Thứ năm, 25/04/2024 08:51 (GMT+7)

“Xuống tiền” vào chứng khoán, vàng hay BĐS… ở thời điểm hiện tại?

Châu Bình – Chu Trung -  Thứ hai, 28/09/2020 09:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dịch bệnh đã gây ra nhiều ảnh hưởng đối với nền kinh tế, từ đó dẫn đến tâm lý cẩn trọng trong giới đầu tư.

Nhiều người chọn cách “án binh bất động” nhưng có không ít nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm các kênh khác để “xuống tiền”.

Các chuyên gia đánh giá như thế nào?

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, nhà đầu tư chọn lựa  các kênh đầu tư truyền thống như: Ngân hàng, bất động sản, vàng như trước đây hoặc chọn đầu tư vào các quỹ đầu tư như hiện nay. Tuy nhiên, trong bất cứ quyết định đầu tư nào mục tiêu đầu tiên vẫn là phải bảo toàn vốn. Tiếp đó là tính thanh khoản, mua đi bán lại được. Cuối cùng là đầu tư vào cái gì để nó tăng lợi nhuận.

Nhiều nhà đầu tư vẫn đang cân nhắc trong việc đầu tư vào vàng, chứng khoán và bất động sản

Với tình hình của dịch bệnh, nhà đầu tư không nên quá lạc quan, vì vậy mục tiêu bảo toàn vốn và thanh khoản là ưu tiên đầu tiên. Với những đánh giá nói trên, ông Hiếu cho rằng tiền gửi ngân hàng và vàng là hai kênh đầu tư ít rủi ro.

Theo ông Hiếu, vàng là kênh rất rủi ro những mang lại lợi nhuận đến 35% trong đầu năm nay, đồng thời có tính thanh khoản cao dù giá lên xuống, về lâu về dài có thể sẽ lên. Lượng tiền lớn đẩy lạm phát về, đẩy giá sản phẩm lên trong đó có giá vàng. Vàng luôn là tài sản an toàn cho các nhà đầu tư. Tất cả các kênh đầu tư như lãi suất ngân hàng sẽ giảm, tuy nhiên vàng vẫn là kênh hấp dẫn...

"Tôi không có trả lời chính xác nhưng đây là kênh đầu tư thanh khoản tốt, bảo toàn được về vốn về lâu dài. Theo tôi, kênh gửi tiền ngân hàng và đầu tư vào vàng là hai kênh truyền thống đáng đầu tư…”, ông Hiếu chia sẻ.

Còn ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam nhận định, đầu tư vào bất động sản hoặc chứng khoán điều phải nhìn từ hai phía. Về thị trường chứng khoán, tính tiêu cực tác động của Covid-19 sẽ làm lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết sẽ giảm, nhưng có thể tăng lên vào năm sau.

Thị trường bất động sản được dự báo sẽ phục hồi vào cuối năm 2020 đến cuối năm 2021

“Mấu chốt là niềm tin của nhà đầu tư đặt vào có căn cứ vào lợi nhuận kỳ vọng của các doanh nghiệp mà quyết định mua hay không. Thứ hai, phải xem xu hướng của các quỹ đầu tư nước ngoài, họ lạc quan hay bi quan. Nếu mình mua vào mà họ bán ra thì giá chứng khoán khó tăng. Thứ ba, các nhà đầu tư trong nước hiện nay số lượng sẽ ngày một tăng lên để mua bất động sản hay chứng khoán sẽ là tầng lớp trung lưu ở Việt Nam, hiện nay số lượng ngày một tăng lên. Cho đến thời điểm hiện nay họ chưa bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh…”, ông Thành cho biết.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land cho hay, hiện nay nguồn lực đầu tư tư nhân vẫn tăng trong năm nay. Nhà đầu tư có niềm tin rằng dịch bệnh sẽ qua và thị trường sẽ hồi phục. Còn đầu tư vào đâu sẽ tùy thuộc vào nguồn lực và ngân sách của nhà đầu tư.

Đối với chứng khoán và vàng là những kênh quen thuộc với nhà đầu tư sành sỏi và am hiểu. Đối với đầu tư bất động sản cũng tương tự như vậy và là kênh đầu tư được nhiều người quan tâm nhưng đòi hỏi nguồn lực rất lớn.

“Tôi quan sát 8 tháng qua, các bất động sản đầu tư thuần túy có thể bị ảnh hưởng nhưng nhiều nhà đầu tư hiện nay vẫn có niềm tin vào các sản phẩm giá trị thật, các sản phẩm phục vụ an cư cho người dân vẫn có mức độ giao dịch ổn định…”, Tổng giám đốc Đại Phúc Land đánh giá.

Thị trường địa ốc sẽ phục hồi vào cuối năm 2020

Theo báo cáo của CBRE, hầu hết các mảng thị trường bất động sản sẽ bắt đầu phục hồi từ cuối năm 2020 đến cuối năm 2021. Nhưng với tác động của dịch bệnh, thị trường bất động sản thương mại sẽ phục hồi chậm hơn.

Theo như Chỉ số đo lường mức độ phục hồi của các nước do CBRE đánh giá dựa trên hoạt động kinh tế, vận tải, hoạt động mua sắm, giải trí, du lịch, làm việc: New Zealand, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đang dẫn đầu.

Dự kiến thị trường công nghiệp, kho vận sẽ phục hồi nhanh chóng khỏi sự suy thoái kinh tế do dịch bệnh gây ra. Yếu tố kích cầu sẽ đến từ sự phát triển của mảng thương mại điện tử. Các mảng thị trường bất động sản khác sẽ cần nhiều thời gian hơn để thích nghi với xu hướng phát triển mới.

Trong đó, các mặt bằng và tòa nhà văn phòng sẽ cơ cấu lại để tăng tính linh hoạt trong việc đáp ứng các nhu cầu thuê đa dạng từ khách thuê. Các khách sạn đang chờ sự quay lại của nhóm khách du lịch theo đoàn, mảng bán lẻ sẽ phải thích nghi với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử…

Theo CBRE, các công ty công nghệ vẫn sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thị trường văn phòng. Số lượng yêu cầu thuê tăng lên từ ngành dược phẩm, cùng với sự hồi phục của thị trường Trung Quốc góp phần tạo nên một viễn cảnh khả quan trong thời gian tới.

Đối với mảng công nghiệp và kho vận, nhu cầu thuê vẫn sôi động do các công ty thương mại điện tử phát triển với tốc độ phi mã. Mảng bán lẻ và khách sạn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn tuy vẫn có nhiều tiềm năng phục hồi.

Bà Đặng Phương Hằng, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam cho biết, trong khủng hoảng kinh tế lần này, lãi suất sẽ được giữ ở mức thấp nhất nhằm giúp kích cầu cho thị trường bất động sản thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh chênh lệch giữa tỷ suất đầu tư vào bất động sản và trái phiếu Chính phủ ngày càng lớn.

"Các nhà đầu tư vẫn rất quan tâm vào bất động sản thương mại mặc cho lệnh hạn chế di chuyển và họ cũng đang tiếp cận các cơ hội đầu tư khác như các khoản nợ, tài sản có doanh thu ổn định và đất phát triển công nghiệp & kho vận…", bà Hằng cho nhận định.

Bạn đang đọc bài viết “Xuống tiền” vào chứng khoán, vàng hay BĐS… ở thời điểm hiện tại?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành