Thứ năm, 25/04/2024 16:53 (GMT+7)

Việt Nam nỗ lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Hoàng Thoa -  Thứ ba, 27/04/2021 16:52 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mô hình kinh tế tuần hoàn được áp dụng trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ. Mô hình này giúp kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Kinh tế tuần hoàn mở ra cơ hội lớn để phát triển nhanh và bền vững. Kinh tế tuần hoàn cũng giúp đạt các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và giúp ứng phó với biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức tạp. Đây là xu thế tất yếu và là nội dung đang được Việt Nam đặc biệt quan tâm, định hướng phát triển.

Lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Mô hình kinh tế tuần hoàn được áp dụng trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, dịch vụ. Mô hình này giúp kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Nếu như mô hình kinh tế chỉ quan tâm đến khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc tạo ra một lượng phế thải khổng lồ thì kinh tế tuần hoàn chú trọng vấn đề quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, nhằm tránh tạo ra phế thải.

Kinh tế tuần hoàn thường được gắn với phát triển bền vững, có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý môi trường, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, tiền bạc và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững và kinh tế tuần hoàn mang lại những lợi ích ở cấp độ toàn cầu gồm: Tối ưu hóa nguyên vật liệu; nguồn thu nhập mới và sáng tạo; nâng cao mối quan hệ giữa các bên liên quan và uy tín thương hiệu; giảm thiểu rủi ro.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Và trong kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg. Theo đó, đến năm 2025, 70 - 90% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp trọng điểm được đánh giá, kiểm kê, hoàn thiện cơ sở dữ liệu và ban hành chính sách, quy định kiểm soát; 80% tổng lượng tro, xỉ, thạch cao phát sinh từ các nhà máy điện, nhà máy hóa chất, phân bón được tái chế, tái sử dụng và xử lý làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, san lấp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường…

Kế hoạch trên nhằm thúc đẩy các mô hình công nghiệp xanh trong các ngành công nghiệp; đề xuất xây dựng mô hình thí điểm khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường; đào tạo nhân lực, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường…

Việt Nam có “rừng vàng biển bạc” nhưng nếu không biết cách sử dụng, khai thác đến một thời gian mọi thứ sẽ đi quá giới hạn, nguồn nguyên liệu khan hiếm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và cuộc sống của cộng đồng. Bên cạnh đó, Việt Nam đang là một quốc gia có tốc độ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế cao, đặt biệt là tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Hầu hết các hiệp định này đều có các quy định, thỏa thuận về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phải tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải chất thải, khí thải. Đây là tiền đề để thúc đẩy Việt Nam tăng tốc chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn.

Cung cấp thêm thông tin ông Hoàng Văn Vy, Cục phó Cục Bảo vệ môi trường miền Bắc thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cho rằng các doanh nghiệp phải nhìn nhận, thay đổi chiến lược phát triển, xác định phát triển kinh tế phải đảm bảo không làm phương hại đến môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh - sạch - nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững.

Ngoài ra, phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn giúp nhà sản xuất chú trọng kéo dài thời hạn và tận dụng tối đa giá trị sử dụng của tài nguyên. Tiếp theo, họ quản lý và tái tạo những sản phẩm và tài nguyên này vào cuối vòng đời sử dụng.  Như vậy, việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp nhà sản xuất giảm phát thải, thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Đồng thời, góp phần giải quyết các vấn đề về khan hiếm và bảo tồn tài nguyên đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam.

Rào cản khi phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

So với thế giới Việt Nam tuy đang nằm trong khối nước đang phát triển nhưng còn là nước có nền kinh tế lạc hậu việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn đã và đang có nhiều thách thức đối Việt Nam.

Trao đổi về vấn đề trên PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách Tài Nguyên và Môi trường cho biết: “Rào cản lớn nhất trong kinh tế tuần hoàn nói chung và quản lý chất thải nói riêng liên quan trực tiếp tới thể chế về mặt pháp luật và công cụ kinh tế để khuyến khích người dân và doanh nghiệp buộc phải tuân thủ theo mô hình kinh tế tuần hoàn”.

Về mặt thể chế, chúng ta phải có quy định công bằng để mọi doanh nghiệp và người dân tạo ra chất thải thì phải chi trả tiền hoàn nguyên và sử dụng chất thải đó. Hiện các nước trên thế giới thường quy định rất chặt chẽ về vấn đề này. Theo đó, tất cả chi phí về mặt môi trường phải được hạch toán vào chi phí kinh tế. Đơn vị xả thải phải chịu trách nhiệm thì mới tạo ra quy định công bằng và hiệu quả để buộc tất cả các doanh nghiệp và người dân cùng phải tham gia vào quá trình quản lý chất thải.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tư liệu

Ngoài ra, nếu chi phí phân loại, thu gom và tái chế sử dụng phế thải lớn hơn chi phí tạo mới thì đương nhiên người ta sẽ không thực hiện thu gom chất thải. Vì vậy, Chính phủ cần có quy định đồng bộ giữa việc yêu cầu tất cả các đơn vị xả thải phải chi trả chi phí để hoàn nguyên, để phục hồi môi trường. Hiện nay trong Luật bảo vệ môi trường mới thông qua, chúng ta đã đưa vào các quy định về công cụ kinh tế để yêu cầu trong thời gian tới khi ban hành nghị định và thông tư hướng dẫn cụ thể sẽ đảm bảo doanh nghiệp, người dân khi xả thải phải trả chi phí phù hợp để hoàn nguyên, khôi phục lại môi trường, PGS. TS Nguyễn Đình Thọ chia sẻ thêm.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, việc nghiên cứu đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao hơn so với cách thức tăng trưởng trước đây. Đây là động lực và là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam nỗ lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.