Thứ tư, 17/04/2024 05:05 (GMT+7)

Nguồn vốn là tác động lớn nhất đến 'sức khỏe doanh nghiệp'

MTĐT -  Thứ ba, 21/08/2018 16:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2016, có đến 53% hoạt động tại Việt Nam không có lợi nhuận.

Tiếp nối sự thành công của Diễn đàn chuyên đề Nông nghiệp, sáng 21/8, Diễn đàn chuyên đề Vốn – Tài chính bắt đầu diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện thứ hai trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Forum - ViEF) kéo dài đến tháng 12.

Diễn đàn thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia tài chính trong nước, quốc tế cũng như sự có mặt của gần 500 doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì và điều phối thảo luận diễn đàn. 

Diễn đàn có sự tham gia chủ trì và điều phối thảo luận của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải và Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng đại diện các Bộ, ban, ngành khác.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao việc tổ chức diễn đàn chuyên đề Vốn - Tài chính. Theo ông, Chính phủ đang quan tâm đến 3 vấn đề liên quan tới phát triển doanh nghiệp và củng cố môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ nhất, Chính phủ luôn coi ổn định kinh tế vĩ mô là yêu cầu hàng đầu, nhất là trong điều kiện kinh tế khu vực diễn ra căng thẳng, điển hình là chiến tranh thương mại. Bên cạnh đó, Nhà nước luôn tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, điển hình là việc đưa ra Nghị định sẽ cắt giảm trên 51% điều kiện kinh doanh. Cuối cùng là đẩy mạnh các cải cách về thủ tục hành chính, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, nhất là các vấn đề thể chế thị trường.

Một vấn đề băn khoăn được nhắc đến nữa là sức khỏe của chủ thể doanh nghiệp hiện nay. Theo số liệu thống kê, tính đến 31/12/2016, có đến 53% hoạt động tại Việt Nam không có lợi nhuận. Con số 47% doanh nghiệp có lợi nhuận và nộp thuế dù đã là bước tiến rất lớn nhưng Phó thủ tướng cho rằng, một nền kinh tế mà có đến 53% doanh nghiệp không thể nộp thuế cho thấy hoạt động kinh doanh lại thiếu khả quan.

"Phải chăng do tình trạng vốn mỏng, nhiều doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, do đó chi phí tài chính cao cộng thêm các chi phí khác khiến doanh nghiệp kinh doanh chưa tốt. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu nhà nước còn hạn chế", Phó thủ tướng nói.

Quang cảnh diễn đàn. 

Chia sẻ về kỳ hạn trái phiếu, Phó thủ tướng cho biết, trước đây chỉ kéo dài khoảng 3 năm, giờ chúng ta phát hành 10, 20 thậm chí 30 năm. Không dừng lại ở đó, Phó thủ tướng đặt câu hỏi, chúng ta phải làm gì để tái cơ cấu thị trường này, để tham gia nhiều hơn vào thị trường trái phiếu Chính phủ.

Nói về thị trường chứng khoán, vấn đề bất cập là phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Chúng ta phải phát triển nhanh điều này cũng như đưa ra các biện pháp để giải quyết những bất cập liên quan.

Phó thủ tướng mong các diễn giả tham mưu giúp Chính phủ hoàn thiện những thể chế phát triển thị trường này. "Chúng ta phải phát triển thị trường theo hướng hiện đại và quốc tế, đặc biệt là giải pháp cung cấp vốn, các giải pháp cần đẩy mạnh trong công tác cổ phần hoá, thoái vốn, tái cấu trúc thị trường, tăng cường năng lực hấp thu của hệ thống các chủ thể tham gia thị trường và củng cố tài chính ngân hàng, nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Một vấn đề nữa là thị trường vốn và tài chính trong điều kiện cách mạng 4.0 - vấn đề Chính phủ rất quan tâm. Sắp tới, Thủ tướng sẽ trực tiếp chủ trì một hội nghị toàn quốc để bàn về vấn đề này.

Bên cạnh đó là vấn đề thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường để đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch, nhất là đấu tranh chống gian lận, ngăn chặn tình trạng tín dụng đen và các giải pháp hành chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm sao để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng phát triển.

Chất lượng của các báo cáo kiểm toán, trách nghiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán, khắc phục việc đưa ra quá nhiều báo cáo tài chính là vấn đề được quan tâm hiện nay để đảm bảo trách nghiệm của đạo đức và trách nghiệm pháp lý.

Các chủ thể tài chính cũng quan tâm nhiều đến vấn đề xây dựng vốn cho nền kinh tế. Thông qua diễn đàn, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ mong muốn được lắng nghe ý kiến của các chuyên gia về các vấn đề của thị trường trường tài chính, xây dựng nền kinh tế như thế nào, cải cách kinh tế ra sao.

Cẩm Anh

Bạn đang đọc bài viết Nguồn vốn là tác động lớn nhất đến 'sức khỏe doanh nghiệp'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hoàn thiện khuôn khổ nghề nghiệp cho hoạt động kiểm toán
30 năm xây dựng và phát triển của một tổ chức chưa phải là chặng đường dài, nhất là với một tổ chức chưa từng có tiền lệ, song được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã phát triển và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.