Thứ năm, 25/04/2024 22:17 (GMT+7)

Tăng thuế BVMT với xăng dầu lên kịch khung kể từ tháng 10

MTĐT -  Thứ tư, 04/07/2018 17:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, thuế xăng dầu mới có thể áp dụng từ tháng 10, chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch trước đó.

Theo Vnexpress thông tin, Văn phòng Chính phủ vừa phân công Bộ Tài chính chuẩn bị tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết biểu thuế bảo vệ môi trường cho phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (diễn ra từ ngày 11 - 13/7).

Một nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, vài ngày trước, Bộ Tài chính đã có đề nghị về Nghị quyết Biểu thuế bảo vệ môi trường và được Thủ tướng đồng ý với nội dung giữ nguyên mức tăng kịch khung như trên. Nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, nguồn tin này cho biết, thuế xăng dầu mới có thể áp dụng từ tháng 10, chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch trước đó.

Lý do lùi thời điểm thực hiện là tại kỳ họp lần này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới thông qua và ra nghị quyết. Ngoài ra, với áp lực lạm phát hiện nay, cơ quan soạn thảo cũng tính toán việc điều chỉnh cần tránh thời điểm tháng 9 - giai đoạn nhóm dịch vụ giáo dục khi vào năm học mới, có thể tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).

Lùi thời gian tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sang tháng 10. Ảnh minh họa: Internet.

Một trong những lý do đề xuất tăng kịch khung với thuế bảo vệ môi trường, theo Bộ Tài chính, là "thuế nhập khẩu giảm mạnh", đồng thời giúp tăng thu gần 15.700 tỷ đồng mỗi năm.

Trước đó, hồi đầu năm, trong một dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất kể từ 1/7/2018, thuế bảo vệ môi trường với mỗi lít xăng sẽ tăng 1.000 đồng lên 4.000 đồng. Còn dầu diesel, tăng thêm 500 đồng thuế. Còn lại, dầu madút, dầu nhờn và mỡ nhờn cũng bị đề nghị tăng 1.000 đồng mỗi lít so với hiện nay.

Khi đưa ra phương án tăng thuế BVMT kịch khung trình Quốc hội, Bộ Tài chính đã đưa ra mức dự kiến, số thu từ dòng thuế này sẽ vào khoảng trên 55.000 tỉ đồng/năm, tăng khoảng 14.300 tỉ đồng mỗi năm.

Ngoài việc dẫn ra số tiền ngân sách sẽ thu về được từ tăng thuế BVMT, để bảo lưu quan điểm của mình, trong tờ trình, Bộ Tài chính cũng cho biết, trong 77 ý kiến tham gia góp ý, có đến 47 ý kiến nhất trí hoàn toàn. Từ đây, cơ quan này cho rằng, toàn dân đã đồng thuận cho việc tăng thuế BVMT xăng dầu.

Bộ Tài chính cũng cho rằng, việc tăng thuế BVMT qua xăng, dầu nhằm khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm hàng hóa gây tác hại đến môi trường và khuyến khích việc sử dụng hàng hóa thân thiện với môi trường. Cũng theo Bộ Tài chính việc tăng thuế còn phù hợp với bối cảnh phát triển KTXH.

Tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên kịch khung sẽ gánh nặng cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, theo Thanh Niên, chuyên gia tài chính Ngô Trí Long - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài chính - băn khoăn, không rõ Bộ đã hỏi những ai, và các vị nhất trí đó có thật sự là đại diện cho dân không. Bởi đa số người dân, chuyên gia đều phản đối việc tăng này vì nó đi ngược lại hiệu quả BVMT. Bởi nếu đánh thuế môi trường với mục đích giảm tiêu dùng, hạn chế sử dụng sản phẩm đó thì phải đánh vào than, vì than ô nhiễm hơn xăng dầu rất nhiều. Các chuyên gia giả thuyết, có thể việc thu thuế BVMT từ xăng dầu dễ hơn thu từ than nên Bộ Tài chính chọn cách làm dễ hơn chăng.

Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú bày tỏ với báo Lao động rằng, nếu tăng thuế BVMT với xăng dầu sẽ kéo theo giá cước vận tải hàng hoá tăng, buộc các mặt hàng thiết yếu phải tăng giá. Trong khi, đây là mặt hàng thiết yếu, ai cũng phải dùng, tác động đến mọi ngành sản xuất. Và cuối cùng gánh nặng đổ lên vai người tiêu dùng.

Do đó, cần phải tìm nguồn thu khác, giảm chi phí cho DN, không nên tăng thuế với mặt hàng thiết yếu. Bà Hoàng Hải trú tại 18 Hàng Kênh, Hải Phòng cho biết, vấn đề bảo vệ môi trường là quan trọng nếu nhà nước đánh thuế BVMT xăng dầu cao thì giảm các chi phí khác để cân bằng.

Nếu không mọi gánh nặng sẽ đổ lên vai người dân, trong khi đó đời sống của người dân lao động vẫn khó khăn do đó không thể để mớ rau cũng phải cõng chi phí về xăng dầu được.

Theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam Nguyễn Văn Thanh, việc tăng thuế BVMT đã gây khó khăn cho ngành kinh doanh vận tải. Việc tăng này đã buộc các DN phải điều chỉnh giá cước và phải xin phép Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở GTVT và niêm yết thông báo với hành khách rồi mới in lại vé... dù việc tăng giá cước trong bối cảnh hiện nay là không dễ và cần phải có độ trễ.

Ông Thanh cũng cho rằng, nếu giá nhiên liệu thế giới tăng cùng thời điểm tăng thuế BVMT xăng, dầu thì rất khó khăn cho DN kinh doanh vận tải.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tăng thuế BVMT với xăng dầu lên kịch khung kể từ tháng 10. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.