Thứ sáu, 19/04/2024 17:40 (GMT+7)

Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển kinh tế tư nhân

MTĐT -  Thứ hai, 22/02/2021 11:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kinh tế tư nhân sẽ là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là tạo ra nhiều việc làm giúp cho sự ổn định xã hội.

Thực tế thời gian qua cho thấy, quản lý vốn của kinh tế tư nhân hiệu quả hơn các thành phần khác và điều đó giúp cho đầu tư toàn xã hội tốt hơn. Trong một số ngành thuần túy kinh tế - xã hội nhất định, kinh tế tư nhân hoàn toàn có thể lớn mạnh, làm chủ những ngành hàng lĩnh vực đó nếu có thực lực uy tín kinh nghiệm và có thương hiệu.

Những chính sách gần đây của Chính phủ rõ ràng đã nâng những đóng góp của kinh tế tư nhân lên một tầm quan trọng hơn, xứng tầm với những giá trị nó tạo ra. Các doanh nghiệp tư nhân ngày càng có cơ hội và bình đẳng tiếp cận các nguồn lực xã hội như vốn, đất đai và thông tin cũng như có nhiều cơ hội mở rộng kết nối với kinh tế quốc tế. Nhìn vào hệ thống pháp lý thương mại thay đổi trong vòng 10 năm gần đây cho thấy đã minh bạch, rõ ràng hơn. Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn dưới luật thông thoáng, dễ hiểu và hầu hết các chính sách mới ban hành đều có góp ý từ phía doanh nghiệp tư nhân, những đối tượng chịu tác động chính.

Theo các chuyên gia, dù đã có Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, cần một bài toán tổng thể mới để khối doanh nghiệp này thành động lực chính cho nền kinh tế trong các năm tới.

Chiều 18-2-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận đề án về đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế thực hiện Nghị quyết Trung ương số 10-NQ/TƯ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng.

Thủ tướng cho rằng, đổi mới quản lý nhà nước cần được thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế cần đi trước một bước, tập trung hơn nữa để đưa đất nước phát triển. “Chúng ta nhận thức đây là đề án quan trọng, quy mô và phạm vi rất rộng, tác động, ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong bối cảnh phát triển mới của đất nước sau Đại hội Đảng XIII”, Thủ tướng nói.

Theo Thủ tướng, một trong những nguyên nhân của các thành tích thời gian qua, đặc biệt là 5 năm qua, Thủ tướng cho rằng, đó là việc giải phóng mọi nguồn lực cho phát triển, coi trọng các thành phần kinh tế, trong đó đặt vấn đề về kinh tế tư nhân một cách đúng mức. Báo cáo tóm tắt về đề án, cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về phạm vi, đề án tập trung vào chức năng quản lý và phát triển kinh tế của Nhà nước thuộc nhóm cơ quan hành pháp và chức năng có tính chất tổng hợp, liên ngành. Mục tiêu đề án hướng tới là, đến năm 2030, đổi mới căn bản và toàn diện phương thức quản lý nhà nước theo hướng chính phủ số, chuyển từ kiểm soát sang quản lý và kiến tạo; từ can thiệp trực tiếp sang gián tiếp; từ tiền kiểm sang hậu kiểm, phù hợp với nguyên tắc và thông lệ quốc tế, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó, các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được xây dựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng quy luật của thị trường, đảm bảo tính thống nhất, toàn diện. Đảm bảo tính công khai, minh bạch và đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tổ chức, không phân biệt thành phần kinh tế. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thị trường theo hướng áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro và ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả công tác hậu kiểm, giảm chi phí cho doanh nghiệp, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự.

Báo cáo chính tri lần thứ XIII của Đảng đã đưa ra 5 nhóm giải pháp và 25 nhiệm vụ theo các chức năng cơ bản của quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.

Thủ tướng đề nghị cần bám sát tình hình đất nước, bối cảnh quốc tế biến động nhanh, phức tạp, đặc biệt là tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, đại dịch và sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học công nghệ, Cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, đề án cần quán triệt các văn kiện, Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII với nhiều quan điểm, định hướng mới về quản lý nhà nước về kinh tế, trong đó có các quan điểm, các đột phá lớn về kinh tế tư nhân.

Cùng với đó, dự thảo phải có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư, kinh doanh, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Đối với công tác quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. 

Cần chính sách tổng thể cho doanh nghiệp tư nhân

Để Việt Nam lớn mạnh, các doanh nghiệp tư nhân phát triển, trao đổi với Tiền Phong, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, trước tiên Việt Nam cần có một quyết tâm rất lớn trong việc thay đổi và tái cơ cấu mô hình phát triển. Việc sớm hoàn thành chiến lược phát triển kỹ năng Quốc gia, có các chính sách tổng thể cho doanh nghiệp tư nhân và cả việc hiện đại hóa các cơ quan nhà nước sẽ là những việc cần làm trước mắt.

Theo ông Ousmane Dione, Việt Nam đang có lợi thế lớn về phát triển khi duy trì được mức tăng trưởng và những thành tựu tốt trong suốt hơn 20 năm qua. Vì vậy, để hướng tới mức phát triển cao hơn cho nền kinh tế cũng như khối doanh nghiệp tư nhân, đây sẽ là thời điểm rất quan trọng (cho đổi mới) khi Việt Nam vẫn đang có tăng trưởng tốt. Ngoài ra, Việt Nam có một lợi thế mà đôi khi người Việt không chú trọng - đó là một môi trường chính trị hết sức ổn định. Người Việt Nam chưa đánh giá đúng nó, nhưng nó rất quan trọng.

Với sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng rộng mở về chính trị, xã hội và kinh tế cùng với quá trình tự do hóa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Tư liệu

Để phát triển mạnh mẽ khối doanh nghiệp tư nhân, theo Giám đốc quốc gia WB, Việt Nam cần những cải cách không chỉ ở khía cạnh số lượng doanh nghiệp mà cả trên góc độ chất lượng và sự bền vững trong phát triển của các doanh nghiệp tư nhân. Khi đó sẽ thành động lực tăng trưởng rất lớn hỗ trợ cho nền kinh tế nói chung.

“Đầu tiên là cần xác định chính sách tổng thể cho khối kinh tế tư nhân. Làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia và phát triển của khối tư nhân vào nền kinh tế. Cùng đó, để tạo sự thay đổi chiến lược, cần hiện đại hóa các cơ quan nhà nước. Làm thế nào để cơ quan nhà nước được hiện đại hóa hóa đơn, tăng cường để đáp ứng được vai trò nhà nước kiến tạo”, ông Ousmane Dione nói.

Cũng theo ông Ousmane Dione, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến những khuyến nghị của WB và nhiều tổ chức khác về việc phát triển nguồn nhân sự chất lượng cao. Phải làm thế nào để Việt Nam có thể và nên tiếp tục xây dựng nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp của tương lai. Đồng thời làm sao để tận dụng nguồn nhân lực này để giải quyết các vấn đề ngay lúc này.

Theo ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT: Những năm qua, Chính phủ đã và đang cố gắng tạo ra các cơ chế thông thoáng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, để khối kinh tế tư nhân phát triển. Tuy nhiên nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân vẫn còn những khó khăn. Do vậy phải xem lại hành động của chính những người thực thi các quy định pháp lý đó. Chính phủ đang xây dựng một Chính phủ kiến tạo. Đây không chỉ là sự thay đổi về mặt chính sách mà phải nâng cao tính hành động, tính hiệu quả của chính sách trong nền kinh tế.

Sự cạnh tranh bình đẳng và công bằng cho các thành phần kinh tế cùng phát triển là điều mà các chuyên gia hay nhà quản lý khi đề cập đến rào cản của kinh tế tư nhân đều đặt ra. Tuy nhiên, việc xóa bỏ rào cản này đòi hỏi những quyết sách mạnh mẽ từ Chính phủ. Đó không đơn giản chỉ là việc thay đổi chính sách mà là những hành động cụ thể đến từ chính những người thực thi chính sách… Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp 2017, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã lấy hình ảnh: “Chỉ một cán bộ khó ở, doanh nghiệp cũng gặp rắc rối!” Một hình ảnh “đau nhưng đúng”, chính sách có tốt đến đâu nhưng người trực tiếp thực thi chính sách không hành động tích cực cũng sẽ là rào cản của nền kinh tế.

Doanh nghiệp đang kỳ vọng vào một Chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động, để chính sách không chỉ nằm trên giấy, để những quyết tâm không chỉ là những hô hào tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo…

Hiện khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 39% GDP, trong khi Chính phủ mong muốn khu vực này đóng góp cao hơn, khoảng 60% - 65% GDP. Để có được mức đóng góp như vậy, cần phải có một cơ chế đồng bộ, minh bạch cho các thành phần kinh tế khác nhau. Về phía doanh nghiệp, cần phải có nhiều kiến nghị hơn nữa để xóa bỏ rào cản, khó khăn trong kinh doanh, đặc biệt là những chi phí kinh doanh phi chính thức.

Chúng ta đều nhận ra 3 rào cản với doanh nghiệp là gánh nặng chi phí, thời gian tuân thủ các quy định pháp luật, rủi ro pháp lý và độ an toàn trong kinh doanh. Tuy nhiên để giải quyết được cả 3 rào cản này cần sự chung tay không chỉ ở chính phủ mà ở cả xã hội.

Dù hiện nay quy mô của đa số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam còn nhỏ nhưng với những thay đổi, kiến tạo từ chính sách quản lý nhà nước sẽ hình thành những tập đoàn lớn trong tương lai không xa. Chúng ta phải xác định kinh tế tư nhân là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nếu không có khu vực kinh tế tư nhân thì sẽ không có nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó.

Cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng lớn vào một Chính phủ hành động, chỉ có hành động mới thay đổi được những tồn tại, vướng mắc của nền kinh tế hiện nay. Mọi người tin tưởng, với những kiến tạo từ Chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân cũng sẽ có động lực để phát triển ngày càng lớn mạnh và kéo theo nền kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tiếp đà tăng trưởng tốt.

Theo ông Fujita Yapuco đại diện cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản: Việt Nam là quốc gia có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội lớn trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao và đạt 6,81% trong năm 2017. Với sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng rộng mở về chính trị, xã hội và kinh tế cùng với quá trình tự do hóa nền kinh tế, Việt Nam đã và đang trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản. Tuy nhiên, để có thể khai thác tối đa tiềm năng, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề thách thức trong quá trình phát triển, đặc biệt liên quan đến môi trường kinh doanh, đổi mới, thể chế, phát triển nhân lực, cơ sở hạ tầng, năng suất và năng lực cạnh tranh, tình trạng tắc nghẽn giao thông đô thị, ô nhiễm môi trường .v.v… Bên cạnh đó, vẫn còn có một số lĩnh vực đang ở mức độ phát triển thấp so với tiềm năng như nông nghiệp và du lịch. JICA luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam giải quyết các vấn đề này.

Trong các mục tiêu tăng trưởng, có 4 mục tiêu chung cho các quốc gia được gọi là tứ giác mục tiêu (tăng trưởng nhanh, cân bằng thanh toán, có số dư thất nghiệp ít).

Theo ông Orilmase Dione - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Dù kinh tế Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong năm 2017 nhưng vẫn còn một số trở ngại lớn mà Việt Nam cần phải vượt qua để duy trì thành quả kinh tế tránh rơi vào bảng thu nhập trung bình. Để làm được điều đó trước hết phải tiếp tục thực hiện cải cách thể chế, xây dựng cơ chế thị trường cũng như Nhà nước phải tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển như tăng cường cải cách trong quản lý đất đai, cải tổ DNNN, cải cách thể chế, cải cách ngành ngân hàng, hoàn thiện hiện đại hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả của các thể chế nhà nước cũng sẽ góp phần giảm nhẹ chi phí trong môi trường kinh doanh.

Thứ hai, Việt Nam cần phải có hệ thống hạ tầng chất lượng cao. Tăng trưởng nhanh đang tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng. Nhu cầu về điện dự báo sẽ tăng 7 - 10%/năm. Lưu lượng hàng hóa vận chuyển tăng khoảng 12%/năm. Vì vậy, Việt Nam cần tìm giải pháp đáp ứng được nhu cầu này trong khuôn khổ nguồn tài chính hiện có…

Thứ ba, Việt Nam cần có mô hình lồng ghép để đối phó với những vấn đền BĐKH ở những khu vực có nguy cơ cao như đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải miền Trung như quy hoạch lồng ghép xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng thích ứng với điều kiện khí hậu cũng như chuyển đổi cơ cấu trong cả sản xuất và đời sống.

Sau đó là vấn đề nâng cao trình độ và xây dựng nguồn vốn con người theo kịp thế kỷ XXI. Đây là yếu tố quan trọng để Việt Nam nâng cao vị thế trong chuyển giá trị và ứng phó những thách thức mới đi kèm với sự ra đời những công nghệ mới và cách mạng công nghiệp 4.0”.

Các trọng tâm điều hành bao gồm:

Thứ nhất, điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với diễn biến thị trường, tình hình vốn khả dụng của TCTD để hỗ trợ ổn định thị trường tiền tệ góp phần thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thứ hai, điều hành lãi suất phải phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ. Trong đó, NHNN sẽ ưu tiên các công cụ hỗ trợ để các TCTD có điều kiện giảm lãi suất theo hướng mở rộng toàn hệ thống.

Thứ ba, tín dụng mở rộng đi đôi với an toàn, hiệu quả, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh (chiếm khoảng 80% tổng dư nợ), nhất là lĩnh vực ưu tiên. Đến tháng 11/2017, tín dụng đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 26,93%; tín dụng đối với ngành bán buôn và bán lẻ tăng 23% và chiếm tỷ trọng 17,8% (cùng kỳ năm 2016 là 14,02% và 16,46%). Đặc biệt, tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ như: tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 22,1%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 11,53%; tín dụng đối với ngành công nghiệp ưu tiên phát triển tăng khá mạnh với tốc độ ước đạt 22,13%; cho vay ứng dụng công nghệ cao ước tăng 20%; tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 14,03%...

Thứ tư, tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Đến tháng 11/2017, tỷ trọng tín dụng cho các ngành có tính rủi ro cao có chiều hướng giảm như tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản giảm từ 7,71% năm 2016 xuống 6,53% tổng dư nợ, tín dụng đối với lĩnh vực chứng khoán chỉ chiếm khoảng 0,17% tổng dư nợ.

Khoa học - Công nghệ tập trung:
- Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, phát huy năng lược sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức;
- Tăng cường liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường khoa học công nghệ. Phát huy vai trò của khu công nghệ cao hòa lạc và công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh
- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ, nhất là các chuyên gia giỏi có nhiều đóng góp.
- Phát triển, nâng cao năng lực các hệ thống, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, phát triển thị trường khoa học và công nghệ, đồng thời hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hang hoá theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho việc vận hành thị trường khoa học và công nghệ.

Sửa chính sách, mạnh tay ưu đãi cho khối tư nhân

Dẫn câu chuyện các doanh nghiệp trong nước nhiều năm loay hoay mà không tham gia được, vẫn nằm ngoài các chuỗi giá trị toàn cầu, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, đây là hệ lụy của việc nhiều năm tập trung phát triển khối doanh nghiệp mà nhà nước và thu hút FDI bằng nhiều ưu đãi lớn. Bà Lan cho rằng cần phải thừa nhận thực tế từ rất lâu Chính phủ luôn ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp nhà nước, và nhiều năm có xu hướng trải thảm đỏ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi những ưu đãi cho khu vực tư nhân trong nước gần như không có gì. Vì vậy, dù muốn phát triển khu vực này thành một động lực quan trọng cửa nền kinh tế và thậm chí được đưa vào nghị định số 10 - NQ/TW nhưng thực tế sau một thời gian, kỳ vọng này vẫn chưa được thực hiện.

Trong số các doanh nghiệp tư nhân hoạt động, số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Ảnh: Internet

Bà Lan cho hay, khảo sát của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam(VCCI) mới đây cho thấy, gần 70% doanh nghiệp tư nhân vẫn đang kinh doanh không có lãi. Mặt khác, trong số các doanh nghiệp tư nhân hoạt động, số lượng doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Cùng đó, khu vực kinh tế tư nhân đang có số lượng doanh nghiệp chiếm ưu thế so với các khu vực khác song hiệu quả hoạt động của khu vực này còn chưa cải thiện dáng kể, chất lượng hoạt động cũng còn hạn chế. Để giải bài toán phát triển từ nội lực, theo bà Phạm Chi Lan, cần đảm bảo cho khối doanh nghiệp tư nhân bình đẳng, từ việc tiếp cận nguồn lực, đất đai. “Nếu nói về chính sách ưu đãi thì cũng chưa thực sự có, kể cả có trong luật pháp hay tuyên bố chính sách thì cũng chưa được thực thi”, bà Lan cho hay. Bên cạnh chính sách, theo bà Lan cũng có thực trạng là hầu hết các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam phát triển mạnh trong thời gian gần đây chủ yếu nhờ đầu tư vào bất động sản chứ không không phải các doanh nghiệp sản xuất. Điều này đi ngược với thế giới khi các doanh nghiệp mạnh đều đi lên từ sản xuất hay thương mại. Vì vậy, cần có những chính sách đặc thù cho khối doanh nghiệp tư nhân bỏ bớt một số điều kiện kinh doanh để giảm chi phí tuân thủ là điều cần làm hiện nay .

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: “Để tư nhân phát triển, nhà nước phải tạo điều kiện, là người giới thiệu, là bà đỡ cho doanh nghiệp có thể có điều kiện đáp ứng yêu cầu về công nghệ, chủng loại hàng hóa để doanh nghiệp có thể tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Quan trọng nhất cần bỏ tư duy “con để” “con nuôi” thì mới có các chính sách tốt cho khối doanh nghiệp tư nhân”.

Kết luận, Thủ tướng khẳng định, thời gian qua kinh tế tư nhân phát triển rất nhanh, xuất hiện nhiều tập đoàn lớn, có nhiều đóng góp vào tăng trưởng. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý đề án phải nêu rõ hơn về các cản trở, ràng buộc đối với sự phát triển kinh tế tư nhân và các giải pháp tháo gỡ.

Theo Thủ tướng, quản lý nhà nước phải tôn trọng yêu cầu, quy luật khách quan của thị trường trong phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân nhanh và bền vững theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Trong đó cần tập trung tháo gỡ về thể chế chính sách, pháp luật, giải phóng sức sản xuất và nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế tư nhân. “Điều quan trọng nhất là phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong đó có kinh tế tư nhân, tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư, kinh doanh, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam”, Thủ tướng nói, đồng thời nhất trí đưa các nội dung của đề án vào chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII.

Tài liệu tham khảo:

  1. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển “Phải làm gì để kinh tế tư nhân phát triển” TC điện tử Môi trường và Đô thị tháng 10/2019
  1. TTXVN: “Tạo mọi điều kiện cho kinh tế tư nhân yên tâm đầu tư, kinh doanh” Báo HNM 19-2-2021
Bạn đang đọc bài viết Tháo gỡ vướng mắc trong phát triển kinh tế tư nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...