Thứ bảy, 20/04/2024 14:29 (GMT+7)

Kon Tum: Dự án gần 3 tỷ 'chết yểu' vì hết viện trợ

CHI HUỲNH -  Thứ sáu, 25/05/2018 16:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau 3 năm bỏ không, dự án "Quản lý rác thải bền vững và vì người nghèo” tại thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) rơi vào cảnh hoang tàn, ngập trong “biển” rác.

Công trình nằm trơ trọi giữa mênh mông rác

Dự án Quản lý rác thải bền vững và vì người nghèo được đầu tư xây dựng vào năm 2011 với kinh phí hơn 3 tỷ đồng từ nguồn vốn không hoàn lại của Ủy Ban Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN-ESCAP), Tổ chức hành động vì môi trường và phát triển Việt Nam (ENDA) và nguồn vốn đối ứng của thành phố Kon Tum.

Công trình được đánh giá cao về tính hữu ích, bởi theo hồ sơ thiết kế, đây là xưởng sản xuất phân hữu cơ với công suất ủ 5 tấn rác thải hữu cơ đã phân loại/ngày, cho ra khoảng 300kg – 500kg sản phẩm compost mỗi ngày.

Đây cũng là dự án được đánh giá có tính ưu việt rất cao, ngoài việc cung cấp phân hữu cơ cho địa phương, dự án này còn góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân nơi đây.

Xưởng sản xuất phân bón hữu cơ luôn trong tình trạng khóa chặt cửa 2 năm qua

Để thực hiện dự án trên, UBND thành phố Kon Tum đã thành lập Ban Quản lý dự án “Quản lý rác thải bền vững và vì người nghèo” thành phố; thành lập Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn và thực hiện chủ trương đầu tư xây dựng xưởng chế biến rác thải tại khu vực bãi rác cũ của thành phố (thuộc phường Ngô Mây, thành phố Kon Tum).

Đến tháng 11/2012, Công trình Xưởng chế biến phân compost đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng mang đến một niềm vui cho ngành môi trường tỉnh Kon Tum.

Để tiếp tục duy trì hoạt động của xưởng chế biến và công tác phân loại rác tại nguồn, thành phố Kon Tum tiếp tục kêu gọi tổ chức UN-ESCAP và ENDA tài trợ (không hoàn lại) cho thành phố 13.500 USD.

Toàn bộ nguồn viện trợ này được chuyển giao cho Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Kon Tum (nay là Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Kon Tum) 5.000 USD để duy trì hoạt động của  Xưởng chế biến phân compost và 8.500 USD cho phường Quang Trung để thực hiện công tác phân loại rác tại nguồn.

Công trình bỏ hoang cỏ mọc um tùm, rác cao gần bằng mái nhà chưa kịp xử lý

Tuy nhiên, đến tháng 6/2015, dự án trên chính thức dừng hoạt động và bỏ không từ đó đến nay. Trên diện tích 10.000 m2, công trình có giá trị hơn 2 tỷ đồng nằm trơ trọi giữa mênh mông rác luôn trong tình trạng khóa cửa, xung quanh phân xưởng cỏ mọc um tùm. Sau 3 năm bỏ không, nhiều hạng mục của công trình đã bị thời gian làm xuống cấp nghiêm trọng. Cạnh đó là một khối lượng rác khổng lồ cao gần bằng mái của xưởng phân chưa kịp xử lý, làm ô nhiễm môi trường khu dân cư, gây bức xúc cho người dân.

Hếtviệntrợ,dự án cũngdừng

Ông Nguyễn Hữu Duyên, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Môi trường Đô thị Kon Tum cho biết: Năm 2015, Xưởng chế biến phân compost chính thức dừng hoạt động do nguồn nguyên liệu đầu vào không có. Chi phí duy trì hoạt động quá cao (hơn 20 triệu đồng/tháng cho hoạt động) trong khi đó sản phẩm không được cấp phép lưu hành nên không tiêu thụ được.

Mặc dù được đánh giá có tính ưu việt cao, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người nghèo, nhưng sau 3 năm hoạt động, dự án trên đã phải xin đơn vị tài trợ cho dừng hoạt động.

Ông Nguyễn Hữu Duyên cho biết, khi dự án dừng tài trợ, thành phố không có vốn, công ty lại làm ăn lỗ nên đã xin đơn vị viện trợ xin chấm dứt hoạt động và được đồng ý. Từ đó đến nay, xưởng phân bỏ không, không hoạt động được.

Công trình bỏ hoang xuống cấp vì hết viện trợ

Ông Nguyễn Đình Chương, Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Kon Tum cho hay: Dự án dừng hoạt động là do thói quen xả thải tự do của người dân. Người dân chưa có thói quen phân loại rác tại nguồn. Việc vận động tuyên truyền, khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn chưa được thường xuyên liên tục và chưa có hiệu quả. Bên cạnh đó, chưa có chế tài xử lý cũng như chưa gắn trách nhiệm của người dân xả thải đối với việc phân loại rác tại nguồn.

Theo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Quy chế về vận động, quản lý, sử dụng các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 38/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh Kon Tum của Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Kon Tum cho biết, nguồn viện trợ của UN-ESCAP và ENDA kết thúc vào tháng 6/2014. Sau 1 năm, nguồn việc trợ này kết thúc thì dự án này cũng chính thức dừng hoạt động.

Để tiếp tục duy trì hoạt động của dự án, góp phần bảo vệ môi trường, ông Nguyễn Đình Chương kiến nghị các ngành chức năng hỗ trợ nguồn kinh phí. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cho người dân trong khâu phân loại rác.

Bên cạnh đó, có giải pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm khi sản xuất ra, hoặc cho phép công ty sử dụng một lượng phân bón sản xuất được đó vào chăm sóc, bón cây trong đô thị thay vì mua phân bón khác.

Bạn đang đọc bài viết Kon Tum: Dự án gần 3 tỷ 'chết yểu' vì hết viện trợ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ