Thứ sáu, 29/03/2024 17:28 (GMT+7)

Vì sao ô tô lắp ráp lại đắt hơn xe nhập khẩu?

MTĐT -  Thứ sáu, 31/07/2020 17:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kỳ vọng của khách hàng luôn là "xe lắp ráp phải rẻ". Nhưng Fortuner, CR-V hay Xpander lắp ráp trong nước không như kỳ vọng của người tiêu dùng, giá không thấp, thậm chí cao hơn so với bản nhập khẩu.

Việc Chính phủ đưa ra hàng loạt chính sách ưu đãi cho xe ô tô lắp ráp trong nước khiến nhiều mẫu xe nhập khẩu chuyển hướng sang lắp ráp tại Việt Nam. Điều này khiến người tiêu dùng kỳ vọng với việc mua xe giá rẻ.

Tuy nhiên, mức giá mà nhà sản xuất đưa ra lại khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

Mới đây, Honda Việt Nam đã cho ra mắt Honda CR-V 2020 bản lắp ráp sau nhiều năm nhập khẩu. Ở phiên bản Honda CR-V 2020 mới còn được lắp ráp trong nước có cả 3 phiên bản E,G và L thay vì nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan như trước đây.

Đáng chú ý, giá xe Honda CR-V 2020 đề xuất chính hãng từ 998 triệu đồng cho phiên bản E, 1,048 tỷ đồng cho CR-V bản G và cao nhất là 1,118 tỷ đồng cho CR-V bản L. Mức giá này được cho là cao hơn từ 15 - 25 triệu đồng so với Honda CR-V 2019 nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.

Honda CR-V 2020 bản lắp ráp.

Không chỉ Honda CR-V, trước đó, Mitsubishi Xpander cũng chuyển đổi từ nhập khẩu sang lắp ráp tại Việt Nam. Ngày 20/7 vừa qua, Mitsubishi Motors Việt Nam đã xuất xưởng những chiếc Xpander 2020 phiên bản AT đầu tiên lắp ráp trong nước tại nhà máy tại Bình Dương.

Cũng như Honda CR-V, Mitsubishi Xpander 2020 phiên bản AT lắp ráp trong nước lại có giá bán không được giảm như kỳ vọng của đại đa số người tiêu dùng. Theo đó, giá xe vẫn không đổi so với bản nhập khẩu ở mức 630 triệu đồng. Phiên bản số sàn MT vẫn duy trì hình thức nhập từ Indonesia.

Mitsubishi Xpander AT lắp ráp trong nước được trang bị động cơ DOHC MIVEC 1.5L sản sinh công suất cực đại 104 mã lực, sử dụng hộp số tự động 4 cấp. Về ngoại thất và tính năng không khác gì so với xe nhập khẩu.

Cuối 2019, Toyota Fortuner chuyển về lắp ráp tại Việt Nam để chủ động hơn về nguồn cung, sau hơn hai năm nhập khẩu Indonesia. Giá bán các mẫu xe Fortuner lắp ráp trong nước lúc bấy giờ tăng nhẹ so với xe nhập khẩu trước đó, từ 1,033 – 1,354 tỷ đồng...

Kỳ vọng của khách hàng luôn là "xe lắp ráp phải rẻ". Nhưng Fortuner, CR-V hay Xpander lắp ráp trong nước không như kỳ vọng của người tiêu dùng, giá không thấp, thậm chí cao hơn so với bản nhập khẩu.

Lý giải về điều này, chia sẻ với Vnexpress, trưởng phòng truyền thông, bán hàng của một hãng xe Nhật cho rằng: "Chi phí nhập một bộ linh kiện hoàn chỉnh dùng để lắp ráp ôtô từ nhà cung ứng ở nước ngoài khi về Việt Nam còn cao hơn so với nhập một mẫu xe CBU hoàn thiện. Đó là nguyên nhân cơ bản".

"Giá không thấp hơn so với nhập khẩu nhưng hãng chọn lắp ráp những dòng xe chiến lược như một cách để chủ động hơn về nguồn cung".

Theo vị này, thuế nhập khẩu linh kiện ôtô vào Việt Nam hiện nay trung bình khoảng 7-9%. Khi sản xuất tại Việt Nam, giá xe ban đầu khó giảm so với việc nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia chỉ với thuế 0% theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực từ 2018.

Một khía cạnh khác chi phối giá xe xuất xưởng là mức nội địa hóa linh kiện. Tỷ lệ nội địa hóa xe con sản xuất tại Việt Nam hiện chỉ đạt 7-10%, thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và dưới con số trung bình của ASEAN (55-60%). Theo báo cáo của Bộ Công thương, ngành xe nói chung hiện chỉ tự làm được các thành phần như săm, lốp, ghế ngồi, bộ dây điện... có hàm lượng công nghệ thấp.

Thực tế tại Việt Nam, quá trình làm xe chủ yếu là lắp ráp các linh kiện nhập khẩu có sẵn. Do đó, kể cả khi nhập linh kiện về với giá ngang với nước sản xuất, các chi phí vận chuyển, lưu kho,... cũng làm giá thành xe bị đội lên.

Một sản phẩm để tiến tới hạ giá thành cần đạt hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, tức phải sản xuất nhiều, muốn vậy phải tiêu thụ số lượng lớn. Dây chuyền sản xuất nhiều triệu USD cũng cần vài năm để khấu hao vào sản lượng.

"Chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam hiện nhỉnh hơn khoảng 15-20% so với ở nước ngoài", trưởng ban kế hoạch chiến lược một hãng xe Nhật cho biết.

"Giả sử cùng mức đầu tư cho một sản phẩm nhưng lượng sản xuất ở Thái Lan cao gấp 2-3 lần Việt Nam thì mức khấu hao sản phẩm/xe ở nước láng giềng thấp hơn, tiền đề để giá thành xe giảm".

Dung lượng thị trường càng lớn, cơ hội tăng sản lượng xuất xưởng một mẫu xe cũng lớn hơn. Xét về khoản này, Việt Nam chưa bằng nhiều nước trong khu vực

Việc xe lắp ráp rẻ hơn xe nhập khẩu chỉ đúng ở phân khúc xe sang bởi hầu hết các mẫu này đều nhập khẩu từ ngoài ASEAN. Các ô tô từ châu Âu, Mỹ, Nhật... chịu thuế khoảng 70%, không được ưu đãi 0% như xe nhập khẩu ASEAN.

 Nhật Hạ(t/h)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao ô tô lắp ráp lại đắt hơn xe nhập khẩu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ