Thứ bảy, 20/04/2024 01:48 (GMT+7)

Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

MTĐT -  Thứ ba, 15/03/2022 15:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên tổ chức Lễ đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn và chào đón Năm du lịch Quốc gia “Quảng Nam – Điểm đến du lịch xanh”.

tm-img-alt
Thừa ủy quyền của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn cho đại diện UBND huyện Duy Xuyên.

Ngày 14/3 (nhằm ngày 12.2 Âm lịch), UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lễ đón Bằng chứng nhận di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn tại khu vực Lăng bà Thu Bồn (thôn Thu Bồn Tây, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên). Đây cũng là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện chào đón Năm Du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2022.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân nhấn mạnh Lễ hội Bà Thu Bồn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, một hình thái văn hóa phi vật thể tín ngường thờ mẫu có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Nam.

Đây là sự kiện rất quan trọng trong Năm Du lịch Quốc gia 2022, ghi nhận sự nỗ lực của người dân và chính quyền các địa phượng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử trong nhiều năm qua.

Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn là sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời của cộng đồng cư dân sinh sống dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn và là sợi dây cố kết cộng đồng, cùng nhau vượt qua khó khăn của thiên tai, chiến thắng địch họa, xây dựng quê hương phát triển.

tm-img-alt
Nghi thức của Lễ rước sắc ở lễ hội Bà Thu Bồn.

Hằng năm, từ ngày 10 - 12/2 Âm lịch, người dân xã Duy Tân tổ chức lễ hội Bà Thu Bồn chu đáo, trang trọng với phần lễ tế chính thức cùng nhiều hoạt động khai hội, giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể thao,…thể hiện khát vọng phồn vinh, cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.
Với những giá trị hiện hữu, ý nghĩa về văn hóa, tâm linh, vào tháng 9/2020, Lễ hội truyền thống Lễ hội Bà Thu Bồn của xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên và xã Quế Trung, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã được Bộ VHTTDL quyết định công nhận và đưa vào danh mục DSVH phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn xuất phát từ chính nguyện vọng chính đáng của nhân dân, và là một trong những lễ hội truyền thống có quy mô lớn nhất của Quảng Nam, có sức hấp dẫn lan tỏa đến các lễ hội khác ở khu vực miền Trung.

Những đóng góp của nghệ nhân, người dân đã nỗ lực giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ ngàn đời. Lễ hội độc đáo Bà Thu Bồn được người dân Duy Tân duy trì, tổ chức hằng năm đã nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng dân cư sống dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn và là sợi dây cố kết cộng đồng, cùng nhau vượt qua khó khăn của thiên tai, chiến thắng địch họa, xây dựng quê hương phát triển.

Tương truyền, Bà Thu Bồn là nữ tướng Chăm rất xinh đẹp, có mái tóc đen, dài óng mượt. Bà đã từng chinh chiến nhiều trận mạc. Trong một lần thất thủ, bà men theo hướng Tây đến Phường Rạnh có địa hình hiểm trở, trước có sông sâu, sau có núi cao che chắn, ruộng đồng bao la, đảm bảo điều kiện quan trọng cho quân cơ, chờ thời cơ thuận lợi để phản công. Bà đã chọn đất này để định cư, làm căn cứ đóng quân, địa điểm lịch sử ấy là Dinh Bà hiện nay.

Cùng với việc chiêu quân và tổ chức luyện binh, Bà Thu Bồn còn cho quân lính đào giếng, đào ao, trồng lúa, chăn nuôi, dạy cho dân trồng dâu, nuôi tằm, quay tơ, dệt vải, cách dùng thảo mộc trong rừng để chữa bệnh cho người và vật nuôi. Vì thế, cho đến bây giờ, trong khu Dinh Bà vẫn còn các địa danh, di tích gắn với Bà Thu Bồn như giếng Bà, ao Bà, vườn Bà, rừng Bà, ghềnh Bà…

Trong một lần giao tranh bị thất bại, Bà Thu Bồn gieo mình xuống dòng sông tự vẫn, thân bà xuôi dòng về miền dưới, được dân làng Thu Bồn (xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên) an táng, thờ phụng và xây dựng Lăng Bà ngày nay. Sau khi qua đời, Bà Thu Bồn đã hiển linh phù hộ cho dân làng vượt qua bao thiên tai, địch họa. Để ghi nhớ công ơn của bà, từ bao đời nay, dân làng Trung An (xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) góp công, góp của xây dựng Dinh Bà.

Song Lam (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...