Thứ sáu, 29/03/2024 19:15 (GMT+7)

Kỳ 2: Nhiều nhà máy điện mặt trời xin đất, vay vốn rồi...'đắp chiếu'

Thùy Dung -  Thứ sáu, 07/06/2019 09:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thực trạng nhiều nhà máy điện mặt trời đang lâm vào cảnh “đắp chiếu”, LS.Phạm Liêm Chính cho rằng: “Cần phải tính toán kỹ, bởi dự án nhà máy điện là vấn đề quy hoạch của cả quốc gia”.

Thực tế cho thấy, các nguồn nhiên liệu tại nước ta đang dần cạn kiệt. Việt Nam đang chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo để duy trì sản xuất mà không làm tăng chí phí của mỗi gia đình. Chính vì vậy, điện mặt trời như “phao cứu sinh” giữa cơn “sốt” thiếu điện và giá điện tăng. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang kỳ vọng điện mặt trời sẽ là nguồn năng lượng tái tạo chính trong tương lai.

Tuy nhiên, đã có rất nhiêu nhà đầu tư xin đất, vay vốn nước ngoài để xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Bên cạnh những nhà máy đã dần đưa vào vận hành đem lại ánh sáng cho người dân thì cũng có những nhà máy đang lâm vào cảnh “đắp chiếu” khiến người dân không khỏi thất vọng.

Cánh đồng điện mặt trời lớn nhất Việt Nam.

Dự án Nhà máy điện mặt trời gần 14 triệu USD dần trở thành phế liệu

Cụ thể, tháng 11/2011, UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt Dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình cho các bản của 10 xã điện lưới quốc gia không đến được. Tổng mức đầu tư của dự án: 13.783.000 USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc 12.000.000 USD, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Thời gian thực hiện trong vòng 36 tháng kể từ ngày hiệp định vay vốn có hiệu lực. Đây là dự án điện năng lượng mặt trời lớn nhất Việt Nam tại thời điểm đó, trải rộng 10 xã của 4 huyện, với gần 1.300 hộ dân và 78 cơ quan, đơn vị.

Ngày 29/3/2012, Hiệp định vay vốn giữa Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hàn Quốc được ký kết. Tỉnh Quảng Bình thành lập Ban quản lý Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời (QBSC), trực thuộc UBND tỉnh.

Dự án điện mặt trời tại Quảng Bình được đầu tư lên đến 14 triệu USD đang bị "đắp chiếu".

Theo phê duyệt của tỉnh Quảng Bình vào tháng 3/2015, dự án sẽ hoàn thành, người dân nghèo miền núi của Quảng Bình sẽ có điện. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, UBND tỉnh Quảng Bình đã có đến 4 quyết định phê duyệt điều chỉnh dự án. Mới nhất là Quyết định 1187, ngày 7/4/2017, điều chỉnh một số nội dung của Dự án QBSC, trong đó gia hạn hoàn thành dự án vào ngày 1/7/2018.

Mặc dù hết lần này đến lần khác lỡ hẹn, thế nhưng thực tế cho thấy dự án đến nay vẫn chưa được hoàn thành. Còn các khoản vay cũng như quỹ đất để xây dựng nhà máy điện trước đó vẫn chưa được giải quyết. Dự án Nhà máy điện mặt trời có mức vốn đầu tư lên tới 14 triệu USD đang đứng trước nguy cơ có thể trở thành phế liệu.

Công trình “Đắp chiếu” suốt 6 năm trụ sắt gỉ sét, dây điện hở lõi...

Theo kế hoạch ban đầu công trình hệ thống phát điện sử dụng năng lượng mặt trời (nối lưới), công suất 10 KW do công ty Hanvit (Hàn Quốc) tài trợ với tổng số vốn đầu tư trên 700 triệu đồng. Trong đó Hàn Quốc tài trợ 550 triệu đồng và vốn đối ứng của huyện Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận) hơn 150 triệu dùng để xây dựng các công trình phụ…

Năm 2013, công trình hoàn thành dự kiến sẽ phục vụ miễn phí cho hơn 20 hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên đến nay công trình vẫn chưa đi vào hoạt động. Thậm chí, nhiều trụ sắt đã bị gỉ sét, dây điện bị hở lõi, nhiều bảng thông tin đã bị phai màu và những tấm pin đã bị bong có thể rơi bất cứ lúc nào.

Nhà máy điện tại Ninh Thuận gần hơn 6 năm vẫn chưa được đưa vào vận hành.

Nhà máy điện được xây dựng với nhiều mong đợi của người dân trong vùng bởi đây là công trình công cộng và phục vụ miến phí. Thế nhưng, trước sự háo hức, đợi chờ của người dân thì công trình đã đắp chiếu hơn 6 năm nay. Theo bản đồ bức xạ mặt trời của Meteonorm, thì Ninh Thuận là khu vực có nguồn bức xạ dồi dào, khoảng 1.800 kWh/m2/năm. Sự chênh lệch về bức xạ mặt trời giữa các mùa trong năm không cao, đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời. Dự án điện mặt trời tại đây đã để lại nhiều tiếc nuối cho người dân trong vùng.

Dự án điện mặt trời bị dân phản đối vì nghi vấn "núp bóng" khai thác titan

Ở một khía cạnh khác, Dự án nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ có diện tích 380 ha, trong đó có 324 ha ở xã Mỹ Thắng và 56 ha ở xã Mỹ An. Dự án này cũng bị người dân phản ứng ngay từ khâu khảo sát. Những người dân ở đây cho rằng việc triển khai Dự án nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ sẽ gây ô nhiễm môi trường và lo ngại doanh nghiệp nấp bóng làm dự án để khai thác titan, phá rừng dương phòng hộ ven biển, rào chắn lối đi ra biển và lo ngại chủ đầu tư sẽ bán dự án cho người người nước ngoài…

Theo người dân, cách đây hơn 10 năm, trên địa bàn H.Phù Mỹ có hàng chục dự án khai thác titan được các cơ quan chức năng cấp phép. Việc khai thác titan ồ ạt ở khu vực ven biển diễn ra nhiều năm liền đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống nhân dân, như: Rừng dương bị chặt phá dẫn đến hiện tượng cát bay, mực nước ngầm bị cạn kiệt, đường xá bị hư hỏng…

“Cần phải tính toán kỹ bởi đây là vấn đề quy hoạch của cả quốc gia”

Cho mượn quỹ đất để đổi lấy nhà máy điện không được sử dụng, nhận tài trợ đổi lấy nhà máy điện đang dần trở thành đống phế liệu, đó chính là những từ ngữ miêu tả đúng nhất về Dự án nhà máy điện tại tỉnh Quảng Bình và tỉnh Ninh Thuận.

Trước thực trạng trên, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử luật sư Phạm Liêm Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Đây không phải là vấn đề của một địa phương, mà đây là vấn đề quy hoạch lãnh thổ của toàn quốc gia. Chính bởi vậy, đòi hỏi chính phủ phải có quy hoạch tổng thể. Vùng nào thích hợp và diện tích đất ở đâu có thể dùng để khai thác và thu năng lượng mặt trời thì phải tính toán kỹ. Đồng thời cần phải hài hòa, nếu phát triển một cách ngẫu hứng, tùy tiện không có quy hạch gì thì sẽ dẫn đến tốn kém chi phí của doanh nghiệp và lớn hơn là gây thất thoát nguồn vốn của quốc gia”.

Luật sư Phạm Liêm Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội).

Bên cạnh đó, luật sư Chính còn cho rằng nhiều doanh nghiệp trong quá trình phát triển kế hoạch, họ sẽ phải gặp những trở ngại như chậm quỹ đất, hay giải phóng mặt bằng dẫn đến những rủi ro cho nhà đầu tư. Vậy nên đối với những doanh nghiệp đã vay vốn và mượn quỹ đất thì phải có sự phối hợp giữa nhà đầu tư với chính quyền. Khi triển khai dự án thì phải cố gắng thực hiện những cam kết đó với chính quyền, với người dân. Bởi nếu dự án bị đổ bể thì sẽ dẫn đến việc lãng phí cho tất cả. Đồng thời, cần xử lý triệt để đối với những doanh nghiệp “núp bóng” dự án để mượn quỹ đất hay khai thác tài nguyên nhằm phục vụ cho một mục đích khác”.

Dự án Nhà máy điện mặt trời đầm Trà Ổ được triển khai trên diện tích khoảng 60,6 ha trên đầm Trà Ổ (thuộc xã Mỹ Lợi, H.Phù Mỹ), tổng vốn đầu tư khoảng 1.440 tỉ đồng và dự kiến đến quý II năm 2019 sẽ đi vào hoạt động. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018, người dân sống xung quanh đầm Trà Ổ, ở các xã Mỹ Lợi, Mỹ Châu, Mỹ Thắng nhiều lần tập trung phản đối dự án này.

Những người dân này lo ngại khi triển khai dự án, chủ đầu tư sẽ rào chắn để chiếm diện tích đầm Trà Ổ, khu vực che phủ của các tấm pin sẽ khiến thủy sản không thể sinh sống, dự án gây ô nhiễm môi trường, tăng nhiệt độ xung quanh nhà máy.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ 2: Nhiều nhà máy điện mặt trời xin đất, vay vốn rồi...'đắp chiếu'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần Giờ phấn đấu đạt Net zero vào năm 2035
Huyện Cần Giờ, TPHCM vừa ban hành Kế hoạch phối hợp xây dựng Chương trình hành động Vì một Cần Giờ Xanh, đề xuất trồng rừng gắn với tín chỉ carbon, nhằm đạt được mục tiêu "net zero" vào năm 2035, trước 15 năm so với cam kết của Việt Nam.
Thái Nguyên: Tận dụng phế phẩm để chăn nuôi
Tận dụng nguồn thức ăn thừa tại các bếp ăn tập thể, hội viên Hội Chăn nuôi - Thú y tỉnh Thái Nguyên đã xử lý, chế biến để làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
Giải bài toán rác thải ở Bắc Ninh
Theo kế hoạch từ 2024, Bắc Ninh cơ bản sẽ xử lý triệt để rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày bằng các nhà máy đốt rác phát điện công nghệ hiện đại của thế giới.

Tin mới