Thứ sáu, 29/03/2024 21:46 (GMT+7)

Hội nghị kết nối xuất khẩu hàng nông-lâm-thủy sản sang thị trường TQ

Trần Lan - Thùy Dung -  Thứ hai, 02/12/2019 18:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chiều 1/12, tại thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị kết nối xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc.

Với vị trí địa kinh tế thuận lợi, tỉnh Quảng Ninh đã và đang là “cầu nối”, là “cửa ngõ” trong hoạt động xuất nhập hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, góp phần đưa tổng kim ngạch thương mại song phương từ đầu năm đến nay đạt gần 100 tỷ USD.

Việc hai nước Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện kể từ năm 2008 đến nay đã trở thành động lực cho sự hợp tác toàn diện giữa quốc gia, đặc biệt là quan hệ hợp tác về lĩnh vực kinh tế thương mại. Từ năm 2004 trở lại đây, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Hội nghị Kết nối xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc do Đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.

Nhằm thúc đẩy hoạt động biên mậu, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện hàng loạt các giải pháp, như quan tâm đầu tư các nguồn lực cải thiện hạ tầng giao thông, hệ thống cửa khẩu quốc gia, quốc tế…

Tuy nhiên, hiện phía Trung Quốc đang tăng cường hệ thống quản lý và có những yêu cầu nhất định về tiêu chuẩn, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói, nhãn mác, bao bì… đã phần nào tác động đến tiến độ xuất khẩu nông thủy sản của nhiều doanh nghiệp.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã thông tin tới các doanh nghiệp phía Việt Nam và Trung Quốc về tình hình XNK hàng hóa nói chung, hàng nông, lâm, thủy sản nói riêng của Việt Nam, của tỉnh Quảng Ninh sang thị trường Trung Quốc.

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ NN&PTNT, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã thông tin tới các doanh nghiệp về tình hình XNK hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc tăng nhanh, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong các năm gần đây đạt trên 20%/năm, đặc biệt năm 2017 kim ngạch thương mại 2 chiều đã đạt 93,7 tỷ USD, năm 2018 đạt trên 108 tỷ USD (trong đó XK đạt hơn 41 tỷ USD, tăng gần 17%; NK đạt trên 65 tỷ USD, tăng gần 12%). 10 tháng năm 2019 đạt 94,5 tỷ USD (XK đạt 32,5 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước; NK đạt 62 tỷ USD, tăng USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước).

Mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn giúp tiêu thụ nông sản với dân số 1,4 tỷ người. Việt Nam là quốc gia láng giềng có ưu thế về vị trí địa lý, do đó cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn. Thị trường Trung Quốc luôn đánh giá cao triển vọng và tiềm lực phát triển trong thương mại các mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên ông Toản cũng nhấn mạnh:  “Thời gian gần đây, số lượng mặt hàng nông lầm thủy sản Việt Nam XK sang Trung Quốc giảm mạnh, đây là một thực tế dễ dàng nhận thấy tại các cửa khẩu lớn ở Việt Nam.”

Hội nghị thu hút sự quan tâm của các đại biểu của cả 2 nước Việt - Trung.

Để thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư nguồn lực nâng cấp hạ tầng, đảm bảo cho thông thương, vận chuyển, trao đổi hàng hóa; tập trung cải cách hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK.

Cũng trong cuộc họp, ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Công sứ Kinh tế và Thương mại nước CHND Trung Hoa tại Việt Nam cho rằng: “Khi các nhà sản xuất làm theo tiêu chuẩn cũng giúp ngành hàng Việt Nam, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc và thị trường quốc tế khác cũng thuận lợi hơn.”

Trong hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, về một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường Trung Quốc.

Trong hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, về một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vào thị trường Trung Quốc, như: Năng lực sản xuất, xuất khẩu đối với một số mặt hàng chủ lực; các thỏa thuận hợp tác về quy định ATTP và kiểm dịch giữa Việt Nam và Trung Quốc; một số quy định về nhập khẩu nông sản của Trung Quốc; vấn đề xây dựng cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc) tham gia chuỗi cung ứng hàng nông, lâm sản; vấn đề phát triển dịch vụ Logistic, khâu gia công, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP Móng Cái (Việt Nam) và TP Đông Hưng (Trung Quốc).

Đại diện đại biểu 2 nước Việt - Trung chứng kiến ký kết bản ghi nhớ và ký kết hợp tác kinh doanh.

Cũng tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết bản ghi nhớ giữa TP Móng Cái (Việt Nam) và TP Đông Hưng (Trung Quốc) và ký kết hợp tác kinh doanh giữa 6 cặp doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc với tổng giá trị hơn 15.000 tỷ đồng.

Những hình ảnh ký kết bản ghi nhớ và ký kết hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp 2 nước:

Đồng chí Lý Kiệt, Phó Thị trưởng thường trực Chính quyền nhân dân TP.Đông Hưng (Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc) và Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng, PCT thường trực UBND TP.Móng Cái (Quảng Ninh, Việt Nam) ký kết biên bản biên bản Hội đàm thống nhất phê chuẩn thời gian thông quan chính thức Cầu Bắc Luân 2.

6 cặp doanh nghiệp Việt - Trung gồm:

Cặp 1: Tập đoàn Thiên Nguyên (Trung Quốc) và Công ty Cổ phầnThành Đạt (Việt Nam). Ký kết hợp tác dịch vụ Logistic lối mở Kn3+4 Hải Yên.
Cặp 2: Công ty TNHH Thương mại RongBang (TP.Phòng Thành - Trung Quốc) và Công ty TNHH An Tuấn (Việt Nam) ký kết hợp tác Xuất khẩu 750.000 tấn tinh bột sắn Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2020 - 2021.
Cặp 3: Công ty TNHH Đông Hằng (Trung Quốc) và Công ty Trung Thành (Việt Nam) ký kết hợp tác xuất khẩu 100.000 tấn thanh long, xoài, chôm chôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2020 - 2021.
Cặp 4: Công ty TNHH Cổ phần Ngân hàng Quế Lâm (Trung Quốc) và Ngân hàng Cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Móng Cái ký kết hợp tác nghiệp vụ thanh toán biên mậu.
Cặp 5: Công ty hữu hạn chuỗi cung ứng Trung Thực Huyền Phong (Trung Quốc) và Công ty TNHH Minh Phát (Việt Nam) ký kết hợp tác xuất khẩu 20.000 tấn thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2020 - 2021.
 Cặp 6: Hiệp hội Biên mậu Đông Hưng (Trung Quốc) và Trung tâm OTAS (Việt Nam) ký kết xác thực về quản lý mã số vùng trồng, cơ sở gia công, đóng gói thủy sản bằng hệ thống/tiêu chuẩn OTAS được chấp nhận bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam.
Bạn đang đọc bài viết Hội nghị kết nối xuất khẩu hàng nông-lâm-thủy sản sang thị trường TQ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới