Thứ sáu, 29/03/2024 04:19 (GMT+7)

Lập danh mục nguồn nước liên QG và danh mục nguồn nước liên tỉnh

MTĐT -  Thứ tư, 06/12/2017 10:46 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2789/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí Đề án “Lập danh mục nguồn nước liên quốc gia và danh mục nguồn nước liên tỉnh”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Quyết định số 2789/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí Đề án “Lập danh mục nguồn nước liên quốc gia và danh mục nguồn nước liên tỉnh”. 

Mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm hướng tới việc xây dựng được Danh mục nguồn nước liên quốc gia và Danh mục nguồn nước liên tỉnh để trình cấp có thẩm quyền ban hành, phục vụ việc ra quyết định trong việc quản lý tài nguyên nước ở Trung ương và các địa phương, cung cấp thông tin cho các ngành kinh tế - xã hội liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Đề án cũng đề ra mục tiêu cụ thể là xây dựng được danh mục nguồn nước liên quốc gia và danh mục nguồn nước liên tỉnh với các thông tin chính về nguồn nước kèm theo, bao gồm: Xác định nhóm thông tin về đặc trưng mạng lưới sông, suối; Xác định nhóm thông tin về tài nguyên nước mặt; Xác định nhóm thông tin về khai thác, sử dụng nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh; Xác định nhóm thông tin về hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước; xác định nhóm thông tin về nguồn nước dưới đất.

Phạm vi thực hiện đề án đối với nguồn nước mặt là 91 sông, suối có nguồn nước liên quốc gia và 392 sông, suối có nguồn nước liên tỉnh (Theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 cảu Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). Còn đối với nước dưới đất là các tầng chứa nước bở rời liên quốc gia, liên tỉnh của Việt Nam.

Thời gian thực hiện Đề án được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2017 đến năm 2020. Giai đoạn 2 được xác định cụ thể trên cơ sở tiến độ thực hiện, hoàn thành của đề án từ giai đoạn 1.

Nội dung nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu bao gồm: Thu thập các văn bản, dữ liệu, thông tin, số liệu liên quan; điều tra, khảo sát thu thập các thông số đặc trưng về nguồn nước; xử lý, tổng hợp, rà soát phân loại các tài liệu thu thập và các kết quả điều tra, khảo sát; tính toán, phân tích và đánh giá xác định một số thông số đặc trưng về nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh phục vụ lập danh mục; lập danh mục nguồn nước liên quốc gia và danh mục nguồn nước liên tỉnh, gồm một số thông số đặc trưng kèm theo...

Giai đoạn 1 thực hiện đối với các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Sê San, Srêpôk, Đồng Nai, Cửu Long. Giai đoạn 2 thực hiện đối với các lưu vực sông Mã, Cả, Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn - Hà Thanh, Ba, các sông còn lại và phần nước dưới đất.
Bạn đang đọc bài viết Lập danh mục nguồn nước liên QG và danh mục nguồn nước liên tỉnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo moitruong.com.vn

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.