Thứ năm, 28/03/2024 23:01 (GMT+7)

Tạo động lực cho Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ hai, 08/03/2021 15:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ứng dụng công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu trong phát triển nông nghiệp của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

I. Hiện trạng nông nghiệp Việt Nam [1]

Nền nông nghiệp nước ta vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu với năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp; sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu dựa vào hơn 10 triệu hộ tiểu nông đảm nhận trên 8 triệu ha đất nông nghiệp nhưng lại bị chia nhỏ thành gần 80 triệu mảnh ruộng nhỏ, nghĩa là bình quân mỗi hộ canh tác từ 5-10 mảnh rải rác trên các vùng đất, hạng đất khác nhau, thậm chí cá biệt có hộ có tới 30 mảnh.

Năng suất, chất lượng nhiều loại sản phẩm còn thấp. Riêng lúa, mặc dù năng suất trong những  năm qua tăng khá nhanh, bình quân hàng năm tăng khoảng 2%, nhưng mới chỉ bằng 65% năng suất lúa của Trung Quốc. Năng suất, chất lượng nhiều mặt hàng như chè, mía, rau, quả, sản phẩm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… đều thấp ơn nhiều so với các nước là đối thủ cạnh tranh chính.

Giá thành một số loại sản phẩm sản xuất trong nước còn cao hơn cả giá bán trên thị trường quốc tế, như đường mía cao gấp hơn 2 lần, thịt lợn cao hơn 40%...

Công nghiệp chế biến kém phát triển, chúng ta mới chỉ có 60% sản lượng chè, 30% sản lượng mía, 5% sản lượng rau quả, 1% sản lượng thịt hơi, xấp xỉ 30% sản phẩm thủy sản… được chế biến công nghiệp.

Cho đến nay, thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ trong khu vực nông thôn mới chỉ chiếm khoảng 25% GDP ở nông thôn, thấp xa so với nhiều nước trong khu vực (ở Trung Quốc, thu nhập phi nông nghiệp chiếm 35% thu nhập của hộ nông thôn; Hàn Quốc năm 1995 đã đạt 50%...)

Khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu với người nghèo ở nông thôn ngày càng rộng; một bộ phận khá lớn cộng đồng dân cư ở nông thôn, nhất là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng bãi ngang ven biển đang sống trong tình trạng nghèo đói.

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường cũng gây những thiệt hại không nhỏ về mặt kinh tế trong hoạt đông sản xuất  nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản. Ô nhiễm môi trường nước là nguyên nhân chủ yếu gây ra thiệt hại đối với ngành thủy sản; ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, đất gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp và cây trồng. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống người nông dân mà còn gây ra những tổn thất nghiêm trọng tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất tạo nạc, kích thích trong nông nghiệp rất phổ biến dẫn đến tình trạng ngộ độc do thực phẩm bẩn nặng nề. Hạn hán kéo dài, nhiều địa phương bị khô hạn, không có nước canh tác nhất là Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ.

Những vấn đề trên chính là lực cản, thách thức trong quá trình phát triển nền nông nghiệp với đòi hỏi năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng là thách thức với quá trình xây dựng và phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đảm bảo phát triển bền vững.

II. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao [1]

Để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, nhiều giải pháp đang được TP Hồ Chí Minh triển khai thực hiện. Trong đó, nền tảng là ứng dụng công nghệ cao, giúp nông dân tiếp cận, đưa khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên đơn vị canh tác.

Hiện nay, TP Hồ Chí Minh đã bắt đầu ứng dụng công nghệ sinh học và sản xuất các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, ứng dụng này bước đầu giúp giảm chi phí sản xuất và góp phần bảo vệ môi trường. Thành phố cũng đã thành công trong ứng dụng công nghệ cắt phôi và cải tiến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm đối với bò Australia. Kết quả đã tạo ra lứa bê đầu tiên có khả năng sinh sản và tốc độ sinh trưởng không thua kém ở nước bản địa…

Tuy vậy những ứng dụng trên còn manh mún và việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất vẫn chưa thực sự được đầu tư bài bản. Đây được xem là thách thức lớn khi nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp không chỉ là đưa máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại vào sản xuất mà còn là công nghệ trong quản lý và vận hành nền sản xuất nông nghiệp.

Hiện TP Hồ Chí Minh đang xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với mục tiêu chính là hướng đến sản phẩm chất lượng, năng suất và giá trị gia tăng cao với sự tham gia của các chủ thể là nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp (thu mua, phân phối) và các đơn vị hỗ trợ công nghệ. Để tạo cơ chế vận hành mô hình này, các chuyên gia cho rằng cần tháo gỡ những rào cản trong việc xây dựng các chương trình, đề án, dự án trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Trong đó cần quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao và vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sao cho có sự gắn kết chặt chẽ. Theo đó khu nông nghiệp công nghệ cao giữ vai trò nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, còn vùng nông nghiệp, công nghệ cao sẽ ứng dụng công nghệ đó và sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách hỗ trợ về vốn, cũng như mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao đối với từng nhóm sản phẩm cụ thể; xây dựng các chuỗi liên kết dọc và liên kết ngang, nhằm tăng hiệu quả vận hành, quản lý chuỗi cũng như kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ứng dụng công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu trong phát triển nông nghiệp của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Ban chỉ đạo Chương trình 02/Ctr-TU của Thành ủy Hà Nội đang tập trung chỉ đạo quyết liệt để sớm có vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Tuy vậy, khó khăn lớn nhất hiện nay là ruộng đất manh mún, nhiều ô thửa nên khó thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển nông nghiệp CNC. [3]

Sau thành công của chương trình dồn điền đổi thửa, đổi thửa gắn với xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương ở ngoại thành Hà Nội đã đẩy mạnh quy hoạch, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng CNC vào sản xuất. Đơn cử như huyện Đan Phượng đã hình thành một số dự án, mô hình ứng dụng CNC trong nông nghiệp, chứng minh hiệu quả rõ rệt so với canh tác truyền thống. Trong đó, khu trồng hoa lan ứng dụng CNC tại xã Phương Đình là một ví dụ. Chủ nhân của khu này đã thực hiện toàn bộ các thao tác từ ươm giống, nuôi cấy, chăm sóc, thu hoạch hoa bằng dây chuyền đồng bộ. Với sự hỗ trợ của công nghệ, người trồng hoa có thể quyết định được màu sắc, chủng loại, kích thước hoa.[2]

Ứng dụng CNC vào sản xuất đem lại hiêu quả cao là điều không cần bàn thêm, nhưng để phát triển các mô hình này vẫn còn không ít trở ngại, khó khăn nhất là đất đai. “Để tích tụ ruộng đất có 2 nguồn: Đối với quỹ 2 (do xã quản lý) diện tích nhỏ lẻ, manh mún; khi chia ruộng cho nhân dân, những chỗ đất đẹp đã chia hết, chỗ xấu mới để lại làm quỹ 2; thời gian cho thuê đất quỹ 2 cũng chỉ trong 5 năm nên doanh nghiệp không mặn mà đầu tư lớn. Nguồn thứ 2 là quỹ đất 1 (đã chia cho các hộ), áp theo giá đền bù giải phóng mặt bằng của Hà Nội cao hơn nhiều so với các nông dân góp ruộng vào cùng sản xuất cũng không dễ bởi người dân “chín người mười ý”, “khó thống nhất”.

Dồn điền, đổi thửa là hướng đi tất yếu nhằm tạo những “cánh đồng mẫu lớn”, nâng cao giá trị canh tác… Thực tế, sau dồn điền đổi thửa, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội đã “bứt phá”, đạt nhiều kết quả khả quan. Dù vậy, để hiệu quả như kỳ vọng, vẫn còn nhiều việc phải làm về định hướng sản xuất vùng, miền; xây dựng chuỗi sản xuất - tiêu thụ…

III. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiến trình phục hồi kinh tế - xã hội [3]

Ngày 2-3, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 2/2021.

Tại phiên họp, Chính phủ thảo luận một số nội dung như: Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và tình hình triển khai kế hoạch năm 2021; kết quả thực hiện điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước…

Các chỉ tiêu vĩ mô đều tốt hơn.

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại phiên họp cho thấy, năm 2020 đã thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu chủ yếu được Quốc hội giao, kết quả đạt và vượt 10/12 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó có thêm 2 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu là: Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7% (số đã báo là khoảng 1%); tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,88% (số đã báo cáo là 4,39%) và có 4 chỉ tiêu thực hiện tốt hơn so với số ước tính đã báo cáo Quốc hội. Tăng trưởng kinh tế đạt kết quả tốt hơn, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 2,91%, quy mô kinh tế đạt 271,2 tỷ USD, bình quân đầu người đạt 2.779USD.

Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2021 vẫn có bước chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên, CPI tháng 2-2021 tăng 1,5% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 95,8 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước, ước tính xuất siêu 1,3 tỷ USD.

Về tình hình kinh tế - xã hội 2 tháng đầu năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, chúng ta tiếp tục điều hành chủ động, quyết liệt, sáng tạo, kịp thời và đạt kết quả tích cực. Về kết quả kinh tế -xã hội năm 2020, Thủ tước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Các chỉ tiêu vĩ mô đều tốt hơn con số đã báo cáo trước Quốc hội, đặc biệt nợ công, thu chi ngân sách, dự trữ và các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt chúng ta đã thắng lợi về thực hiện mục tiêu kép.”

Nhắc lại đánh giá của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về năm 2020, năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt, Thủ tướng cho rằng, thành quả quan trọng này là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân cả nước, trong đó có sự đóng góp rất lớn của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Sớm đề xuất gói hỗ trợ đợt 2 [3]

Nhấn mạnh cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, thực hiện “mục tiêu kép”, bảo đảm thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm và năm 2021 tốt nhất theo các chỉ tiêu đề ra, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ không có tư tưởng cầm chừn, ỷ lại, chờ đợi trong lúc giao thời, mà phải tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ. Mỗi thành viên Chính phủ dù sẽ ở cương vị mới hay nghỉ chế độ công tác vẫn phải phát huy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dấn, làm việc đến giờ phút cuối cùng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ khóa này sẽ tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thực hiện chuyển giao nhiệm vụ cho Chính phủ khóa mới theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và quy định pháp luật.

Đối với một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, trước hết là tập trung quán triệt, nghiên cứu, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Cùng với đó là tiếp tục quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19 trên tinh thần “vaccine + 5K”, nếu có ổ dịch xuất hiện thì truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh. Ngành y tế nhanh chóng tiêm vaccine cho các đối tượng ưu tiên.

Chia sẻ với khó khăn của đề án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Nhà nước cần ban hành quy định đối với việc thực hiện hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp, trong đó nêu rõ chế tài đối với các bên tham gia nhằm hạn chế những rủi ro và đảm bảo sự bền vững trong liên kết của chuỗi giá trị nông sản; Đặc biệt là cần ban hành quy định về bảo hiểm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm hạn chế những tổn thất, rủi ro. Có chính sách khuyến khích phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp; tháo gỡ đến cùng việc thế chấp tài sản của các dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để tạo điều kiện cho nông dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi…

Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đầu tư từ ngân sách nhà nước về cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ, các yếu tố đầu vào, trợ giá, có chính sách ưu tiên xây dựng các điểm phân phối hàng nông sản; có chính sách khuyến khích việc ứng dụng công nghệ cao và có cơ chế tách bạch rõ ràng giữa tín dụng chính sách với tín dụng thương mại. Khi thực hiện nhiệm vụ chính sách, các tổ chức tín dụng cũng phải được hưởng ưu đãi như các đơn vị thụ hưởng.

Tạo động lực cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao [2]

Từ tháng 11/2016, khi Thủ tướng phát động đẩy mạnh chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đến ngày 31/10/2020 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã chi hơn 26.000 tỷ đồng cho vay chương trình này, dư nợ đạt trên 5.000 tỷ đồng với gần 4.000 khách hàng, trong đó có gần 100 khách hàng doanh nghiệp và 3.900 khách hàng là cá nhân.

Theo báo cáo của NHNN về cho vay NNCNC, đến nay NHNN đã ban hành, triển khai nhiều chính sách để hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực này. Trong đó có chính sách cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa từ 100 triệu đồng đến 3 tỷ đồng, từ 70% đến 80% giá trị dự án, doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh đối với hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

Đặc biệt, NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành khoảng 100.000 tỷ đồng để cho vay lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay thông thường từ 1 - 1,5%/năm đối với các tổ chức, cá nhân đáp ứng tiêu chí NNCNC, nông nghiệp sạch. Hiện nay, lãi suất cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tối đa chỉ có 4,5%/năm - thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực khác và là mức thấp nhất từ trước tới nay.

 Trong số các ngân hàng hỗ trợ NNCNC nổi lên có Agribank. Thời gian qua Agribank điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm cho khách hàng tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch. Khách hàng vay vống theo chương trình phát triển NNCNC, nông nghiệp sạch của Agribank, giảm 50% theo mức phí quy định hiện hành của Agribank đối với chuyển tiền ngoài hệ thống Agribank. Ngoài ra, Agribank đã cải tiến quy trình, rút gọn thời gian thẩm định dự án phương án vay vốn và nâng định mức cho vay cho khách hàng. Phối hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho khách hàng như về hạn mức vốn vay, tài sản thế chấp…

Đáng chú ý, từ tháng 11/2016, khi Thủ tướng phát động đẩy mạnh chương trình cho vay NNCNC, Agribank đã dành 50.000 tỷ đồng cho chương trình này. Tính đến ngày 31/10/2020, danh số cho vay từ khi bắt đầu triển khai chương trình của Agribank đã đạt trên 5.000 tỷ đồng với gần 4.000 khách hàng trong đó có gần 100 khách hàng doanh nghiệp và 3.900 khách hàng là cá nhân.

Tuy vậy, Phó Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, cho vay NNCNC vẫn còn gặp phải không ít khó khăn do còn nhiều bất cập về chính sách. Việc cấp giáy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng làm thủ tục thế chấp vay ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

Nâng cao chất lượng của việc thực thi chính sách [4]

Năm 2021 là năm tiền đề cho việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2021 - 2030 với mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 7%/năm. Để đạt được mục tiêu này thì những cải cách thể chế kinh tế đóng một vai trò tối quan trọng trong năm bản lề 2021. Phải tạo được những đột phá trong cải cách thể chế để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn nữa. Đó là ý kiến của một số chuyên gia, nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra tại diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam thường niên 2021 với chủ đề “Định hình chiến lược đầu tư & kinh doanh trong bối cảnh mới”. Tại đây, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng đã  chỉ ra những cơ họi và thách thức mà doanh nghiệp sẽ phải thích ứng, phải xoay chuyển nhằm đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới…

Không để nội lực của doanh nghiệp bị kẹt trong cơ chế [4]

Cải cách thể chế không chỉ là kỳ vọng của doanh nghiệp trong thời gian qua mà trong mọi thời kỳ. Làm sao để những chính sách của Chính phủ được đưa vào thực tế một cách nhanh, phù hợp và hiệu quả. Chính sách thường đi sau hơi thở của thị trường, của doanh nghiệp. Do đi sau một bước nên rất dễ nhận thấy hiệu quả của hệ chính sách này được thực thi như thế nào. Tôi đã nghe nhiều lãnh đạo doanh nghiệp phát biểu và phần lớn họ đều cho rằng có vẻ như chúng tôi chưa cần thêm gói cứu trợ thứ hai trước khi chúng tôi cần được tháo gỡ về cơ chế. Bởi vì nội lực của các doanh nghiệp nhiều khi bị kẹt ở những đoạn triển khai về cơ chế.

Chúng ta đã chứng kiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp đã dừng toàn phần và từng phần, dừng tạm thời trong thời gian qua. Trong đó một phần là do Covid, và phần quan trọng  là do nội lực của doanh nghiệp, sưc khỏe của doanh nghiệp đã vượt qua ngưỡng chống đỡ rồi. Ngưỡng chống đỡ ấy được đo bằng nhiều thước đo khác nhau nhưng quan trọng nhaatst là hệ quản trị Công ty. Những doanh nghiệp có khả năng  thích ứng cao, có những sản phẩm dịch vụ phù hợp thời Covid, có những chuyển đổi với thời kinh tế số đã vượt qua được khó khăn vừa qua.

Covid chỉ thúc đẩy kinh tế số nhanh hơn thôi còn nội lực Công ty mới là quan trọng, phải đi từ nhiều hướng để vượt qua. Cải cách thể chế trong giai đoạn tới phải làm sao để các luật này là bệ đỡ, nó như là thuận lợi kép để hỗ trợ cho doanh nghiệp vững hơn… Chúng ta gọi Covid là khủng hoảng phi truyền thống. Trong quản trị doanh nghiệp nhiều năm qua, doanh nghiệp đã đưa ra quản trị rủi ro để khi rủi ro xảy ra thì chi phí có thể chịu được và thấp hơn lợi ích doanh nghiệp có thể nhận lại. Ngoài ra, quản trị khủng hoảng là thứ bắt buộc doanh nghiệp và nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa vào quản trị rủi ro bên cạnh quản trị minh bạch, quản trị hoạt động. Trong đó, tinh thần lãnh đạo phải mạnh, phải rõ ràng. Trong thời khủng hoảng kẻ tồn tại không phải kẻ mạnh nất mà là kẻ thông minh nhất. Năm 2021, bên cạnh ứng phó phục hồi thì mình cần thích ứng để phát triển.

(Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam)

Doanh nghiệp quan tâm đến nguồn gốc dòng tiền

Ông Andy Ho, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng Bộ phận đầu tư - VinaCapital có bài phát biểu tại diễn đàn Kịch bản kinh tế Việt Nam thường niên 2021:

Theo tôi, trong xu thế mới quan trọng nhất là quản trị kinh doanh và minh bạch. Để giúp đỡ doanh nghiệp thì Nhà nước phải cân nhắc về dòng tiền nhiều hơn vì trong thời điểm Covid, khó khăn nhất của doanh nghiệp là nguồn dòng tiền ở đâu để giúp đỡ họ, từ ngân hàng, nhà đầu tư hay thị trường chứng khoán. Bên cạnh nhà đầu tư quan tâm, Nhà nước cần giúp doanh nghiệp có nguồn vốn trong lúc khó khăn, nâng quản trị kinh doanh, nâng minh bạch của doanh nghiệp. Quản trị kinh doanh rất quan trọng, trong đó đảm bảo quyền bình đẳng cho cổ đông nội ngoại và trong nền kinh tế số, vấn đề là làm sao bảo vệ được sở hữu trí tuệ. Đó là những vấn đề mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và muốn có cơ chế rõ ràng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ở Việt Nam, cũng như bảo vệ được các sở hữu trí tuệ.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, yếu tố lãi suất sẽ ảnh hưởng nhiều tới suy nghĩ đầu tư. Khi lãi suất đi xuống, chúng tôi thấy họ rút tiền từ bất động sản, tiết kiệm để đầu tư vào chứng khoán nhưng đầu tư lay hay ngắn cũng phải phụ thuộc vào lợi tức mà chứng khoán mang lại. Nhìn doanh nghiệp thấy cơ bản tốt, điều hành tốt, minh bạch và có dòng tiền là họ lựa chọn.

Chúng tôi cũng tư vấn cho doanh nghiệp rằng, dòng tiền rất quan trọng, nếu ngân hàng cho mình một hạn mức tín dụng thì hãy sử dụng hết đi nhưng cần cân nhắc thời hạn 12 hay 36 tháng trả tiền, vì còn phải tích lũy lợi nhuận, trả cổ tức, dùng để tái đầu tư. Trên thị trường có nhiều kênh đầu tư, chúng ta nên đa dạng hóa các kênh, nhưng yếu tố quan trọng vẫn là lãi suất và tính thanh khoản thị trường.[4]

Thị trường nội địa là trụ đỡ quan trọng [4]

Năm 2020, hết sứ đặc biệt khi đem đến cho chúng ta những trải nghiệm chưa tầng có,đi từ cảm xúc sững sờ, hoang mang, rối loạn và đến vui mừng khi khống chế thành công đại dịch Covi – 19. Khi Covi xẩy ra, chúng tôi dự đoán được sức ảnh hưởng đến thị trường nông sản sang Trung Quốc. Sau đó dần thấy nguy cơ mạnh hơn chuỗi cung ứng bị đứt gãy khi Trung Quốc là nguồn cung cấp nguyên liệu lớn cho các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta đặc biệt là các mặt hàng công nghiệp. Như vậy, dán đoạn chuỗi cung ứng là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất, còn việc đóng cửa hay ngừng sản xuất cũng chỉ là hệ quả của các yếu tố khác. Sức mua của thị trường nội địa cũng là yếu tố tác động mạnh và hiện nay thị trường  mà chúng ta hướng đến nhiều nhất, đặc biệt trong những lúc khó khăn như vừa qua thị trường nội địa trở thành trụ đỡ quan trọng và từ đó chúng ta mới bước tiếp ra thị trường thế giới. Đến nửa cuối của năm 2020 mối lo về thị trường xuất khẩu đã đỡ đi, khó khăn,mất mát là có nhưng chúng ta có niềm tin vì trong thị trường nội địa đã khống chế được dịch.

Chúng ta đang ở thời điểm chuyển giao và chuẩn bị có Chính phủ nhiệm kỳ mới với những quyết tâm mới. Ngay tại thị trường Hoa Kỳ, thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng có những chuyển giao mới đồng nghĩa với đó là chính sách mới. Tôi tin rằng, chính quyền của ông Biden sẽ tiếp thu, khắc phục và hàn gắn với đối tác, lấy lại hình ảnh của Hoa Kỳ, đặc biệt là vai trò của Hao Kỳ trong chính sách thương mại đa phương.

(Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương)

Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, “Nông nghiệp Việt Nam phải áp dụng công nghệ cao và phát triển bền vững mới có thể cạnh tranh”, Báo điện tử Môi trường - Đô thị 2019.
2. Agribank, “Tạo động lực cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, Tạp chí Kinh tế xuân Tân Sửu.
3. “Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiến trình phục hồi kinh tế - xã hội”, Báo Hà Nội mới, 3/3/2021.
4. Ý kiến của các đại biểu tham gia diễn đàn Kinh tế thương mại 2021, Tạp chí Kinh tế xuân Tuân Sửu.

Bạn đang đọc bài viết Tạo động lực cho Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.