Thứ sáu, 29/03/2024 15:00 (GMT+7)

Khi rừng bị tàn phá

Doãn Kiên -  Thứ tư, 27/06/2018 14:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại huyện Đà Bắc, Hoà Bình từng xảy ra một trận lũ quét lịch sử ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân vùng cao nguyên nhân chính vẫn là do rừng bị tàn phá.

LTS: Những ngày qua người dân cả nước đều hướng về các tỉnh miền núi Tây Bắc, nơi xảy ra trận lũ lịch sử làm hàng chục người chết và mất tích, hàng nghìn ngôi nhà, tài sản của người dân đã bị lũ cuốn trôi, thiệt hại vẫn chưa thể thống kê hết. Nhớ lại năm trước tại Đà Bắc, Hoà Bình cũng từng xảy ra một trận lũ quét lịch sử ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân vùng cao nguyên nhân chính vẫn là do rừng bị tàn phá.

Hoà Bình cũng từng xảy ra một trận lũ quét lịch sử ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của người dân vùng cao nguyên nhân chính vẫn là do rừng bị tàn phá.

Cận cảnh rừng bị tàn phá

Khu Bảo tồn thiên nhiên Phu Canh (Đà Bắc) nằm trên địa bàn 4 xã Đồng Ruộng, Đồng Chum, Đoàn Kết, Tân Pheo được thành lập từ năm 2002 với tổng diện tích 5.647 ha. Mục tiêu duy trì và phát triển hệ thống rừng phòng hộ sông Đà, bảo vệ môi trường, môi sinh… Tuy nhiên, xuất hiện nghịch lý trước đó rừng được giao cho dân thì còn, đến khi thành lập Khu bảo tồn thì rừng bị tàn phá. 

Để tìm hiểu sự việc này chúng tôi đã được người dân địa phương dẫn vào sâu trong khu bảo tồn để tận mắt chứng kiến cảnh rừng bị tàn phá. Bắt đầu từ xóm Thùng Lùng (xã Tân Pheo), sau 3-4 tiếng đồng hồ chúng tôi mới lên được vị trí đầu nguồn suối Nhạp. Trên đường đi chỉ thấy toàn cây bụi, thi thoảng gặp cây gỗ lớn nhưng đều bị rỗng nên không có giá trị kinh tế.

Người dẫn đường cho biết rừng bị tàn phá mạnh nhất trong thời gian từ năm 2010-2013. Có thời điểm lâm tặc còn dùng cả xe ô tô vào tận trong khu bảo vệ nghiêm ngặt để vận chuyển gỗ ra, những vết bánh xe vẫn còn hằn hai bên đường thành những dãnh lớn. 

Chứng kiến những gốc cây to tới cả người ôm, những tấm gỗ dầy cả tấc nhưng giá trị kém bị lâm tặc bỏ lại chúng tôi không khỏi xót xa. Ôm gốc cây lớn bị chặt hạ, người dẫn đường nói với chúng tôi như khóc: Phải mất hàng trăm năm mới được thân gỗ to như thế này, ban đầu chúng chỉ tìm những cây trắc, gụ, nghiến, táu, dổi, chò chỉ nhưng khi đã hết thì đến cả gỗ thông, gỗ kẹm cũng bị chặt hạ.

Khối gỗ bị bỏ lại

Nếu nhìn từ xa Khu bảo tồn Phu Canh vẫn thấy một màu xanh nhưng khi đứng giữa khu bảo tồn mới thấy chỉ toàn cây bụi, những cánh rừng ở các xã Đồng Chum, Đồng Ruộng, Đoàn Kết cùng nằm trong tình trạng tương tự, bị lâm tặc tàn phá nặng nề. Diện tích rừng tự nhiên giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Bảo tồn hay “bảo tàn”

Sau khi ghi nhận rừng bị tàn phá, tối hôm đó Nhóm PV ở lại xã Tân Pheo được ông Hà Văn Phời (66 tuổi) cho biết: Rừng trước đây được bảo vệ rất tốt, năm 1996 người dân địa phương đã được giao đất theo Nghị định 02 ngày 15/1/1994 của Thủ tướng Chính phủ để chăm sóc, bảo vệ.

Xã Tân Pheo với 70 hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất lâm nghiệp (có thời hạn 50 năm) với diện tích trên 500 ha, ở các xã Đồng Ruộng, Đồng Chum, Đoàn Kết cũng đều như vậy. Tổng số 4 xã có khoảng trên 200 hộ với diện tích lên đến hàng nghìn ha.

Còn ông Hà Văn Khưn (60 tuổi) cho biết thêm: Năm 2002, sau khi thành lập khu BTTN Phu Canh cũng là lúc người dân nên chúng tôi mất quyền chăm sóc và bảo vệ rừng. Cũng kể từ đó, chúng tôi không được phép lai vãng vì lực lượng kiểm lâm và Ban quản lý khu bảo tồn nói đó là đất, rừng của họ.

Người dân bên những gốc cây đã bị chặt 

Đến giờ ông Xa Văn Nghị (62 tuổi) vẫn không dấu vẻ sợ hãi khi nhắc đến trận lũ lịch sử vào tháng 10/2017, ông nói: Bao ruộng vườn từ thời cha ông để lại đã bị trận lũ lịch sử cuốn trôi hết, mất kế sinh nhai người dân địa phương phải lang bạc khắp nơi kiếm sống, cuộc sống bà con đã nghèo nay lại càng nghèo hơn.

Đường đi của ô tô

Như vậy xuất hiện một nghịch lý, rừng giao cho người dân thì còn, đến khi khu BTTN Phu Canh được thành lập, lấy đất của dân khoanh rừng bảo vệ thì rừng mất. Nên người dân địa phương nói với một sự chua xót: Không biết thành lập khu bảo tồn hay “bảo tàn” tức là tàn phá nữa?

Rừng bị tàn phá dẫn đến những hệ luỵ tất yếu hệ sinh thái bị ảnh hưởng, kéo theo lũ quét đẩy cuộc sống đồng bào dân tộc vùng cao vào muôn vàn khó khăn. Thế nhưng trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc rừng bị tàn phá đến nay vẫn chưa biết thuộc về ai!?

Kỳ 2: Trách nhiệm thuộc về ai?

Bạn đang đọc bài viết Khi rừng bị tàn phá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.