Thứ năm, 25/04/2024 04:38 (GMT+7)

Lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào Khmer trong thời kỳ hội nhập

An Hạ -  Thứ hai, 07/11/2022 09:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày hội VHTT&DL đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ V năm 2022 là sự kiện văn hóa có ý nghĩa sâu sắc, nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ.

tm-img-alt
Các tiết mục biểu diễn văn nghệ truyền thống của đồng bào Khmer

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V tại Sóc Trăng năm 2022, với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển”

Ngày hội là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng, nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer Nam Bộ trong nền văn hoá thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Kết luận số 76-KL/TW, ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị.

Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tôn vinh, giới thiệu giá trị văn hóa của đồng bào Khmer, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với việc giữ gìn, tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer trong xu thế hội nhập của đất nước, góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày hội được Bộ VHTTDL phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức đã thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer. Qua đó, đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Khmer nói riêng có dịp bày tỏ tình cảm, niềm tin yêu của mình đối với Đảng, Nhà nước và Bác Hồ kính yêu; từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng, chung sức xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Ngày hội có chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam bộ - Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển”, với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố, gồm: Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh và Sóc Trăng.

Trong suốt quá trình diễn ra Ngày hội sẽ có nhiều hoạt động như: thi đấu các môn thể thao truyền thống; liên hoan nghệ thuật quần chúng; trình diễn trang phục dân tộc; trưng bày, chế biến và giới thiệu ẩm thực; quảng bá xúc tiến thương mại, du lịch… 

Đặc biệt, Ngày hội có sự lồng ghép hoạt động của Lễ hội Oóc om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ V, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 với các hoạt động như giải đua ghe Ngo, phục dựng lễ Cúng Trăng, trình diễn Lôi Protip (thả đèn nước) và ghe Cà Hâu, triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2022.

tm-img-alt
Các tiết mục biểu diễn văn nghệ truyền thống của đồng bào Khmer

Ngày hội tạo ra một không gian văn hóa ý nghĩa, để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào Khmer Nam Bộ hội tụ, gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định: "Văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nói chung và đồng bào dân tộc Khmer nói riêng là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước". Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, nhất là đồng bào Khmer tổ chức Ngày hội phải gắn liền với việc quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm; giải pháp chủ yếu trong bài phát biểu quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân – thiện – mỹ, thấm đậm tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Phát biểu chào mừng Ngày hội, Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn nhấn mạnh, tỉnh Sóc Trăng vinh dự được Bộ VHTTDL lựa chọn đăng cai tổ chức Ngày hội VHTTDL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII và Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ V năm 2022. Đây là sự kiện mang ý nghĩa về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội không chỉ đối với tỉnh Sóc Trăng mà còn với các tỉnh, thành phố có đông đồng bào Khmer, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch sôi nổi và hấp dẫn, mang đậm nét bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer. Đây là dịp để đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng giao lưu, giới thiệu, quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sóc Trăng đối với đồng bào dân tộc Khmer, nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết các dân tộc để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, cùng nhau xây dựng quê hương đất nước ngày càng phồn vinh, giàu đẹp. Nhân dịp này, tỉnh Sóc Trăng trân trọng công bố Logo du lịch của Sóc Trăng, thay cho lời mời gọi du khách gần xa về với vùng đất nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch.

Với sự chuẩn bị chu đáo, Sóc Trăng tin tưởng và kỳ vọng thông qua Ngày hội sẽ để lại những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng quý đại biểu, người dân và du khách gần xa. Đồng thời, sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu tiềm năng, thế mạnh, cùng nhau đầu tư, hợp tác phát triển Sóc Trăng - vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đậm đà bản sắc văn hóa của vùng sông nước Nam Bộ.

Ngày hội diễn ra từ ngày 2 đến 8/11, trong đó 3 ngày chính là 6, 7 và 8/11. 

Bạn đang đọc bài viết Lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào Khmer trong thời kỳ hội nhập. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành