Thứ năm, 28/03/2024 21:14 (GMT+7)

Lâm Đồng: Bị áp đặt phi lý, một chủ rừng gửi đơn kêu cứu (Kỳ 1)

Minh Yến - Thế Bôn -  Thứ tư, 02/05/2018 16:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND huyện có quyết định buộc ông Trịnh Lương Hy phải tháo dỡ các công trình vi phạm, khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận người dân ở địa phương.

Sau khi nhận 50 ha ta rừng sản xuất tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, gia đình ông Trịnh Lương Hy đã đầu tư nguồn vốn, huy động nhân lực phủ kín toàn bộđất trống, đồi trọc đạt 98% diện tích nhận khoán, được Hạt Kiểm lâm Đức Trọng ghi nhận. Thật bất ngờ, Đoàn kiểm tra liên ngành huyện Đức Trọng, đến kiểm tra, lập biên bản một số công trình xây dựng không phép. Sau đó, UBND huyện có quyết định buộc ông Trịnh Lương Hy phải tháo dỡ các công trình vi phạm, khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Vụ việc đã gây xôn xao dư luận người dân ở địa phương.

Một chủ rừng tâm huyết.

Từ năm 2005, gia đình ông Trịnh Lương Hy được UBND tỉnh Lâm Đồng giao nhận khoán 30 ha rừng tại tiểu khu 268, thôn Khả Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, trồng rừng bằng nguồn vốn của gia đình, do ông Trịnh Luyện (cha ông Hy) đứng tên. Năm 2009, gia đình ông Hy có đơn xin chuyển sang hình thức thuê đất rừng, thời hạn 50 năm, với 30 ha rừng nhận khoán và xin thêm 20 ha phía trên núi là đất trống, tổng cộng là 50 ha, được UBND tỉnh chấp thuận.

 Khu rừng trồng của gia đình ông Trịnh Lương Hy

Sau đó, UBND huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ), diện tích 50 ha, mục đích sử dụng là đất rừng sản xuất, do ông Trịnh Lương Hy đứng tên. Đến năm 2012, gia đình đã đầu tư vốn, nhân công phủ kín toàn bộ 42 ha và gần 10 ha là rừng tre bụi, có ít gỗ tạp, ông Hy đã cho trồng xen thông 3 lá, mức độ phủ kín trên 98% diện tích, có Biên bản ghi nhận của UBND xã Hiệp An và Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng. Phần diện tích đất còn lại chưa có rừng, khoảng 1 ha, ông Hy đã cho dựng căn nhà cấp 4 diện tích 200m2 để gia đình ở và trông coi rừng; nhà ở cho công nhân, nhà kho, nhà xe, trạm bảo vệ, chuồng chăn nuôi heo, bò... diện tích khoảng 600m2; ao, hồ khoảng 0,2ha, diện tích còn lại là đường vận xuất trong khu vực đất được thuê. Ngoài ra, để tưởng nhớ, tri ân những cán bộ, chiền sĩ đã công tác, chiến đấu, hy sinh tại khu vực núi Voi và vùng phụ cận, gia đình ông Hy còn xây nhà bia tưởng niệm liệt sĩ dưới tán rừng, diện tích khoảng 60m2. Đây là tình cảm, là đạo lý uống nước nhớ nguồn của gia đình, hoàn toàn không mang tính chất văn hóa xã hội, không mang tính chất di tích lịch sử. Trước khi tiến hành các hạng mục công trình nói trên, ông Hy có trao đổi và báo cáo với Bí thư Dảng ủy, Chủ tịch UBND xã Hiệp An, được lãnh đạo địa phương đồng tình. Hơn nữa, trong quá trình thi công các hạng mục nói trên, gia đình ông Hy không gặp bất cứ trở ngại nào từ phía chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng. Có thể nói, từ ngày nhận đất rừng năm 2005 đến nay, gia đình ông Hy đã chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ. Hàng năm UBND xã Hiệp An và Hạt Kiểm lâm đến kiểm tra đều động viên, khuyến khích và đánh giá cao sự cố gắng của ông Hy cùng gia đình, chưa có lần nào phải nhắc nhở hoặc chấn chỉnh. Gia đình ông Hy rất phấn khởi, tin tưởng một ngày không xa sẽ có nguồn thu nhập lớn từ 50 ha rừng, để bù đắp những tháng ngày vất vả, gắn bó với rừng...

Kiểm tra phải...ra sai phạm.

Ngày 26/12/2012, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng Võ Văn Phương ký Quyết định số 3061/QĐ-UBND thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình quản lý sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất, mở đường trên diện tích đất ông Trịnh Lương Hy đang sử dụng tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, do Trưởng phòng Tài nguyên môi trường (TNMT) huyện Đức Trọng làm Trưởng đoàn, các thành viên còn có đại diện Sở Xây dựng, Sở TN & MT tỉnh Lâm Đồng. Theo luật sư Trần Thế Vinh, quyết định thành lập Đoàn kiểm tra của UBND huyện Đức Trọng nêu rất chung chung là “kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất, mở đường trên đất” mà đáng lý ra trong quyết định phải nói rõ đó là đất trồng rừng, đất lâm nghiệp, để tránh sự hiểu lầm với các loại đất khác. Đây chỉ là một cuộc kiểm tra bình thường mà phải đến 4 tháng sau, ngày 26/1/2013, Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng mới ký Kết luận kiểm tra !?

Trong Kết luận, UBND huyện Đức Trọng có đánh giá tình hình triển khai thực hiện dự án (DA): Ông Trịnh Lương Hy đã trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng trên diện tích đất nhà nước cho thuê cơ bản đạt yêu cầu. Tổng diện tích đã trồng rừng, quản lý bảo vệ và kết hợp sản xuất nông nghiệp khoảng 49,74ha/50 ha trồng thông, xoan đào, sưa, sao, mít, cà phê, ca cao, chuối và thực hiện nghĩa vụ tài chính hàng năm theo quy định.

Tuy nhiên, chủ rừng còn có một số vi phạm đối với việc mở đường: Đường thứ nhất nối với đường cao tốc dài 335m và các đường đất nội bộ khác trong khu vực DA đã thể hiện trong hồ sơ thuê đất năm 2009 và nhằm mục đích phục vụ công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, Đoàn Thanh tra chỉ ghi nhận và không có ý kiến gì. Đáng chú ý là đường thứ 2 nối với đường cao tốc mới mở năm 2012, gồm: Đoạn 1 là đường đất dài 20m, rộng 4,5m nối từ đường gom dân sinh vào đường cao tốc, chủ rừngtự ý mở hàng rào lưới B40do Công ty 7/5 thi công để dựng cổng. Việc đấu nối đường này với đường cao tốc là vi phạm quy định tại khoản 2 điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Đoạn 2 là đường đất mới mở, nối từ đường gom dân sinh (đoạn 1) vào khu nhà tưởng niệm rộng 4,5m, dài 330m, làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất và không đúng mục đích sử dụng đất.

Về nội dung này, theo ông Trịnh Lương Hy, do nhu cầu chuyển vật liệu xây bia tưởng niệm và chuyển cây vào trồng cho thuận tiện (có cây và bồn gốc nặng đến 200kg nên không thể qua con đường cấp phép) đồng thời để đỡ hao tốn nhân công, ông Hy đã xin phép chủ DA đường cao tốc và báo cáo UBND xã, Ban an toàn giao thông xã Hiệp An, được tháo lưới B40 rào dọc đường, khoảng 8m để vận chuyển cây trồng, vật tư, thời gian 1 tháng. Sau khi hoàn thành sẽ rào lại trả nguyên trạng và quá trình vận chuyển không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường. Sởdĩ ông Hy chỉ xin phép chủ DA là tại thời điểm đó, đường cao tốc chưa bàn giaoUBND huyện quản lý. Đến ngày 23/11/2012, ông Hy đã cho rào lại, trả lại nguyên trạng và có báo cáo xã Hiệp An. Nếu ông Hy vi phạm thì bị xử lý tại thời điểm đó và ông Hy chưa bị bất cứ cơ quan nào nhắc nhở, lập biên bản vi phạm nhưng không hiểu vì sao trong Kết luận của Đoàn kiểm tra ngày 26/4/2013 lại cho rằng ông Hy mở đường đấu nối trái phép vào cao tốc và bị xử lý, thật khó hiểu !?

Cũng xin nói thêm là từ năm 2009 trở về trước, chủ rừng cũng mở đường nối với đường cao tốc và các đường đất nội bô phục vụ trồng rừng thì ...không vi phạm, còn từ sau năm 2009 trở lại đây, việc mở thêm đường, với mục đích như trên thì lại bị quy kết là vi phạm Luật giao thông đường bộ. Phải chăng đây là một hình thức áp đặt không mang tính thuyết phục đối với 1 chủ rừng!?

Ông Hy cho biết, dọc hai bên đường cao tốc Liên Khương - Prend có trên 20 con đường được đấu nối với đường cao tốc trái phép, không những vậy, họ còn đập phá cả dải phân cách như đường hai chiều, đó là đoạn Trần Lê Gia Tang, mỏ đá đường cao tốc...Ngoài ra, từ cây số 11 đến cây số 16, rừng bị tàn phá nghiêm trọng, có doanh nghiệp xây dựng nhà ở, nhà kho, nhà làm việc... trên đất nông nghiệp, với diện tích cả ngàn m2 hoặc lấn chiếm đất công, đất nông nghiệp, với nhiều mục đích khác nhau nhưng chính quyền và cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Một số cá nhân, tập thể còn lợi dụng chủ trương giao đất, giao rừng của Chính phủ, khi nhận xong, họ sang nhượng để hưởng lợi nhưng chưa có ai bị xử lý !?

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Bị áp đặt phi lý, một chủ rừng gửi đơn kêu cứu (Kỳ 1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.