Thứ ba, 23/04/2024 23:53 (GMT+7)

Làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch?

MTĐT -  Thứ năm, 14/07/2022 15:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra quanh năm, nhưng vào mùa nắng nóng, tình trạng này thường xảy ra nhiều hơn, đặc biệt đây là mùa du lịch.

Ngộ độc thực phẩm (NĐTP) thường là nhiều người mắc trong cùng một gia đình hoặc trong cùng một bữa tiệc hoặc trong cùng một đoàn du lịch do ăn chung một loại thức ăn bị nhiễm trùng, nhiễm độc.

1. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

- Có rất nhiều loại vi sinh vật có thể gây nên ngộ độc thực phẩm, trong đó phải kể đến vi khuẩn, vi nấm và nấm. Vi khuẩn hay gặp nhất trong NĐTP là vi khuẩn tả (V. Cholerae) và họ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn tả là loại vi khuẩn có khả năng sống trong môi trường nước và thực phẩm khá lâu. Chúng có khả năng phát triển nhanh chóng và lây lan mạnh cho nên rất dễ gây nên dịch bệnh.

Vi khuẩn tả lại có độc tố rất mạnh cho nên bệnh cảnh lâm sàng khi mắc bệnh tả rất trầm trọng nếu không phát hiện sớm và xử trí kịp thời thì rất dễ đưa đến trụy tim mạch gây tử vong hoặc bị suy thận cấp do mất nước và chất điện giải ồ ạt.

- Ngoài ra, vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Campylobacter hoặc lỵ amíp cũng rất dễ gây nên NĐTP khi con người ăn phải một số lượng vi sinh vật đáng kể thì chúng sẽ gây ngộ độc bởi độc tố của chúng. Vi khuẩn thương hàn còn gây nên các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột hoặc nhiễm trùng huyết; với lỵ amíp có thể gây thủng ruột, áp xe gan...

Phòng nguy cơ ngộ độc từ hải sản

- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do vi khuẩn tụ cầu vàng (S.aureus) - Đây là loại vi khuẩn vừa gây bệnh bằng nội độc tố vừa gây bệnh bằng ngoại độc tố. Ngoại độc tố của tụ cầu vàng là một loại ngoại độc tố rất đặc biệt: độc tính cao và có khả năng chịu nhiệt tốt cho nên khó bị huỷ diệt khi đun nấu không đủ nhiệt độ và thời gian.

Ngộ độc thực phẩm do tụ cầu vàng gây ra có triệu chứng hết sức rầm rộ: đau bụng dữ dội, buồn nôn. Nôn xảy ra trong vòng vài giờ đầu sau khi ăn phải thức ăn có vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc độc tố của chúng.

- Người ta thấy ngộ độc thực phẩm cũng có thể xảy ra khi ăn phải thực phẩm có nhiễm vi khuẩn ngộ độc thịt (Clostridium botulinum), thường được gọi là ngộ độc botulinum (ở nước ta trong những năm gần đây đã gặp khá nhiều các trường hợp NĐTP do độc tố vi khuẩn này). Đây là loài vi khuẩn có ngoại độc tố cực mạnh cho nên biểu hiện của bệnh cũng rất rầm rộ và nguy kịch.

Các triệu chứng điển hình sẽ xuất hiện một thời gian ngắn sau khi ăn phải thực phẩm có chứa độc tố của chúng như đau bụng, buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác (nhìn đôi hoặc không thấy gì…).

- Ngộ độc thực phẩm cũng có thể do một số vi nấm như Penicillium, Aspergilus hoặc nấm độc.

- Ngộ độc thực phẩm do hóa chất cũng là một loại bệnh thường xảy ra ở các nước nông nghiệp như nước ta. Hiện nay có nhiều loại hóa chất được dùng trong nông nghiệp với mục đích làm tăng trưởng cây trồng hoặc diệt côn trùng, sâu bọ hoặc trong bảo quản thực vật.

Để bảo quản và chế biến thực phẩm người ta dùng một số hoá chất nhằm bảo đảm cho thực phẩm không bị vi sinh vật xâm hại, không gây ôi thiu, thối rữa. Người ta cũng dùng một số phẩm màu nhằm tăng thêm sự bắt mắt của người tiêu dùng nhất là trong thực phẩm hoặc bánh kẹo hoặc nước giải khát.

Dù ở lĩnh vực nào cũng vậy nếu không không tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy định áp dụng trong các khâu bảo quản, chế biến thực phẩm thì đều có thể để lại hậu quả xấu về sức khoẻ cho người sử dụng, đặc biệt là gây nên các vụ ngộ độc thực phẩm với nhiều người cùng mắc phải trong mùa du lịch nếu vệ sinh an toàn thực phẩm không tốt.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch
Đi du lịch, nếu chẳng may có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay lập tức nhằm giảm thiểu ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe.

Gây nôn

Đối với những người có triệu chứng ăn phải thực phẩm nhiễm độc cần lập tức dùng mọi biện pháp kích thích nôn hết những thức ăn ra khỏi dạ dày. Có thể dùng ngón trỏ đã được rửa sạch ép vào góc lưỡi người bệnh gây nôn hoặc pha nước muối ấm để kích thích người bệnh nôn càng nhiều càng tốt nhằm hạn chế các loại độc tố ngấm vào cơ thể.

Trong quá trình gây nôn cần chú ý:

- Để người bệnh nằm nghiêng; kê cao phần đầu để chất độc không bị trào ngược vào phổi, hạn chế nguy cơ người bệnh tử vong do sặc hoặc ngạt thở.

- Đối với trẻ em, cần khéo léo tránh gây xước cổ họng trẻ.

Có thể giữ lại những mẫu thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, thậm chí giữ cả những mẫu thức ăn người bệnh vừa nôn để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ngộ độc

Bù nước

Cần bù nước, cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước vì bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước. Nghỉ ngơi và có thể bù nước cho người bệnh bằng dung dịch oresol được pha theo chỉ dẫn.

Cần đến ngay cơ sở y tế nếu có một hay nhiều triệu chứng:

- Sốt

- Khi đi ngoài có lẫn máu trong phân

- Tiêu chảy kéo dài hơn 72h và hoặc nôn mửa nhiều lần, có dấu hiệu mất nước nặng: choáng váng khi thay đổi tư thế, yếu cơ, giảm lượng nước tiểu...

3. Phòng ngộ độc thực phẩm mùa du lịch

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm người dân nên ý thức thực hiện:

- Chọn hàng quán có uy tín, có lượng khách đông khi đi ăn

- Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước mỗi bữa ăn.

- Tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như tiết canh, nem chua, nem chạo, gỏi...

- Nước uống và chế biến thực phẩm phải là nước sạch. Không nên ăn rau sống kể cả các loại rau dùng ăn kèm trong ăn phở, bún chả, thịt nướng, thịt chó...

- Không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh như nước đá cây, nước mía bán vỉa hè, kem bán dạo.

- Những loại thực phẩm hoặc thức ăn chín khi nghi ngờ không đảm bảo chất lượng và VSATTP thì tuyệt đối không mua. Những người đi du lịch hay người dân khi thấy các loại thức ăn đã chế biến sẵn nghi ngờ không đảm bảo vệ sinh thì tuyệt đối từ chối sử dụng

Đối với nhà hàng, khách sạn: Cần hướng dẫn và có theo dõi vấn đề thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Chọn thực phẩm, thức ăn có nguồn gốc rõ ràng

- Các loại thực phẩm cần phải nấu chín và khi chưa dùng đến hoặc thực phẩm thừa trong các bữa ăn muốn giữ lại thì chỉ để ở nhiệt độ của phòng không quá 2 giờ và sau đó cần cho vào bảo quản ở vào tủ lạnh.

- Các loại rau, quả cần ngâm vào nước sạch và rửa thật kỹ trước khi đưa vào chế biến (rau) hoặc ăn (trái cây)./.

Bảo My (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới