Thứ bảy, 20/04/2024 06:58 (GMT+7)

Kỳ tích Biwase

Duy Chí -  Thứ ba, 17/11/2020 14:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Năm 2020 là năm đầy khó khăn do đại dịch Covid và chiến tranh thương mại. Nhưng Biwase đã khéo léo “Né hiểm nguy – Nắm cơ hội” cùng với phát huy vai trò đội ngũ lao động lành nghề, ý thức cao.

Kết quả sản xuất kinh doanh 10 tháng/2020 Công ty Biwase đạt con số ấn tượng: Doanh thu 2.991,59 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 438,98 tỷ đồng, tăng gần 30% so cùng kỳ. Nộp ngân sách vượt kế hoạch trên 10%. Trung bình mỗi công nhân lao động tạo ra trên 3 tỷ đồng doanh thu. Ước tính năm 2020 công ty chạm mốc doanh thu 3.000 tỷ đồng.

Trong Nguy có Cơ

Quá trình bùng phát, rồi lan rộng của đại dịch Covid 19 là thách thức to lớn không chỉ với các nhà khoa học, lãnh đạo quốc gia, mà còn đẩy các dự báo, kế hoạch mang tầm chiến lược vào thế bế tắc, khó khăn.

Thời gian đầu Biwase cũng rơi vào trạng thái lúng túng. Nhưng với nội lực và bản lĩnh của đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, từng bước ra trong gian khó, thiếu thốn, Công ty Biwase đã nhanh chóng phát huy vai trò đội ngũ công nhân lao động ý thức cao, lành nghề cùng với hệ thống trang thiết bị, phương tiện, máy móc hiện đại, hùng hậu, bám sát nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, được Ban lãnh đạo truyền đạt thông điệp: “Nước sạch, Vệ sinh môi trường là vấn đề thiết yếu. Dịch bệnh có thể phòng tránh được, nhưng thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm thì hậu quả khó lường”!

Song song với nhiệm vụ phòng chống dịch, Biwase đã triển khai đầu tư gần 1.500 tỷ đồng, phát triển thêm 40 Km ống chuyển tải từ Φ 400 đến Φ 1.600mm,  nhằm tăng công suất sản xuất của toàn hệ thống sản xuất nước sạch lên 200.000m3/ngày đêm. Cụ thể tại các nhà máy nước Nam Tân Uyên tăng thêm 60.000m3/ngày đêm; Chơn Thành tăng thêm 20.000m3/ngày đêm; Uyên Hưng tăng thêm 30.00m3/ngày đêm; Tân Hiệp tăng thêm 100.000m3/ngày đêm. Tổng công suất cung cấp nước sạch của Biwase hiện nay đạt 800.000m3/ngày đêm.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tham quan Nhà máy cấp nước Dĩ An.

Tỉnh Bình Dương nhiều năm qua đã ổn định ở vị trí nhóm đầu về thu hút đầu tư nên lượng rác thải, nước thải đều tăng. Thể hiện rõ tại các nhà máy thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trực thuộc Công ty Cổ phần Nước Môi trường Bình Dương Biwase đang tăng sản lượng từ 15% so cùng kỳ. Kết quả sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị đạt tốt...

Lượng rác thải sinh hoạt cũng tăng trên 30%, đạt mốc 3.000 tấn/ngày. Nhằm kịp thời xử lý, không để xảy ra tồn đọng rác thải, Biwase đã phát triển thêm 2 dây chuyền xử lý rác tự động vào vận hành. 1 dây chuyền tái chế rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ, công suất 840 tấn/ngày và 1 dây chuyền lò đốt rác 200 tấn/ngày.

Việc nâng công suất các nhà máy nước, đưa các dây chuyền xử lý, tái chế rác thải thành phân bón hữu cơ trong thời điểm khó khăn này đang là câu chuyện đáng trân trọng trong ngành.

Trong lúc thị trường đang trầm lắng, nhà đầu tư tìm mọi cách để bảo toàn đồng vốn thì Biwase đã chào bán thành công 37,5 triệu cổ phiếu, giá đăng ký 10.000 đồng/cổ phiếu, giá khởi điểm 25.5 ngàn đồng/cổ phiếu. Số tiền thu về vượt kế hoạch gần 150 tỷ đồng vào cuối tháng 9/2020. Năm 2020 Biwase tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 1.875 tỷ đồng.

Truyền thống nhân ái

Là doanh nghiệp nhà nước, bước ra từ trong khó khăn, bế tắc; tài sản hầu như không có gì ngoài nợ. Năm 1993 khi Bình Dương còn là tỉnh Sông Bé, hệ thống cấp nước của tỉnh công suất chỉ từ 4.000 đến 4.500 m3/ngày đêm. Được bơm từ 24 giếng khoan sử dụng nguồn nước ngầm. Trong đó đã hết 6 giếng bị hư hỏng nặng, không có kinh phí sửa chữa.

Ông Mai Thế Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương nói: Nước sạch, điện, giao thông, y tế, trường học ... là nền tảng quan trọng của xã hội và thu hút đầu tư. Là tỉnh nghèo, bị chiến tranh tàn phá, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm nhưng không có gì để đầu tư, khuyến khích phát triển ngoài cho cơ chế và tăng cường giám sát. Có thể nói Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Môi trường Bình Dương (Biwase – Tiền thân Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương) cũng như các đơn vị khác trong tỉnh đều xuất phát từ không có gì, nhưng người đứng đầu thì rất quyết tâm, có trách nhiệm, nội bộ rất đoàn kết, yêu thương và hết lòng vì công việc. Từ việc đi xin chủ trương, tìm kiếm nguồn vốn, đến triển khai thực hiện dự án đều tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật và các cam kết đã ký. Từ đó hiệu quả, úy tín tăng dần từ trong ra ngoài nước.

Xử lý môi trường, cung cấp nước sạch không chỉ cần nguồn vốn lớn mà còn phải có thời gian để khấu hao. Từ việc trân trọng, chắt chiu từng đồng vốn vay, tiết kiệm từng khoản chi phí nhỏ mà Biwase từng bước làm tốt vai trò nhà cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt và công nghiệp. Công ty tiếp tục phát triển sang các ngành thu gom xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại...Biến những thứ dơ bẩn, độc hại thành tài nguyên đô thị thông qua công nghệ thu hồi, tái chế rồi sản xuất ra nhiều vật chất hữu ích như vật liệu xây dựng, phân bón hữu cơ, phát điện từ khi biogas thu hồi trong quá trình xử lý rác thải. Đây là thành công vượt bậc của Biwase trong chuỗi xử lý môi trường hiện nay.

Đi lên từ nghèo khó nên Biwase rất đồng cảm với  những hoàn cảnh khó khăn.  Mỗi năm Biwase đều có quà tết cho những gia đình nghèo; xây nhà tình nghĩa từ ít đến nhiều, từ gần đến xa; đưa lực lượng đoàn viên thanh niên đến cùng cán bộ chiến sĩ đồn Biên Phòng Dak Quýt, Hoàng Diệu tỉnh Bình Phước khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà tết cho đồng bào dân tộc; vượt núi băng rừng xây dựng sân chào cờ khu vực cột mốc chủ quyền; làm đường biên giới khu vực các đồn biên phòng quản lý. Thăm tặng quà tết cho cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn đặc công đóng quân nơi xa xôi. Kịp thời mang tiền, quà đến những nơi bị thiệt hại do bão lũ; tặng bò giống, phân bón, tôn lợp nhà giúp người dân khôi phục sản xuất, hỗ trợ các gia đình nạn nhân chất độc màu da cam...

Biwase tặng tôn, bò giống cho người dân vùng lũ Quảng Bình.

Trong đợt hạn mặn lịch sử đầu năm 2020 tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, Biwase đã mang nước sạch, phân bón từ Bình Dương về các tỉnh cùng bà con giải khát, giải mặn, bảo vệ cây trồng...Có không ít những trường hợp bệnh hiểm nghèo đã được công ty tận tình hỗ trợ, giúp đỡ. Nhiều người nhờ sự giúp đỡ kịp thời của công ty đã đã vượt qua bạo bệnh. Sau đó tự nguyện xin về công ty làm việc để vừa được cống hiến vừa được trả ơn...

Doanh nghiệp đầu tiên vay vốn trung dài hạn không qua bảo lãnh chính phủ

Ngày 17/11 hai tổ chức tài chính quốc tế là Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB và Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản – Jica sẽ diễn ra lễ ký kết hợp đồng tài trợ vốn dài hạn, áp dụng lãi suất Libor cho Công ty cổ phần Nước Môi trường Bình Dương (Biwase) với khoản vay trị giá 16 triệu USD thực hiện dự án Nâng cấp Nhà máy nước Tân Hiệp thêm 100.000m3/ngày đêm. Đây là dự án đầu tiên được ADB và Jaica triển khai tại Việt Nam không qua bảo lãnh của chính phủ.

Lễ ký kết hỗ trợ vốn vay 16 triệu USD dài hạn giữa Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Jica đồng hỗ trợ Biwase không qua bảo lãnh của chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ tịch HĐQT Biwase nói: Đây là sự kiện lịch sử của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng trong việc tiếp cận, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, uy tín do các tổ chức tín dụng quốc tế lớn tài trợ, ưu đãi cho công tác an sinh xã hội, nước sạch, vệ sinh môi trường bảo vệ sức khỏe cộng đồng...

Bạn đang đọc bài viết Kỳ tích Biwase. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...