thực sự với Trung Quốc”.

PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đưa tin từ Mỹ.

Bạn đang đọc bài viết Mỹ thành lập Cơ quan Tài chính phát triển Quốc tế (USIDFC). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.