Thứ ba, 19/03/2024 12:17 (GMT+7)

Tin tức dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 14/8/2020

MTĐT -  Thứ sáu, 14/08/2020 09:54 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất hôm nay 14/8/2020, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất dịch Covid-19 ngày 14/8 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Cập nhật dịch Covid-19 mới nhất tại Việt Nam

Bản tin 6h ngày 14/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 6 ca mắc mới COVID-19, trong đó 3 ca ghi nhận tại Quảng Nam, 3 ca tại Hải Dương. 

- CA BỆNH 906 (BN906): Nữ, 72 tuổi, địa chỉ thường trú tại Thanh Hà, Hải Dương.

- CA BỆNH 907 (BN907): Nam, 17 tuổi, địa chỉ thường trú tại Thanh Hà, Hải Dương.

- CA BỆNH 908 (BN908): Nữ, 59 tuổi, địa chỉ thường trú Quỳnh Phụ - Thái Bình. Cả 3 bệnh nhân (BN906, BN907, BN908) làm việc cùng địa chỉ tại thành phố Hải Dương, có tiếp xúc với BN867.

- CA BỆNH 909 (BN909): Nữ, 38 tuổi, Duy Xuyên - Quảng Nam, con của BN 722

- CA BỆNH 910 (BN910): Nam, 6 tuổi, Duy Xuyên - Quảng Nam, cháu của BN 722

- CA BỆNH 911 (BN911): Nam, 79 tuổi, Duy Xuyên - Quảng Nam, chồng của BN 722

Tổng số ca mắc: 911 ca

- Tính đến 6h ngày 14/8: Việt Nam, có tổng cộng 911 ca mắc COVID-19, trong đó 327 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

- Số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: ghi nhận 444 ca.

- Tính từ 18h ngày 13/8 đến 6h ngày 14/8: ghi nhận 6 ca mắc mới.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 172.093, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 5.222

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 25.799

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 141.072

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19: có thêm 4 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh:

+ BN425 tại Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang (TP Đà Nẵng)

+ 3 bệnh nhân tại Trung tâm Y tế Huyện Hoa Lư: BN394, BN396, BN414

Như vậy đến thời điểm này có 425 bệnh nhân/911 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta được công bố khỏi bệnh. Chiếm tổng số 46,7%.

Tính đến sáng ngày 14/8, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 31 ca; Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 61 ca. Hiện còn 373 bệnh nhân dương tính với virus gây COVID-19

- Số ca tử vong: 21 ca. Đa phần các trường hợp tử vong ở nước ta đến nay đều là người cao tuổi, trên nền bệnh lý nặng như suy thận mạn giai đoạn cuối, ung thư máu giai đoạn cuối không đáp ứng hoá chất, hội chứng mạch vành, suy hô hấp cấp, thoái hoá đa khớp, tăng huyết áp, suy thượng thận mạn, đái tháo đường tuyp 2, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy kiệt, suy đa tạng...

Cập nhật dịch Covid-19 mới nhất trên thế giới

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h30 ngày 14/8 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 21.068.957 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 752.721 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 13.897.042 người.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã cán mốc 5 triệu ca nhiễm COVID-19, cụ thể là 5.412.018 (chiếm 25,70% số ca nhiễm toàn cầu), sau khi ghi nhận thêm 51.716 ca trong 24 giờ qua. Đồng thời, số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng thêm 1.144 ca, nâng tổng số lên 170.275. Tổng số người phục hồi là 2.832.875 (tỉ lệ phục hồi đạt 52,3%).

Các điểm nóng về COVID-19 ở Mỹ báo cáo số ca nhiễm mới tăng mạnh trở lại, với 6.236 ca ở Florida, 7.004 ca ở Texas và 7.490 ca ở California. Một số bang khác cũng đang nổi lên như Georgia ghi nhận thêm 2.515 ca, Illinois 1.834 ca.

Brazil là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi COVID-19 ở khu vực Mỹ Latinh và là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ. Giới chức ghi nhận thêm số ca nhiễm mới và ca tử vong do COVID-19 là 54.402 và 1.200 ca, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lần lượt là 3.224.876 và 105.463. Trong đó tổng số ca phục hồi là 2.356.640 (tỉ lệ phục hồi đạt 73,0%).

Theo thống kê, số ca nhiễm mới và tử vong tăng vọt trở lại sau vài ngày giảm, về tổng quan các con số vẫn đang có xu hướng tăng.

Ấn Độ hiện đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc COVID-19 với 2.459.613 ca nhiễm và 48.144 ca tử vong, tăng lần lượt 64.142 và 1.006 so với ngày hôm trước. Tỉ lệ phục hồi đạt 71,1% với tổng 1.750.636 người đã khỏi bệnh.

Theo thống kê, số ca nhiễm mới hàng ngày của Ấn Độ đang tăng nhanh. Về số ca tử vong, Ấn Độ đã vượt Anh, trở thành vùng dịch có số ca tử vong đứng thứ 4 thế giới chỉ xếp sau Mỹ, Brazil, và Mexico.

Nga, vùng dịch lớn thứ 4 trên thế giới, ghi nhận thêm 5.057 ca mắc và 124 ca tử vong do COVID-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 907.758 trường hợp, trong đó 15.384 trường hợp tử vong, và 716.396 người hồi phục (đạt 78,9%). Số ca nhiễm mới trong ngày của Nga đang chững lại ở mức 5.000 ca.
Đây là ngày thứ 48 liên tiếp nước này có số ca nhiễm mới trong một ngày của Nga dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4.

Chính phủ Nga thông báo họ đã kiểm soát được đại dịch, nhưng vẫn sẵn sàng phương án đối phó đợt bùng phát thứ hai có thể diễn ra vào mùa thu.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty R-Pharm (Nga) Alexei Repik hôm 12/8 tiết lộ vắc xin COVID-19 Nga định cung cấp cho các nước sẽ ở mức giá ít nhất là 10 USD/2 liều (hơn 230.000 đồng), theo hãng tin TASS dẫn lại thông tin từ Kênh Rossiya-24 TV.

Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko cùng ngày cho hay lô vắc xin COVID-19 đầu tiên sẽ sẵn sàng trong hai tuần nữa và cho rằng hoài nghi về vắc xin này là "vô căn cứ".

Nam Phi là nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 5 thế giới. Cụ thể, tổng số ca nhiễm bệnh tại nước này là 572.865 ca, trong đó, tổng số ca tử vong là 11.270, số ca bình phục là 437.617 (76,4%)

Theo thống kê, số ca nhiễm mới hàng ngày tại nước này đang có xu hướng giảm, số ca tử vong cũng có giảm nhẹ vài ngày qua.

Peru đã vượt Mexico trở thành nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 6 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 498.555 ca, trong đó có 21.713 ca tử vong, và 341.938 người hồi phục (68,6%).

Số ca nhiễm mới ngày của nước này đang tăng vọt trở lại, số ca tử vong càng ngày càng tăng.

Mexico là nước có ca nhiễm COVID-19 cao thứ 7 thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 498.380 ca, trong đó có 54.666 ca tử vong - cao thứ 3 thế giới, và 336.635 người hồi phục (67,4%).

Theo thống kê, số ca nhiễm mới hàng ngày của nước này đang giảm nhẹ trong vài ngày qua, tuy nhiên vẫn ở mức cao.

Trung Quốc thông báo trong 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 19 ca nhiễm mới và không có thêm ca tử vong nào do COVID-19. Hiện Trung Quốc có tổng cộng 84.756 ca nhiễm, trong đó có 4.634 ca tử vong và 79.398 (93,7%) bệnh nhân được chữa khỏi.

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 8 ca nhiễm nội địa (đều ở khu tự trị Tân Cương) và 11 ca ngoại nhập.

Phần lớn ca nội địa được phát hiện ở khu tự trị Tân Cương, nơi một ổ dịch bùng phát ở thủ phủ Urumqi giữa tháng 7, và tỉnh Liêu Ninh do một ổ dịch xuất hiện hôm 24/7 ở thành phố Đại Liên.

Theo Reuters, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Thâm Quyến đã xét nghiệm mẫu bề mặt lấy từ cánh gà đông lạnh nhập từ Brazil và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

New Zealand trong 24 giờ qua ghi nhận thêm 10 ca mắc COVID-19 và không có thêm ca tử vong nào. Hiện nước này có 1.589 tổng số ca nhiễm COVID-19, trong đó có 22 trường hợp tử vong và 1.531 ca đã phục hồi.

Theo Guardian, Thủ tướng Jacinda Ardern nhận định cụm dịch mới ở Auckland, hiện với 17 ca nhiễm, có thể "sẽ tồi tệ hơn trước khi tốt hơn".

Bà Ardern cũng nói thêm rằng tình hình hiện nay là nghiêm trọng nhưng "được giải quyết một cách khẩn trương, bình tĩnh và có phương pháp".

WHO: thực phẩm an toàn, cảnh báo châu Âu

Liên quan đến lo ngại về thực phẩm nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, WHO kêu gọi mọi người không nên lo sợ.

"Mọi người đã quá đủ lo sợ về đại dịch COVID-19. Không nên lo sợ thực phẩm hay việc đóng gói, xử lý, giao nhận thực phẩm. Không có bằng chứng nào cho thấy thực phẩm hay chuỗi thực phẩm góp phần trong sự lây nhiễm của virus. Thực phẩm của chúng ta, trong khía cạnh COVID, là an toàn", chuyên gia hàng đầu của WHO Michael Ryan khẳng định.

Người bán thực phẩm đeo khẩu trang tại Manila, Philipppines - Ảnh: REUTERS

Tuyên bố nhằm trấn an các lo ngại sau việc các nhà chức trách ở thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc tìm thấy virus corona trên bề mặt cánh gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil.

Trong khi đó, chuyên gia dịch tễ của WHO Richard Peabody ngày 13-8 khẳng định mức độ nguy hiểm của virus corona chủng mới vẫn không thay đổi.

"Thông điệp quan trọng là nếu ngừng nỗ lực chống virus, thì nó sẽ quay trở lại", hãng tin AFP dẫn lời ông Peabody nói, nhắc nhở các chính phủ châu Âu nhớ đến bài học kinh nghiệm trong những tháng đầu tiên của đại dịch.

Theo WHO, gần 3,7 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận ở châu Âu kể từ khi bắt đầu đại dịch, và 218.383 trường hợp tử vong. Dù số ca tử vong tại khu vực không tăng nhanh so với số ca mắc, nguyên nhân được cho là dịch đang lây lan trong các nhóm dân số trẻ vốn không có tỉ lệ tử vong thấp hơn.

Ông Peabody tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc "nhanh chóng xác định các trường hợp mới, các cụm dịch mới" để ngăn chặn dịch bùng phát mạnh hơn.

Anh thêm Pháp, Hà Lan vào danh sách cách ly

Anh cho biết sẽ tái áp đặt yêu cầu cách ly đối với những du khách từ Pháp và Hà Lan sau khi các nước này ghi nhận số ca nhiễm mới bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gia tăng mạnh trở lại.

"Số liệu cho thấy chúng ta cần loại Pháp, Hà Lan, Monaco, Malta, Turks & Caicos & Aruba khỏi Hành lang Đi lại thời COVID-19 để giữ tình trạng lây nhiễm mới giảm xuống", Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps thông báo. Biện pháp sẽ áp dụng từ 4 giờ 15-8 (giờ London).

Nhân viên y tế đến nhà xét nghiệm cho người dân tại Mexico - Ảnh: REUTERS

Hồi cuối tháng 7-2020, Anh cũng đã tái áp đặt lệnh cách ly đối với du khách trở về từ Tây Ban Nha và ngay tuần trước là đối với du khách từ các nước Andorra, Bỉ và Bahamas. Quyết định mới này của xứ sở sương mù dự kiến sẽ lại gây ra một "cuộc di cư ồ ạt" trong số ước tính 500.000 người Anh đang đi nghỉ tại Pháp.

Với hơn 41.000 ca tử vong do COVID-19, Anh là nước bị dịch bệnh gây tổn thất lớn nhất về người tại châu Âu và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bị chỉ trích về cách thức ứng phó với khủng hoảng.

Pháp ngày 13-8 ghi nhận 2.669 ca bệnh mới, một kỷ lục kể tử sau khi gỡ bỏ phong tỏa và là ngày tăng thứ hai liên tiếp.

Trong khi đó, Ý cũng buộc xét nghiệm đối với tất cả những người đến từ Croatia, Hy Lạp, Malta và Tây Ban Nha. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác để bảo vệ những gì đã đạt được bằng sự hy sinh của tất cả mọi người trong vài tháng qua", Bộ trưởng Y tế Ý Roberto Speranza nói.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 14/8/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới