Thứ năm, 25/04/2024 22:31 (GMT+7)

Kỳ vọng đất nước phát triển bền vững, Xanh - Sạch - Đẹp

MTĐT -  Thứ ba, 02/02/2021 10:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các bon thấp khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất.

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các bon thấp khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Nâng cao tính chống chịu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ và của nền kinh tế; thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông lâm, ngư nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế.

Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XIII ghi rõ: "Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng chiến lược, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, trọng tâm là đất, nước và khoáng sản. Xây dựng hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và thảm họa môi trường, dịch bệnh. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường. Chủ động tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, an ninh năng lượng”. 

Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các bon thấp khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Nâng cao tính chống chịu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và nền kinh tế; thực hiện các giải pháp thông minh để thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông lâm, ngư nghiệp và các lĩnh vực khác của nền kinh tế. 
Môi trường nước ta hiện nay đang xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại các giống loài đã ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. 

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới: Tại Việt Nam, với 59 điểm trong bảng xếp hạng chỉ số hiệu quả hoạt động môi trường. Việt Nam đứng ở vị trí 85/163 các nước được xếp hạng và nằm trong số 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp và ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe. Hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mỹ thực hiện báo cáo thường niên khảo sát ở 132 quốc gia, kết quả nghiên cứu cho thấy: Về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam đứng thứ 123/132 quốc gia khảo sát; về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe đứng vị trí 77; về chất lượng nước Việt Nam được xếp hạng 80. Tính theo chỉ số chung EPI, Việt Nam xếp thứ 79. Đó là những đánh giá chung, còn nếu xem xét cụ thể trên từng khía cạnh thì sẽ càng thấy rõ hơn bức tranh chung của môi trường Việt Nam hiện nay.

- Môi trường nước bị ô nhiễm bởi nhiều nguồn: nước thải thành phố, công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học… đặc biệt đối với biển là ô nhiễm dầu mà chủ yếu là do những sự cố do chuyên chở gây nên. 

- Ô nhiễm đất: 

Về tự nhiên: 3/4 diện tích tự nhiên là đồi núi thấp mà độ che phủ rừng lại thấp, mưa tập trung vào một số tháng gây rửa trôi, xói mòn đất mạnh; hạn hán, bão tố xảy ra thường xuyên. 

Về kinh tế xã hội: Nguyên nhân kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến suy thoái đất rất phức tạp. Một số nguyên nhân chính như sau: Nhiều vùng đất còn bị ô nhiễm do sử dụng không hợp lý phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trưởng. Ở các vùng dân cư, đô thị và khu công nghiệp, đất có thể bị ô nhiễm do các chất thải không qua xử lý. Ngoài ra, ở một số nơi, đất còn bị ô nhiễm do các chất độc hóa học, nhất là chất da cam/dioxin trong thời kỳ chiến tranh. 

- Ô nhiễm không khí: 

Việt Nam đang bị coi là nước ô nhiễm không khí cao tới mức độ báo động.

Tại TP. Hồ Chí Minh, nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông, trong đó chủ yếu là CO tăng 1,44 lần và bụi PM 10 (tức bụi có kích thước bé hơn 10i) tăng 1,07 lần. Kênh rạch ở các khu vực nội thành bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh ở mức độ cao. 

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tăng trưởng kinh tế. Nhiều chất gây ô nhiễm gây ra sự nóng lên toàn cầu. Động cơ diesel, đốt rác và bếp lò bẩn sản sinh ra khí carbon đen. Carbon đen gây chết người và là một chất gây ô nhiễm khí hậu. Nếu chúng ta giảm lượng khí thải các chất gây ô nhiễm như vậy, chúng ta có thể làm chậm sự nóng lên toàn cầu tới 0,5oC trong vài thập kỷ tới. 

- Hệ sinh thái bị thu hẹp.

Ngoài vấn đề  ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các vấn đề kinh tế - xã hội, ô nhiễm môi trường còn là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. 

Tác động ô nhiễm đất do thu hẹp diện tích cư  trú của các loài sinh vật. Diện tích cư trú và môi trường sống của các sinh vật bị thu hẹp, thay đổi do hoạt động khai thác khoáng sản làm thu hẹp dần diện tích cư trú của các loài sinh vật hoang dã, mất dần thảm thực vật, nghèo nàn nguồn thức ăn của sinh vật với hậu quả cuối cùng là suy kiệt hệ sinh thái. 

Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường 

1. Phát triển kinh tế tuần hoàn để nâng cao chất lượng tăng trưởng 

Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh tài nguyên ngày càng suy thoái, cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, biến đổi khí hậu diễn biến khốc liệt. Xây dựng kinh tế tuần hoàn đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Kinh tế  tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên, mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn  trong nền kinh tế… 

Đến nay, một số cơ chế, chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Việt Nam đã có một số mô hình tiếp cận của kinh tế tuần hoàn như mô hình thu gom tái chế sắt vụn, tu gom tái chế giấy… Trong nông nghiệp có mô hình vườn - ao - chuồng, thu hồi gas từ chất thải vật nuôi…, các mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Mặc dù còn nhiều hạn chế, như còn gây ô nhiễm môi trường, nhưng các mô hình này cũng đã bước đầu tiếp cận với kinh tế tuần hoàn.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Ngay từ những năm đầu của thập niên 2021-2030, cần tập trung triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội hợp tác trong tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững đất nước. Trong đó, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh nghiệp, người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Nhiều quốc gia trên thế giới như Hà Lan, Đức, Phần Lan và Đan Mạch, Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế tuần hoàn. 

Để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. 

Đề nghị Đảng và Nhà nước ban hành nghị quyết về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, Rà soát bổ sung ban hành mới các cơ chế chính sách. 

Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chiến lược, chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.

"Trước mắt, cụ thể hóa các quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, như quy định trách nhiệm cụ thể của nhà sản xuất trong việc thu hồi, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ. Quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường (phát thải và công nghệ) tương đương với nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực”. Có thể lựa chọn một số ngành, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thực hiện theo mô hình kinh tế tuần hoàn như công nghiệp giấy, sản xuất sắt, thép, nhiệt điện, quản lý nước theo chu trình. Phát triển các đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, trung tâm nhiệt điện theo mô hình tuần hoàn. 

2. Xây dựng thành phố xanh

Khái niệm "thành phố xanh - đô thị xanh” định hình ở Mỹ và Châu Âu khoảng những năm 80 của thế kỷ trước và được coi là một loại hình đô thị, một lựa chọn phù hợp trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến ngôi nhà chung trái đất. Nhiều quốc gia đã thành công trong việc xây dựng loại hình đô thị này như Mỹ với Alexandra, Virginia; Trung Quốc với  Thanh Đảo, Bắc Hải; Thụy Điển với Stockholm… Đô thị xanh không chỉ có không gian xanh, công trình xanh, công nghiệp xanh, giao thông xanh mà còn bao hàm cả việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, công trình lịch sử - văn hóa và quan trọng nhất là có một cộng đồng dân cư sống thân thiện với thiên nhiên, môi trường trong vai trò chủ nhân của thành phố.

Ảnh minh họa. Nguồn: Tư liệu

Thành phố xanh là sự lựa chọn phù hợp với Hà Nội - đô thị vốn là thành phố trong sông với chiều dài lịch sử "nghìn năm văn hiến”. Từ điểm nhìn lịch sử có thể thấy, thành phố xanh không xa lạ với người Việt Nam, với Hà Nội.

Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn - vị vua khai sáng Kinh đô Thăng Long đã dựa vào hình thể tự nhiên của mảnh đất "bốn phương hội tụ” với sông Hồng, sông Tô Lịch, Kim Ngưu mà dựng thành trong sông, thành đắp bằng đất, lấy sông làm hào lũy, vừa để phòng vệ, vừa ngăn lũ lụt. tư duy sống hài hòa cùng thiên nhiên của nhà Lý. Còn để lại nhiều dấu ấn với đất  kinh kỳ. Tương truyền, các đời vua Lý đã ra luật định buộc triều thần mỗi người phải trồng một cây hòe trên con đường từ cửa đông hoàng thành ra đến bến Đông Bộ Đầu, con đường này người ta gọi là Hòe Nhai. Sang thời Trần, phía tây kinh thành là nơi tập trung nhiều dinh, phủ của hoàng thân, quốc thích, họ trồng những rặng liễu thướt tha ven con đường đi về phía tây và cái tên Liễu Giai cũng xuất hiện từ đấy. Nơi đô hội lớp lớp người tứ xứ đổ về lập thân, lập nghiệp, những cây đa, bến nước, sân đình biểu tượng của không gian văn hóa làng cũng theo chân phường nghề về phố tạo nên những làng trong phố. Giới nghiên cứu cho rằng, Thăng Long - Hà Nội là ngôi làng lớn của nhiều làng nhỏ vì vậy. Lối sống hài hòa cùng thiên nhiên từ đây mà thành sau này, người Pháp mang văn minh, nếp sống văn minh, lối sống phương tây hòa văn minh, lối sống phương Đông nói chung, văn hóa, truyền thống sinh hoạt, cư trú Việt nam nói riêng tạo ra những không gian xanh cho đến hôm nay vẫn hết sức ấn tượng với những người Hà Nội.

Hà Nội xanh và sự lựa chọn của tương lai. 

Trong tiến trình phát triển đô thị hơn nghìn năm qua, Hà Nội luôn hướng tới một sự hài hòa, trước hết là hài hòa cùng thiên nhiên. Không chỉ phát triển đô thị theo chiều đứng, Hà Nội hôm nay và ngày mai trải rộng trong một không gian xanh cùng núi Tản, sông Hồng. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy rất rõ điều đó. Có thể nói, định hướng này không chỉ phù hợp với đặc điểm, lịch sử, địa lý riêng của Thăng Long - Hà Nội, mà còn đáp ứng được xu thế phát triển.

Hướng tới một thành phố "xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại”, Hà Nội đã triển khai hàng loạt dự án, để nâng cao chất lượng môi trường như thử nghiệm nạo vét  và xử lý nước sông hồ, đầu tư xử lý nước thải làng nghề, nước sinh hoạt … và rất đáng ghi nhận là chương trình mục tiêu trồng một triệu cây xanh giai đoạn 2016 - 2020. Không chỉ, "về đích” sớm hai năm so với kế hoạch, chương trình còn để lại dấu ấn về cách tiếp cận mới - dựa trên công nghệ hiện đại để nâng cao giá trị cũng như tính mỹ thuật của cây xanh trong không gian đô thị. Việc nghiên cứu hướng gió, việc trồng cây, tỉa cành… đã mang lại kết quả hết sức tích cực mà mỗi người Hà Nội đều có thể cảm nhận trên muôn nẻo phố phường.

Khu Hồ Gươm đã trở thành một vườn thực vật với nhiều loại cây, nhiều tầng tán, mỗi mùa mang một nét đẹp riêng. Đại lộ Võ Nguyên Giáp đã thật sự là một không gian trình diễn cây xanh đô thị, nơi hội tục của hàng nghìn cây chà là, long não, hoa ban… Trong lòng thành phố,cây xanh trải rộng vỉa hè, "đứng chân” trên dải phân cách giữa hai làn đường làm cho những Láng hạ, Xã Đàn, Đại Cồ Việt,..trở nên thi vị. Ở những đô thị cũ và mới xuất hiện nhiều hơn, với việc gìn giữ cây di sản và những con đường xanh, con đường hoa nối xóm, thôn với những cánh đồng.

Hà Nội đang xanh từng ngày, bên những hàng cây sấu, xà cừ, hoa sữa, sao đen, phượng.. bàng lá nhỏ…, rất nhiều thảm hoa, cây cảnh giàu tính mỹ thuật. Điều này cũng tạo nên tính hấp dẫn mới của cây xanh Hà Nội.

Cùng với những tư duy xanh, nhiều người Hà Nội đang tìm về lối sống hài hòa cùng với thiên nhiên đã ngấm vào tâm thức ngàn đời. Có lẽ cũng vì vậy mà những đô thị xanh xuất hiện này càng nhiều. Với những sự kết hợp giữa cây xanh, hồ nước với kiến trúc hiện đại những Vinhomes Riverside, Gamuda, Gaarrdens, hay Ecopark (không trên địa bàn thành phố nhưng là nơi cư trú của nhiều người Hà Nội) đã thổi một làn gió mới, vào đời sống đô thị. Cùng với đó là những công trình xanh như chung cư Seasons Avenue ở Hà Đông hay những ngôi nhà xanh bên hồ Tây huyền thọai… Tất cả đã làm nên một diện mạo mới, một hướng phát triển mới cho đo thị Hà Nội định hình một thành phố xanh đúng nghĩa. 

Hà Nội sẽ tạo ra thành phố xanh theo cách của riêng mình. Đó là một đại đô thị sinh thái có sự hài hòa giữa màu xanh cây lá với không gian mặt nước theo quy hoạch có tầm nhìn lâu dài, đó là những không gian xanh đô thị hiện chiều sâu văn hóa cũng như lối sống gần thiên nhiên. Và đó còn là nền công nghiệp xanh, giao thông xanh… Sự lựa chọn đúng đắn đó cho tương lai, trên cơ sở quy hoạch,định hướng công tác quản lý thực hiện quy hoạch của chính quyền thành phố, rất cần đến những đóng góp, gánh vác của cả cộng đồng 

Cùng với sự phát triển chung của cả nước, năm 2019 Thủ đô Hà Nội tiếp tục đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Hòa chung niềm vui đó, các tầng lớp nhân dân bày tỏ niềm tự hào, tin tưởng và khát vọng về sự phát triển toàn diện, bền vững của Thủ đô theo hướng ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Ông Mai Thế Chinh, 53 tuổi Đảng, Chi bộ Lý Nam Đế 3, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm cho biết: Thường xuyên theo dõi các phương tiện thông tin đại chúng, tôi được biết Hà Nội là thành phố tiên phong trong xây dựng Thành phố thông minh, với lộ trình cụ thể. Thời gian qua, Hà Nội có những bước đột phá căn bản về công nghệ thông tin, triển khai theo hướng tổng thể, đồng bộ, sử dụng chung  trên một hệ thống và gắn với mô hình chính quyền đô thị. Hy vọng trong tương lai không xa, thành phố Hà Nội tự tin đứng trong mạng lưới Thành phố thông minh của khu vực và trên thế giới. 

Một mùa xuân mới đã về trên quê hương Việt Nam. Trong những thanh âm rộn ràng của đất trời, lòng người hân hoan hòa cùng niềm vui chung của đất nước. Năm 2019 đã đi qua với nhiều dấu son rực rỡ nối tiếp những thành công trong hành trình hơn 30 năm đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng và mang đến những tâm thế để đất nước bước vào năm 2020 với nhiều vận hội mới, niềm tin và nguồn lực mới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhiều lần khẳng định: "Thế và lực của nước ta đã được tăng cường, đất nước đang khởi sắc, vận nước đang lên. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.”

Văn hóa, cốt cách của người Hà Nội luôn được coi là di sản quý. Đó là nét thanh lịch của xứ Kinh kỳ với sự rộng lòng của nơi bốn phương tụ hội, sự quả cảm của mảnh đất trải qua nhiều bom đạn đau thương, sự hài hòa của thành phố cổ kính mà năng động… Nó có sự lắng lại của chiều sâu văn hóa ngàn năm, nhưng cũng bắt nhịp cùng thời cuộc. Ẩn trong những không gian hiện đại được tạo bởi những tòa nhà chọc trời, hệ thống giao thông phát triển…, là hồn cốt truyền thống từng ngày tạo nên thành phố hiện đại, văn minh mà giàu bản sắc.

Làm sáng tỏ nét đẹp văn hóa người Hà Nội xưa và nay là những gì Thủ đô chú trọng suốt nhiều năm qua, nhằm tiếp tục lưu giữ, trao quyền, củng cố và bồi đắp nguồn lực nội sinh cho mảnh đất ngàn năm văn hiến này. Cuộc vận động bồi đắp văn hóa, giữ gìn "thương hiệu” người Hà Nội gắn với Chương trình 04-Ctr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã và đang được triển khai sâu rộng trên toàn thành phố. Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội sau hơn 2 năm đi vào cuộc sống, đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội, góp phần khơi dậy ý thức, trách nhiệm vì một Thủ đô thanh lịch, văn minh…

Trong sự vun đắp không ngừng ấy, còn biết bao điều khác đang giúp Hà Nội ngày càng hấp dẫn hơn. Từ đô thị tới làng quê, đâu đâu cũng nở rộ những phong trào, sáng kiến vì một nơi đáng sống: những con đường hoa, những bức bích họa, những hoạt động thiện nguyện…

Thủ đô hôm nay đã ở trên một tầm cao mới, không chỉ về diện tích mà cả về chiều sâu văn hóa, lịch sử cùng các giá trị nhân văn bền vững. Trên đường vượt qua những ngổn ngang, bề bộn, mỗi người Hà Nội biết tự hào và có trách nhiệm góp sức xây dựng đời sống văn hóa, đấu tranh cho cái hay, cái mới, sẽ góp phần củng cố, bồi đắp các giá trị tốt đẹp cho Hà Nội. Trong đó, phát triển mang ý nghĩa nhân văn, trên cơ sở sáng tạo từ những nét thanh lịch truyền thống chính là sự phát triển đúng nghĩa của văn hóa Thăng Long - Hà Nội hôm nay và mai sau.

3. Một số giải pháp phát triển môi trường nông nghiệp nông thôn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. 

Hà Nội sẽ phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Lê Việt

Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nói cách khác, xây dựng nông thôn mới chính là thể hiện một bước của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước đã cụ thể hóa xây dựng nông thôn mới thành 19 tiêu chí, tuy nhiên việc cụ thể hóa 19 tiêu chí này sao cho sát, đúng với từng vùng miền, địa phương, dân tộc sẽ quyết định sự thành bại của quá trình này, cần hết sức tránh tư duy nhất loạt, áp đặt như chúng ta đã từng vấp phải. Trở ngại lớn nhất của việc xây dựng nông thôn mới chính là giải quyết mối quan hệ giữa người nông dân và đất đai, trao đất vào tay người nông dân luôn là nguyên lý bất di bất dịch, để người nông dân có môi trường sống, có nguồn sống, có thu nhập cao trên cơ sở chuyển đổi  cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đó còn là việc tạo cơ chế thích hợp để có thể tích  tụ ruộng đất sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp nông thôn dựa trên việc phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp mới. Đó còn là tạo dựng môi trường văn hóa (hiểu theo nghĩa rộng) vì thiếu môi trường văn hóa lành mạnh thì không thể xây dựng được nông thôn mới theo đúng nghĩa của nó. 

 Ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào sản xuất là giải pháp then chốt nhằm nâng cao giá trị, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập phát triển hiện nay.

- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là xu hướng trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là giải pháp then chốt, trọng tâm cho việc xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.

- Tái cơ cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

- Hạn chế và loại bỏ các loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích sử dụng công nghệ sản xuất sạch, công nghệ thân thiện với môi trường trong phát triển ngành nông nghiệp xanh và xây dựng nông thôn mới. 

- Phát triển lâm nghiệp bền vững

Quy hoạch rõ ràng và có chính sách phát triển phù hợp các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng rừng được nâng cao. Nhà nước đầu tư có chính sách đồng bộ để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đồng thời đảm bảo cho người nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp và chế biến ngay trong quy hoạch và dự án đầu tư, lấy nguồn thu từ rừng và làm giàu từ rừng.

- Xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ 

Nền nông nghiệp hữu cơ lấy các "sản phẩm phụ” của nông nghiệp và chất thải của các sinh vật làm phân bón, thực hiện một nền sản xuất nông nghiệp vừa có thể bảo vệ độ phì nhiêu của đất, vừa có thể bảo vệ sản lượng nông sản. Nền nông nghiệp hữu cơ dùng phân hữu cơ và các rơm rác, phân xanh, phân của gia súc, gia cầm để sản xuất. Không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật mà dựa vào những sinh vật trong hệ thống sinh thái tự nhiên để khống chế các loài sâu bệnh.

- Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái 

Nông nghiệp sinh thái là loại hình nông nghiệp mới tuân theo nguyên lý sinh thái học và kinh tế học. Nó vận dụng phương pháp hệ thống hiện đại, lợi dụng mối quan hệ tương sinh, tương tác giữa các loài, xây dựng nên một hệ thống sinh thái nông nghiệp có thể tự duy trì, đầu vào ít, sản lượng cao.

- Nâng cao mức bảo đảm an toàn phòng chống thiên tai, bão lụt, an toàn hồ đập.

+ Các giải pháp chủ động phòng chống, né tránh hoặc thích nghi để giảm thiểu tổn thất, bảo vệ an toàn cho dân cư, đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

+ Nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai và an toàn đập thông qua việc hiện đại hóa quản lý công trình và áp dụng công nghệ dự báo, cảnh báo giảm thiểu rủi ro, thiên tai.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng.

2. Trích tham luận của một số đại biểu phát biểu tại Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ XIII.

3. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, "Môi trường nông nghiệp và nông thôn, hiện trạng và hướng phát triển” (sách do nhà nước đặt hàng, NXB Thông tin - Truyền thông 2019) 

4. PGS.TS Nguyễn Đức Khiển, "Khát vọng một Hà Nội văn minh, hiện đại” Tạp chí điện tử Môi trường và đô thị, 8/2020.


PGS.TS  Nguyễn Đức Khiển
Nguyên Giám đốc Sở KH-CN-MT Hà Nội.

Bạn đang đọc bài viết Kỳ vọng đất nước phát triển bền vững, Xanh - Sạch - Đẹp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.