Thứ bảy, 20/04/2024 16:03 (GMT+7)

Kiên Giang: Kết nối phát triển 3 vùng du lịch trọng điểm

Lê Lành -  Thứ hai, 04/11/2019 09:43 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 2/11, Hội thảo khoa học phát triển du lịch 3 vùng: Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất và U Minh Thượng do UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức thành công tốt đẹp.

Tham dự Hội thảo có hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư, doanh nhân… trong và ngoài tỉnh.

24 tham luận được trình bày tại Hội thảo đã nêu bật tiềm năng, thế mạnh, thực trạng, cũng như đề xuất định hướng, giải pháp phát triển du lịch 3 vùng trong thời gian tới. 

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Vũ Hồng giới thiệu tiềm năng, thế mạnh du lịch 3 vùng

Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Phạm Vũ Hồng cho biết: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đã xác định rõ, ngoài Phú Quốc còn có 3 vùng du lịch trọng điểm là Hà Tiên - Kiên Lương, Rạch Giá - Kiên Hải - Hòn Đất và U Minh Thượng. Tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, khai thác tiềm năng của 3 vùng du lịch này giai đoạn 2016 - 2010 khoảng 369 tỷ đồng với 5 dự án và đầu tư các dự án hạ tầng phục vụ du lịch tổng vốn 5.675 tỷ đồng”.

Các đại biểu cũng đã nhấn mạnh đến sự phát triển du lịch 3 vùng theo hướng du lịch xanh thân thiện với môi trường, cốt lõi là du lịch sinh thái, bên cạnh đó là du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng. Ngoài ra, đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng; tập trung xây dựng và đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng kết nối 3 vùng du lịch trọng điểm này với nhau và với Phú Quốc; liên kết chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm du lịch để nâng cao giá trị, chất lượng du lịch.

Cụ thể, PGS.TS Phạm Trung Lương đề xuất giải pháp phát triển du lịch gồm: Du lịch xanh thân thiện với môi trường, cốt lõi là du lịch sinh thái; du lịch văn hóa với trọng tâm là khai thác các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa lịch sử và văn hóa tâm linh rất đặc sắc ở khu vực này; du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, Kiên Giang cần có chính sách cụ thể để thu hút đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng kết nối 3 trung tâm du lịch này với nhau và với Phú Quốc; đầu tư phát triển một số sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu bứt phá trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, tăng cường áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bằng cách thức cụ thể để du khách biết đến du lịch Kiên Giang nhiều hơn, dễ dàng mua sản phẩm dịch vụ thông qua các website, kênh đặt chỗ, tour du lịch…; Chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Kiên Giang bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú…

Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp lưu trú, hãng lữ hành, đơn vị vận chuyển trong việc mở rộng thị trường, liên kết du lịch trong nước và quốc tế đối với 3 vùng du lịch cũng như đưa ra những kinh nghiệm về mô hình phát triển của các địa phương trong nước và quốc tế để nghiên cứu, áp dụng tại 3 vùng trên.

GS.TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đề xuất vùng Hà Tiên - Kiên Lương phát triển du lịch tham quan hệ sinh thái núi đá vôi; du lịch cửa khẩu Hà Tiên; du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh gắn với tham quan các di tích, danh thắng; du lịch sinh thái, cộng đồng, làng nghề. Ngoài ra, GS.TS Nguyễn Văn Đính cũng đề xuất tỉnh cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thuận tiện, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, đường biển phục vụ du khách tiếp cận các vùng du lịch, sản phẩm du lịch; Liên kết chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm du lịch để nâng cao giá trị, chất lượng du lịch...

Quang cảnh hội thảo

Bên cạnh đó, chú trọng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Kiên Giang bằng nhiều hình thức, đa dạng, phong phú, tập trung các thị trường mục tiêu, tiềm năng trong nước như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ… và quốc tế; chú trọng thị trường một số nước trong ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Âu…, phấn đấu đến năm 2030, Kiên Giang sẽ thu hút được gần 1,7 triệu lượt khách quốc tế và 22 triệu lượt khách nội địa, đóng góp 17,5% GDP của tỉnh.

Trao đổi tại Hội thảo, ông Phạm Vũ Hồng cho biết thêm, trong những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, qua đó cơ sở hạ tầng du lịch có bước phát triển nhanh, lượng khách và doanh thu du lịch hàng năm đều tăng trưởng cao. Ước tính giai đoạn 2016 đến tháng 9/2019 có khoảng 26,29 triệu lượt khách; trong đó khách đến các cơ sở kinh doanh du lịch 12,27 triệu lượt khách, khách quốc tế 1,83 triệu lượt; doanh thu trực tiếp về du lịch đạt trên 20.910 tỷ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Kiên Giang: Kết nối phát triển 3 vùng du lịch trọng điểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ