Thứ năm, 25/04/2024 16:23 (GMT+7)

Lắp bè thủy sinh, nước sông Tô Lịch có được cải thiện?

MTĐT -  Thứ sáu, 19/04/2019 11:15 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau 4 năm lắp bè thủy sinh làm sạch sông Tô Lịch, Công ty thoát nước Hà Nội cho rằng, bè cây thủy trúc đã có tác dụng nhất định như làm giảm mùi ô nhiễm, lọc nước thải.

Sông Tô Lịch có chiều dài khoảng 14 km, chảy qua nhiều quận, huyện của Hà Nội như Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Thế nhưng do phải gánh lượng nước thải chưa qua xử lý lớn, sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, trung bình một ngày đêm sông Tô Lịch phải tiếp nhận hơn 100 nghìn m3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lý. Thế nên, dù được cải tạo, nạo vét và kè bờ đều đặn hằng năm, tình trạng ô nhiễm của sông Tô Lịch vẫn được đánh giá là nghiêm trọng với các chỉ số vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Trước tình trạng ô nhiễm kéo dài nhiều năm nay của sông Tô Lịch, UBND thành phố đã chỉ đạo các Sở, Ngành liên quan triển khai nhiều giải pháp từng bước cải tạo, phục hồi sông Tô Lịch.

Từ cuối năm 2014, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội lắp đặt 38 cụm bè thủy sinh trồng cây thủy trúc trên sông Tô Lịch (đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến Cầu Mới - Ngã Tư Sở) với chiều dài hơn 6km.

Các cây thủy sinh được kỳ vọng sẽ hỗ trợ làm sạch nước tự nhiên nhờ phần thân và rễ có vai trò như bộ lọc, chuyển các chất ô nhiễm thành sinh khối của cây và cung cấp bổ sung oxy vào nước.

Giá thành đầu tư ban đầu làm bè thủy sinh không nhiều, thời gian nhanh, có thể sử dụng lâu dài 3-4 năm. Vì vậy phương án bè thủy sinh được coi là giải pháp thân thiện, phù hợp.

Thế nhưng, sau 4 năm triển khai đa phần người dân sinh sống xung quanh sông Tô Lịch cho rằng họ không cảm nhận được sự thay đổi của dòng sông.

Còn lãnh đạo Xí nghiệp thoát nước số 1- Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội cho rằng, qua 4 năm trồng, bè cây thủy trúc đã có tác dụng nhất định như làm giảm mùi ô nhiễm, lọc nước thải, giúp cảnh quan sông Tô Lịch đẹp hơn nhiều.

Những bè thủy trúc được lắp trên sông Tô LỊch. Ảnh: Báo TN-MT.

"Chúng tôi đánh giá hiệu quả của các bè thủy trúc, qua cảnh quan và qua việc công nhân dọn dẹp rác thải ở sông Tô Lịch cảm nhận cũng đã bớt mùi, còn đo đạc bằng máy móc thì chưa có vì nước thải chảy ra đây thường xuyên", vị lãnh đạo cho hay.

Theo vị lãnh đạo xí nghiệp thoát nước, việc đo đạc đã được thực hiện ở trên các hồ tách riêng nước thải khỏi nước hồ và cho thấy việc trồng bè thủy trúc giảm hàm lượng ni tơ, hữu cơ trong nước, giúp đỡ mùi thối, không bùng nổ tảo.

Lãnh đạo Xí nghiệp thoát nước số 1 cho rằng việc kiến làm tổ trong những bè thủy sinh là minh chứng cho thấy mức độ ô nhiễm của sông đã giảm.

"Kiến bò làm tổ trong bè thủy trúc chứng tỏ mức độ ô nhiễm giảm, không độc hại lắm thì sinh vật mới sống được, nếu cao thì kiến, ruồi chả sống được", vị lãnh đạo xí nghiệp nhận xét.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Lắp bè thủy sinh, nước sông Tô Lịch có được cải thiện?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.