Thứ sáu, 26/04/2024 05:06 (GMT+7)

Làm sao để 21 người Trung Quốc sở hữu quyền sử dụng đất tại Đà Nẵng?

MTĐT -  Thứ sáu, 20/09/2019 10:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, dọc khu đô thị ven biển thuộc khu vực sân bay Nước Mặn (Q.Ngũ Hành Sơn) hiện có 246 lô đất. Trong số này, có 21 trường hợp người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ngày 19/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đơn vị TP.Đà Nẵng có buổi tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. 

Theo Dân Việt, tại buổi tiếp xúc, cử tri Ngô Minh Hồng cho rằng người Trung Quốc đứng tên đất ven biển Đà Nẵng là một thực trạng đáng lo ngại; người Trung Quốc rót tiền mua đất là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng sốt đất, khiến nhiều người dân không đủ khả năng mua đất. Ông Hồng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội và chính quyền TP.Đà Nẵng quan tâm đến vấn đề này.

Vệt đô thị có người Trung Quốc đồng sở hữu quyền sử dụng đất nằm sát vách với sân bay quân sự Nước Mặn. Ảnh: Nguyễn Đông.

“Mình bỏ 1 tỷ không mua được nhưng họ bỏ 2 tỷ, 3 tỷ để thông qua người Việt để mua. Chúng tôi đề nghị thành phố cho biết, hiện nay, khu đất ven biển thuộc địa bàn Ngũ Hành Sơn có bao nhiêu lô đất được người Trung Quốc đứng tên. Tôi đề nghị thành phố, Đoàn ĐBQH cho cử trí biết cụ thể”, cử tri Hồng đề nghị.

Trả lời vấn đề này, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng cho biết, dọc các khu đô thị ven biển thuộc khu vực sân bay Nước Mặn hiện có 246 lô đất. Trong số này có 21 trường hợp người Trung Quốc đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Lý giải về vấn đề này, ông Hùng cho biết, trước đây giấy chứng nhận quyền sử dụng những lô đất này được cấp cho người Việt Nam; trong quá trình hợp tác làm ăn, người TQ góp vốn, đóng cổ phần nên được đứng tên. Theo ông Hùng, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, riêng việc có hay không dấu hiệu người TQ “núp bóng” mua đất thuộc về cơ quan điều tra.

Liên quan đến người Trung Quốc tại địa bàn, ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng cho biết: sẽ tiếp thu và có phản ánh lại với Quốc hội, với cơ quan chức năng của Chính phủ, của Đảng… về vấn đề này.

Thông tin về tình trạng người Trung Quốc nhờ người Việt mua đất, đứng tên hộ ở khu vực sân bay Nước Mặn ven biển từng được người dân Đà Nẵng lo ngại từ 4 năm trước. Lãnh đạo thành phố khi đó cũng khẳng định đang "kiểm soát được khu vực này và chưa ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh".

Chiều 14/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Trong đó, Chính phủ có nhiệm vụ rà soát thực trạng, nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để quản lý, xử lý nghiêm việc người Việt Nam đứng tên thay cho người nước ngoài để mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất trái pháp luật.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Làm sao để 21 người Trung Quốc sở hữu quyền sử dụng đất tại Đà Nẵng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.