Thứ tư, 24/04/2024 09:35 (GMT+7)

Tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ hai, 01/02/2021 14:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cơ cấu lại các ngành kinh tế đã đi vào thực chất, tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng dần.

Kết quả nổi bật

Năm 2020, dù ảnh hưởng dịch Covid-19, GDP vẫn tăng 2,91%. Quy mô GDP của Việt Nam hiện lên tới gần 270 tỷ USD. Theo đánh giá của các chuyên gia, mô hình tăng trưởng của nước ta đã chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu và chất lượng tăng trưởng được nâng cao nhờ giảm dần sự phụ thuộc vào tài nguyên - khoáng sản, lao động giá rẻ; đồng thời việc ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo được đẩy mạnh...

Các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế cũng được cơ cấu lại hiệu quả. Điển hình như số lượng doanh nghiệp nhà nước được thu gọn, tập trung vào những lĩnh vực then chốt; hoạt động tự chủ kinh doanh, cạnh tranh được công khai, minh bạch hơn. Đầu tư công được chú trọng, từng bước hoàn thiện quy định, đi đôi với nâng cao kỷ luật, kỷ cương. Trong năm 2020, đầu tư công trở thành “đòn bẩy” góp phần phục hồi nền kinh tế sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Cơ cấu lại các ngành kinh tế đã đi vào thực chất, tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng dần. Đáng chú ý, theo chuyên gia kinh tế Lê Huy Khôi, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương (Bộ Công Thương), Việt Nam không chỉ liên tục đạt thặng dư trong giao thương quốc tế, mà tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu qua chế biến, chế tạo tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020; tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao cũng tăng từ 63,9% lên 77,7%. 

Bên cạnh đó, đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng ngày càng tăng. Một số ngành có lợi thế, tiềm năng đang phát huy cơ hội để phát triển như logistics, viễn thông, du lịch, tài chính - ngân hàng... Cơ cấu đầu tư cũng chuyển dịch tích cực, tỷ trọng đầu tư của Nhà nước giảm và của khu vực ngoài Nhà nước tăng, phù hợp với định hướng tái cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần sở hữu Nhà nước. Kinh tế tư nhân đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế (đóng góp 42% GDP). Giai đoạn 2016-2019, bình quân mỗi năm có 126.500 doanh nghiệp ra đời. Một số tập đoàn kinh tế tư nhân có thương hiệu và năng lực cạnh tranh ở khu vực và quốc tế…

Theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, những thống kê trên cho thấy sức vươn mạnh mẽ của đất nước nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, khả năng tận dụng cơ hội, trào lưu phát triển chung cùng sự sáng tạo trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những kết quả trong phát triển kinh tế luôn kết hợp hài hòa với tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sáng tạo, phát huy nội lực, từng bước hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng của đất nước. Còn Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ có tác dụng sâu sắc về tâm lý, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhanh, bền vững hơn trong quá trình tham gia kiến tạo đất nước.

Sẵn sàng cùng bước vào chặng đường mới

Bắt nguồn từ sự đúng đắn trong điều hành, với những quyết sách phù hợp và kịp thời, Việt Nam đã duy trì tốt tốc độ tăng trưởng thông qua phục hồi kinh tế đều qua từng quý. Chủ trương kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp từng bước mang lại kết quả đích thực và dư luận quốc tế đã phấn khích khi tiếp nhận thông tin Việt Nam trở thành nước hiếm hoi có thể duy trì mức tăng trưởng dương trong khi hầu hết phần còn lại của thế giới rơi vào cảnh suy giảm.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam lại có cơ hội tái khẳng định vị thế là điểm đến an toàn cho  đầu tư an toàn và thuận lợi nhờ môi trường kinh doanh được cải thiện liên tục theo hướng hội nhập và minh bạch; đơn giản hóa và thân thiện với doanh nghiệp. Đó là yếu tố cần và đủ, là bệ đỡ vững chắc để lan tỏa, phát huy những tiềm năng tổng hợp và cũng là cách triển khai thực hiện yêu cầu kêu gọi đầu tư phục vụ tăng trưởng.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh: Sau 35 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, điều hành quyết liệt của Chính phủ, quá trình phát triển công nghiệp của Việt Nam đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Cụ thể, năng lực cạnh tranh toàn cầu của ngành công nghiệp đã tăng 16 bậc trong vòng 10 năm, từ vị trí thứ 58 vào năm 2009 lên vị trí thứ 42 vào năm 2019 (theo xếp hạng của UNIDO) trở thành quốc gia có mức tăng hạng nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN, đã tiệm cận vị trí thứ 5 trong khu vực (chỉ thua Philippines 0,0015 điểm) và tiến gần hơn với nhóm 4 nước có năng lực cạnh tranh mạnh nhất trong khối ASEAN.

Trong giai đoạn chiến lược 10 năm qua 2011 - 2020, công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% vào GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam từ vị trí thứ 50 (năm 2010) lên vị trí thứ 22 (năm 2019) trong các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Để có thể tận dụng được thời cơ này, giúp Việt Nam có thể nâng cao được vai trò, vị thế trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu và phát triển bền vững, cần bám sát quan điểm xuyên suốt mà Đảng ta đã xác định, đó là: "Ngoại lực là quan trọng, nhưng nội lực đóng vai trò quyết định". Theo đó, tập trung vào thúc đẩy tái cơ cấu, nâng cao năng lực nội tại của các ngành công nghiệp; phát triển đội ngũ doanh nghiệp trong nước, củng cố các doanh nghiệp lớn, nòng cốt trong các lĩnh vực sản xuất nền tảng và lĩnh vực mũi nhọn, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực áp dụng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ cao. Hình thành các trung tâm logistics lớn ở các vùng trong cả nước, các mô hình trung tâm phân phối lớn nhằm tăng cường công tác quản lý chuỗi cung ứng sản xuất với quy mô lớn. Tập trung thực hiện đồng bộ và triển khai hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, các cam kết trong WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đặc biệt là năng lực thực thi và hiện thực hóa các FTA đã ký kết để mở rộng thị trường xuất khẩu, kiểm soát có hiệu quả nhập khẩu.

Tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu nhưng đồng thời nâng cao tính độc lập, tự chủ trong phát triển kinh tế của nước ta thời gian tới vừa là yêu cầu, đòi hỏi nhưng cũng vừa là phương châm, cách thức để Việt Nam có thể vượt qua khó khăn, thách thức và tận dụng được những cơ hội để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn phát triển sắp tới.

Đặc biệt cần tận dụng tối đa lợi thế của nước đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, khai thác triệt để thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, lợi thế thương mại để phát triển nhanh, chuyên sâu một số ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, có lợi thế cạnh tranh. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là trung tâm; phát triển công nghiệp chế tạo thông minh là bước đột phá; chú trọng phát triển công nghiệp xanh. Trong đó, khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy hình thành các tập đoàn kinh tế lớn, đa sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số.

Chương trình Chuyển đổi số quôc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn 10 năm sẽ thay đổi toàn diện đất nước, đặt ra các mục tiêu: Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 30% tổng sản phẩm nội địa (GDP); năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh, không ai bị bỏ lại phía sau.

Để đạt được mục tiêu đó, cần có quyết tâm và đột phá với cách làm mới, phù hợp với bối cảnh và thực tiễn; phát huy nội lực là cách làm của Việt Nam. Trong thời đại số, khi không gian mạng đã trở thành không gian chiến lược thứ năm, chuyển đổi số đặt ra yêu cầu cấp bách về việc tự chủ trên không gian mạng, quá trình chuyển đổi số của Việt Nam: làm chủ hạ tầng số, làm chủ các nền tảng số, từ đó làm chủ không gian mạng quốc gia dựa trên các sản phẩm “Make in Viet Nam”.

Đáng lưu ý, định hướng của ngành Thông tin và Truyền thông trong giai đoạn tới là chuyển đổi từ gia công lắp ráp thành phát triển sản phẩm. Chương trình “Make in Viet Nam”, với trọng tâm là nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, internet vạn vật (IoT), điện thoại thông minh, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Các doanh nghiệp Việt Nam thay vì gia công, lắp ráp thì tập trung làm sản phẩm. Nếu có lộ trình và hướng đi dúng đắn, công nghệ “Make in Viet Nam” sẽ vươn tầm thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào tăng trường quốc gia.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt: Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo.

Quán triệt các nội dung khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được nêu trong dự thảo báo cáo Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10  năm 2021 - 2030, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, thời gian tới, ngành khoa học và công nghệ sẽ tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo như là cầu nối để khoa học - công nghệ phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh;

Tiếp đó là tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến việc xây dựng thể chế vượt trội và chấp nhận rủi ro trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cần có nỗ lực toàn diện và đồng bộ để tháo gỡ các rào cản trong hệ thống luật pháp và chính sách để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các rào cản, vướng mắc từ các cơ chế, chính sách kinh tế, đầu tư, thương mại. Tiếp đó là tăng cường nguồn lực xã hội đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhất là từ doanh nghiệp.

Trong quá trình trên, đặc biệt chú trọng phát triển khoa học xã hội và nhân văn; gắn kết chặt chẽ, đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước; Tiếp tục đầu tư để phát triển, hiện đại hoá hạ tầng và tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;

Ngoài ra, sẽ thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng lực đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; tập trung phát triển công nghệ cao, công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng lần thứ tư có khả năng ứng dụng cao…

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2020 là năm khu vực nông nghiệp đối mặt với nhiều thách thức chưa từng thấy. Cùng với đại dịch Covid-19, thiên tai khốc liệt dị thường (nửa đầu năm hạn khắc nghiệt ở cả 3 vùng Bắc, Trung, Nam; hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; tháng 10 - tháng 11 bão chồng bão, lũ chồng lũ ở các tỉnh miền Trung vượt xa các mốc lịch sử quan trắc trước đó). Cùng với đó, dịch bệnh nguy hiểm cấp độ khu vực và toàn cầu nguy cơ bùng nổ, đe dọa nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Có thể nói năm 2020 là một năm hết sức khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự cố gắng cao độ để vươn lên hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của ngành Nông nghiệp và PTNT.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, toàn ngành đã nỗ lực vượt khó, sáng tạo, khát vọng vươn lên, bám sát thực tiễn, quyết liệt hành động với các giải pháp cơ cấu lại ngành, đổi mới mô hình tăng trưởng, khơi thông nguồn lực đầu tư của toàn xã hội. Trong khó khăn, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế, phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, tham gia sâu vào hội nhập kinh tế toàn cầu, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống.

Kết quả đạt được các chỉ tiêu tổng hợp năm 2020: Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD. Trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 42%. Thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người.

Năm 2020, thành lập mới 1.055 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp.

Mục tiêu năm 2021 ngành NN&PTNT đưa ra là tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,7-3%. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD.

“Với những bài học kinh nghiệm rút ra từ những thành tựu to lớn đã đạt được nhiệm kỳ qua và năm 2020, bước vào năm 2021 khởi đầu giai đoạn mới, chúng ta tin tưởng với sự chung sức đồng lòng của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của bà con nông dân cả nước, ngành nông nghiệp sẽ quyết tâm đạt được các chỉ tiêu đề ra”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất là giải pháp then chốt nhằm nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập phát triển hiện nay.

- Tái cơ cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

- Hạn chế và loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong phát triển ngành nông nghiệp xanh và xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ

Nền nông nghiệp hữu cơ  lấy các “sản phẩm phụ” của nông nghiệp và chất thải của các sinh vật làm phân bón, thực hiện một nền sản xuất nông nghiệp vừa có thể bảo vệ độ phì của đất, vừa có thể bảo vệ sản lượng nông sản. Nền nông nghiệp hữu cơ dùng phân hữu cơ và các rơm rác, phân xanh, phân của gia súc, gia cầm để sản xuất. Không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà dựa vào những sinh vật trong hệ thống sinh thái tự nhiên để khống chế các loài sâu bệnh.

- Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp sinh thái là loại hình nông nghiệp mới tuân theo nguyên lý sinh thái học và kinh tế học. Nó vận dụng phương pháp hệ thống hiện đại, lợi dụng mối quan hệ tương sinh, tương tác giữa các loài, xây dựng nên một hệ thống sinh thái nông nghiệp có thể tự duy trì, đầu vào ít, sản lượng cao.

- Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão lụt, an toàn hồ đập.

+ Các giải pháp chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai và an toàn đập thông qua việc hiện đại hóa quản lý công trình và áp dụng công nghệ dự báo, cảnh báo giảm thiểu rủi ro, thiên tai.

Tham luận tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng (ngày 27/1) của nhiều đại biểu cho rằng, để thực hiện được mục tiêu mà dự thảo văn kiện đề ra cần phải đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số.

Theo Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong, thành phố luôn xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tri thức trong định hướng, chiến lược phát triển. TP Hồ Chí Minh đã hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức, bao gồm đội ngũ trí thức đông đảo, đô thị thông minh, khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các tập đoàn lớn về công nghệ, các trung tâm nghiên cứu phát triển, hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng 5G. Đặc biệt, TP đang nghiên cứu lập, xây dựng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông gắn với việc thành lập thành phố Thủ Đức. Khu vực này kỳ vọng góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, dự kiến TP Thủ Đức sẽ đóng góp 30-35% GRDP của TP.HCM, chiếm khoảng 7% GDP cả nước.

Trước Đại hội, ông Phong đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó phát triển mạnh nguồn lao động chất lượng cao, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, ông Phong cho rằng sẽ xuất hiện các ngành, lĩnh vực mới liên quan đến chuyển đổi số, đó vừa là cơ hội, vừa là áp lực để nước ta phát triển mạnh mẽ kinh tế số trong thời gian tới.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng cho biết, Hà Nội sẽ phát triển triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; tăng cường phân cấp, ủy quyền; cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số.

Theo TS. Lê Đăng Doanh: Cần chuyển mạnh sang kinh tế số. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng Việt Nam vừa bước qua một thập kỷ thành công, đã hội nhập kinh tế sâu, đa dạng hóa - đa phương hóa, tránh được việc phụ thuộc quá nhiều vào một nền kinh tế lớn khác. Việt Nam cũng có thêm nhiều đối tác, có đối trọng và giữ được độc lập tự chủ.

Trong bối cảnh đó, để tiếp tục giữ vững và phát triển được các thành công này. Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển mạnh sang kinh tế số. Một chính phủ điện tử với tất cả giao tiếp với người dân đều thông qua mạng sẽ giúp giải quyết các vấn đề tổn đọng hiện nay, thì mới có thể vươn lên trong các năm kế tiếp.

Việt Nam - nền kinh tế năng động nhất Châu Á

Việt Nam có khả năng trở thành nền kinh có thành tích hàng đầu châu Á trong năm 2020 - kỳ tích đạt được vào thời điểm nhiều nền kinh tế trên toàn cầu bị đè nặng bởi đại dịch Covid-19.

Đó là nhận định của kênh CNBC chuyên về tài chính và kinh doanh của Mỹ. Theo CNBC, không phải nền kinh tế châu Á nào cũng báo cáo số liệu kinh tế quý IV và cả năm.

Đó là nhận định của kênh CNBC chuyên về tài chính kinh doanh của Mỹ. Theo CNBC, không phải nền kinh tế châu Á nào được báo cáo số liệu kinh tế quý IV và cả năm. Nhưng các ước tính do CNBC tổng hợp từ các nguồn chính thức và các tổ chức như quỹ tiền tệ Quốc tế (IMS) cho thấy Việt Nam vượt trội hơn tất cả các nước cùng khu vực trong năm ngoái.

Nền kinh tế Việt Nam năm ngoái tăng trưởng 2,9% theo uowsctinhs của chính phủ, con số đó tốt hơn mức tăng trưởng dự báo 2,3% của Trung Quốc trong cùng kỳ. Các nhà kinh tế của ngân hàng Mỹ Bank of America nhận định trong một báo cáo tháng 1/2021, “Với kết quả này,  Việt Nam đã đạt được một trong những mứ tăng trưởng cao nhất trong một năm mà phần còn lại của thế giới đang chìm trong suy thoái sâu sắc” (Một số nhà kinh tế trong những năm qua đã đặt câu hỏi về tính xác thuwcjcuar dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế tỏ ra lạc quan rằng tăng trưởng kinh tế của đất nước này sẽ tăng tốc trong năm nay” CNBC nhận định.

Theo kênh truyền hình Mỹ, dù là láng củaTrung Quốc, nơi COVID - 19 được phát hiện lần đầu tiên, Việt Nam chỉ ghi nhận hơn 1.500 ca nhiễm và 35 ca tử vong tính đến 26/1, theo số liệu do Đại học Johns Hopkins (Mỹ) tổng hợp, việc xử lý của Việt Nam được quốc tế ca ngợi như một hình mẫu để các quốc gia đang phát triển noi theo và giúp nền kinh tế tiếp tục phát triển trong suốt năm 2020. Các nhà kinh tế của Bank of America nhận định, đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ đó có thể sẽ tiếp tục trong năm 2021, ngân hàng này dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 9,3% cao hơn nhiều so với mức 6,7%  mà ngân hàng thế gới ước tính. Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam được ghi nhậnđóng góp lớn vào sự thành công của nền kinh tế trong năm ngoái, khi sản lượng tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu ổn định. Đó là xu hướng sẽ tồn tại trong những năm tới, các nhà kinh tế nhận định.

Việt Nam đã ký một số hiệp định thương mại, như với Anh và liên minh châu Au, có thể thúc đẩy hơn nữa dòng chảy thương mại. Ông Gareth leather, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại công ty tư vấn cappital Economics có trụ sở tại Anh, nói rằng một mới đe dọa tiềm tàng đối với sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và triển vọng kinh tế tổng thể là các lệnh phạt của Mỹ.

Chính quyền của thổng thống Donald Trum trong tháng 12/2020 coi Việt Nam là nước “thao túng tiền tệ”. Nhưng các nhà phân tích từ ngân hàng ANZ của Úc họ không mong đợi bất kỳ hành động tức thời nào từ Mỹ, một phần vì chính quyền của Tổng thông Joe Binden “có thể không có quan điểm cúng rắn về vấn đề này như dưới thời Tổng thống Trump”.

Những cụm từ như “câu chuyện thành công”, ngôi sao đang lên”, điều thần kỳ mới ở châu Á”, “phi thường” hay “nền kinh tế sáng giá nhất châu Á”, “phi thường” hay “nền kinh tế sáng giá nhất châu Á”… đã và đang được các tổ chức truyền thông quốc tế sử dụng rộng rãi khi đánh giá về những thành tựu phát triển của Việt Nam thời gian qua. Nhiều ý kiến cho rằng, “ý Đảng, lòng dân” là tiền đề quan trọng, tạo ra sức mạnh, niềm tin để Việt Nam tiếp tục phát triển năng động.

Đề cập tới việc Việt Nam thực hiện thành công "mục tiêu kép" vừa kiểm soát dịch Covid-19 vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bà C.Wiesen nhấn mạnh đây là một thành tích đáng kinh ngạc. Yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Việt Nam là sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là khả năng tiên đoán và cách ứng phó nhanh nhạy. Một nhân tố nữa cần đề cập là sự bao trùm, huy động hỗ trợ của toàn dân và kêu gọi phát huy đổi mới sáng tạo. Theo bà C.Wiesen, kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam do UNDP thực hiện cho thấy người dân hài lòng ở mức rất cao đối với những gì Chính phủ thực hiện trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Điều này đã tạo nên niềm tin cho người dân và họ sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ, một yếu tố then chốt để tạo nên thành công.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Sơn, “Khát vọng chặng đường mới”, HNM Xuân Tân Sửu
2. Anh Vũ, “Tự chủ kinh tế vươn tầm thế mới”, HNM 09/1/2021
3. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghiệp cao”, báo điện tử Môi trường - Đô thị, 8/2020
4. Quỳnh Chi, “Ý Đảng, lòng dân” là sức mạnh để Việt Nam tiếp tục phát triển”, HNM 30/1/2021

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới