Thứ sáu, 19/04/2024 20:41 (GMT+7)

Làm thế nào để phân biệt sương mù ô nhiễm ở Sài Gòn?

MTĐT -  Thứ năm, 18/01/2018 11:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không chỉ tại Hà Nội, những ngày qua tại TP. HCM cũng xuất hiện hiện tượng sương mù dày đặc, cản trở cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn Khu vực Nam bộ cho biết, hiện tượng này xuất hiện là do TP. HCM chịu tác động bởi rìa xa phía Nam của áp cao lạnh lục địa cực đới nên nền nhiệt giảm xuống và xuất hiện sương mù.  

Ông Quyết cũng cho biết thêm là có hai loại mù. Sương mù do hơi nước là hiện tượng bình thường. Còn “mù khô” được tạo ra từ lượng khí thải và khói bụi lớn từ các nhà máy, xí nghiệp… được tích tụ ở tầng không khí thấp sát mặt đất không thể khuếch tán được.

Trong những ngày bình thường gió sẽ đẩy khói bụi lên cao nhưng trong những ngày gió yếu thì khói bụi không thể khuếch tán nổi, tạo ra hiện tượng mù khô.

Các chất gây ô nhiễm không khí tạo nên mù khô phổ biến gồm SO2, NOx, O3…. Cũng có thể do nguyên nhân cháy rừng tạo nên khói bụi sinh ra hiện tượng mù khô. Tại Nam Bộ đã từng xuất hiện mù khô do cháy rừng từ Indonesia.

Hiện tượng mù khô ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, dễ gây nên các bệnh về hô hấp.  Do đó nếu có hiện tượng này thì khi ra đường cần trang bị khẩu trang, đeo kính…

Sương mù bao phủ Sài Gòn.

Theo ông Quyết, có thể phân biệt được hiện tượng sương mù gây ô nhiễm, mù hoặc sương mù thì bầu trời màu trắng đục, cảm giác nhiều hơi ẩm, tiết trời mát hoặc se lạnh.

Còn mù khô thường có màu vàng đục, cảm giác không khí khá khô, không chỉ giảm tầm nhìn gần mặt đất mà cả trên cao. Thời điểm sang, trưa, chiều đều có. Đối với với sương mù bình thường chỉ thường xuất hiện vào sáng sớm và nhanh tan khi mặt trời lên.

Sương mù không chỉ gây cản trở giao thông mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong khi đó, những ngày qua, Hà Nội luôn chìm trong lớp sương mù dày đặc, nhiều người cho rằng hiện tượng này là sương mù do hơi ẩm và không khí lạnh kết hợp gây nên. Nhưng theo các chuyên gia, thực tế trong làn sương mù này lại chứa một lượng bụi nguy hiểm.

Ngày 17/1, chất lượng không khí đo được tại khu vực nội thành bị ô nhiễm nặng, các chỉ số ô nhiễm đo được tăng cao vào các giờ cao điểm và vượt ngưỡng trung bình theo quy chuẩn Việt Nam.

Cụ thể, vào lúc 8h sáng 17/1, con số đo được tại khu vực Đại sứ quán Mỹ Hà Nội là 219 - đây là ngưỡng không khí rất không tốt, cần cảnh báo tình trạng sức khỏe khẩn cấp tới tất cả mọi người.

Các chuyên gia cảnh báo, người tham gia giao thông dưới thời tiết này cần chủ động sử dụng khẩu trang, kính chắn bụi để giảm thiểu tác động của khói bụi tới sức khỏe.

Sương mù dày đặc không chỉ gây cản trở trong quá trình di chuyển, mà nó còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe của người tham gia giao thông.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Làm thế nào để phân biệt sương mù ô nhiễm ở Sài Gòn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...