Thứ bảy, 20/04/2024 03:41 (GMT+7)

Làm gì để chống lại biến đổi khí hậu?

MTĐT -  Thứ năm, 16/05/2019 17:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo các nhà khoa học chúng ta vẫn còn thời gian để ứng phó với nóng lên toàn cầu, tuy nhiên thời gian này còn rất ít.

Tất cả nỗ lực đều cần thiết

Mới đây, trả lời phỏng vấn Hãng Thông tấn AP (Mỹ), bà Patricia Espinosa, Thư ký Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu theo các nhà khoa học chúng ta vẫn còn thời gian để ứng phó với nóng lên toàn cầu (tuy nhiên thời gian này còn rất ít).

Bà cho biết, sau 12 năm nữa chúng ta sẽ vượt qua cái gọi là “điểm không thể quay trở lại” đối với biến đổi khí hậu do phát thải CO2 quá mức gây ra.

Chính vì vậy, theo bà Espinosa, “tất cả các nỗ lực đều rất cần thiết”, để giảm thiểu phát thải CO2 và duy trì sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên Trái đất.

Bà cũng nhấn mạnh, nếu tiếp tục giữ nhịp độ gia tăng phát thải CO2 như hiện nay thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể đạt tới các mục tiêu của Hiệp định Paris (về các hoạt động hướng đến hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên Trái đất).

Hiệp định Paris nói rằng, sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên Trái đất, so với giai đoạn trước cuộc cách mạng công nghiệp, sẽ không thể vượt quá 2 độ C vào cuối thế kỷ này. Hiện giờ, nhiệt độ trung bình so với giai đoạn tiền công nghiệp đã vượt quá 1 độ C.

Bà Espinosa nhấn mạnh, thách thức lớn nhất đối với những người đấu tranh với biến đổi khí hậu là nhận thức được rằng vấn đề nóng lên toàn cầu đang hiện hữu. Bà cho biết, nhiều người có quan điểm biến đổi khí hậu “không phải do con người gây ra”, họ “không có liên quan” hoặc biến đổi khí hậu không ảnh hưởng tới họ.

“Sự thật là nếu chúng ta tiếp tục sản xuất, tiêu thụ, hoạt động như hiện tại, thì chúng ta sẽ tiến đến thảm họa không thể cứu vãn” - bà Espinosa cho biết.

Nhiệt độ Trái đất sẽ tăng 3oC vào năm 2100

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính được coi là "thủ phạm" chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu - đang ở mức cao kỷ lục, thế giới sẽ chứng kiến mức tăng nhiệt độ từ 3-5 độ C vào cuối thế kỷ này.

Theo các nhà từ năm 1980 đến nay, hoạt động của con người làm gia tăng phát thải khí nhà kính (KNK) dẫn đến nhiệt độ bề mặt trái đất tăng. Sự nóng lên toàn cầu làm tăng nhiệt độ không khí và đại dương, làm tan băng diện rộng, dẫn tới tăng mực nước biển toàn cầu.

Khí thải gây hiệu ứng nhà kính được coi là "thủ phạm" chính gây biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh minh họa: Internet.

Trong 100 năm (1906-2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,74oC, tốc độ tăng nhiệt độ 50 năm gần đây gần gấp đôi 50 năm trước đó. Trong thế kỷ XX, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6oC. Các nhà khoa học dự báo nhiệt độ trái đất trong thế kỷ XXI còn có thể tăng từ 1,1 - 6,4oC.

Theo báo cáo của UNEP, lượng khí nhà kính thải ra môi trường trong năm 2017 đã tăng lên mốc kỷ lục mới là 53,5 tỷ tấn sau 3 năm giảm liên tiếp. Để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lần lượt ở ngưỡng 2 độ C và 1,5 độ C như Hiệp định Paris 2015 quy định, lượng khí thải nhà kính vào năm 2030 phải ở mức thấp hơn con số trên tương ứng khoảng 25% (13,3 tỷ tấn) và 55% (29,4 tỷ tấn).

Theo ước tính của LHQ, các chính sách khí hậu hiện tại sẽ chỉ giúp giảm khoảng 6 tỷ tấn khí nhà kính phát thải trước năm 2030, đồng nghĩa với mức tăng nhiệt bề mặt Trái Đất là 3 độ C vào năm 2100.

ĐBSL dễ bị tổn thương

Việt Nam nằm trong 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH 20 năm qua vì bão, lũ và sạt lở đất. Trong đó, ĐBSCL là 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng, bên cạnh đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh).

Tác động của BĐKH đến Việt Nam rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Theo Ủy ban liên chính phủ về BĐKH, khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng.

Dưới tác động của BĐKH, chỉ trong 10 năm gần đây, các loại thiên tai như: bão, lũ, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn... đã gây thiệt hại đáng kể, làm chết và mất tích hơn 9.500 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,5% GDP/năm.

Tại Hội nghị BĐKH trực tuyến diễn ra ngày 21/11/2019, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, thế giới vẫn chưa hành động đủ nhanh và mạnh mẽ để ứng phó sự ấm lên của Trái đất, vì thế cần ngay lập tức giải quyết thực trạng này.

Chủ tịch Đại Hội đồng LHQ Maria Fernanda Espinosa cho rằng, lượng khí CO2 hiện nay đang ở mức cao nhất trong vòng 800 nghìn năm qua. Riêng trong năm 2017, thiên tai gây ra thiệt hại hơn 500 tỷ USD cho toàn thế giới. Tuy nhiên, bà Espinosa khẳng định vẫn chưa quá muộn để hành động.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Làm gì để chống lại biến đổi khí hậu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...