Thứ năm, 25/04/2024 19:29 (GMT+7)

Đêm Trung thu- Lo ngại thành quả chống dịch ở Hà Nội “đổ bể”

Tuệ Lâm -  Thứ tư, 22/09/2021 15:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhìn những hình ảnh trên facebook tối qua – rằm Trung thu, cứ ngỡ đó là những hình ảnh từ lúc trước kia, trước lúc dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam.

Từ 6h sáng ngày 21/9, Hà Nội áp dụng nới lỏng giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 15. Vậy mà, ngay trong tối qua, ngày đầu tiên nới lỏng giãn cách, nhiều người dân Thủ đô đã có tâm lý chủ quan, ùn ùn đổ ra đường vui Tết Trung thu như chưa hề có dịch bệnh.

Nhìn những hình ảnh trên facebook tối qua – rằm Trung thu, cứ ngỡ đó là những hình ảnh từ lúc trước kia, trước lúc dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam.

 Gần 2 tháng giãn cách, người dân Hà Nội đã vội vã ăn mừng theo cách đổ ra đường vui chơi, hàng loạt tuyến đường quanh khu vực trung tâm Hà Nội chật kín người đi đường. Một số đường xung quanh Hồ Gươm, phố cổ như Hàng Lược, Hàng Cân, Hàng Mã, Đinh Tiên Hoàng ùn ứ, ken đặc người. Nhiều em nhỏ được bố mẹ cho ra đường, hoà cùng biển người.

Chính sự chủ quan, thiếu ý thức của người dân mà chúng ta bắt đầu nên lo ngại về thời gian gồng mình chống dịch của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cấp các ngành, sự hy sinh của các y bác sĩ và của nhân dân Thủ đô sẽ trở nên vô nghĩa.

tm-img-alt

Ngay trong tối qua- ngày đầu tiên nới lỏng giãn cách, nhiều người dân Thủ đô đã có tâm lý chủ quan, ùn ùn đổ ra đường vui Tết Trung thu như chưa hề có dịch bệnh. (Ảnh: Internet). 

Hàng nghìn người chen chân nhau đổ ra đường, điều này ẩn chứa nguy cơ lây lan dịch bệnh rất đáng lo ngại. Nhiều chuyên gia y tế bày tỏ sự lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, cũng như những nỗ lực chống dịch Covid-19 của TP Hà Nội trong suốt thời gian qua sẽ “đổ sông, đổ bể”.

Trao đổi với báo chí, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, thành phố vẫn có nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại bất cứ lúc nào. Một trong những nguy cơ đó chính là sự chủ quan của một số cơ quan quản lý và người dân.

“Việc tối Trung thu người dân đổ ra đường đông như vậy là không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch, thể hiện sự chủ quan, coi thường sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Rất đáng trách là, nhiều phụ huynh đã đưa cả trẻ em đi cùng. Vì việc này thành quả chống dịch trong thời gian qua của cả thành phố, trong đó có đóng góp quyết định của nhân dân Thủ đô bị thách thức rất lớn”, ông Phong nói.

Phó Bí thư Hà Nội mong rằng, mọi người dân hãy rút kinh nghiệm, tự giác chấp hành nghiêm túc các quy định phòng chống dịch, nhất là thường xuyên theo dõi sức khỏe và khai báo y tế.

Theo ông, công tác chống dịch chỉ đem lại kết quả thực chất khi tất cả chúng ta cùng đồng lòng và tự giác chấp hành các quy định.

“Đừng để thành quả bước đầu đạt được, công sức của chúng ta uổng phí vì sự chủ quan”, lãnh đạo Thành ủy chia sẻ.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng, Bộ Y tế bày tỏ, đây là những hình ảnh rất buồn, đi ngược lại hoàn toàn với chủ trương dừng tụ tập đông người ở nơi công cộng mà TP đang thực hiện.

“Hà Nội thời gian qua đã thành công khi khống chế không để dịch bùng phát. Các chùm ca bệnh cũng đã được khoanh vùng trong diện hẹp. Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình dịch như hiện nay, rất khó để tìm được hết 100% F0 ở cộng đồng hay đưa số ca mắc mỗi ngày về con số 0 được (zero Covid). Ổ dịch ở phường Việt Hưng, quận Long Biên là một ví dụ. Dịch cũng đi vào các chuỗi cung ứng, nhiều lái xe luồng xanh hay người bán hàng online, người bán cũng như người mua hàng ở chợ… cũng bị nhiễm."

“Dù Hà Nội đã bố trí các chốt kiểm soát, cách ly tập trung những trường hợp đi từ nơi có dịch về nhưng cũng không thể bảo đảm kiểm soát hết 100%. Do đó, Hà Nội vẫn luôn đặt trong trạng thái “nguy cơ rất cao”, dịch bệnh vẫn có thể xảy ra. Kể cả khi TP trở về được trạng thái bình thường mới rồi cũng không thể nói chúng ta hết nguy cơ” -  PGS.TS Trần Đắc Phu nêu rõ.

Đề cập đến vấn đề đổ xô đi chơi Trung thu, xếp hàng dài, chen chúc đi mua phở, cắt tóc… PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, những việc đó liệu có cần thiết hay không? Thực tế, nhiều người chủ quan vì đã xét nghiệm âm tính, đã tiêm một mũi vaccine Covid-19, nghĩ rằng, họ không thể nhiễm bệnh. Đó là sai lầm. “Vaccine giúp hạn chế tối đa khả năng chuyển nặng khi nhiễm bệnh, còn khi người dân vừa được tiêm vaccine thì cơ thể không thể có kháng thể chống virus ngay được. Bản thân họ vẫn có thể nhiễm và truyền bệnh cho người khác. Thậm chí, nhiều gia đình còn mang theo con nhỏ - những người chưa được tiêm vaccine, chưa hề có miễn dịch – ra đường. Có thể, họ phải trả giá bằng sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng. Để dịch bùng lên lại thì chúng ta lại phải giãn cách lại từ đầu” - PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nếu để lây nhiễm trong những hoạt động vui chơi, tập trung đông người là điều cực kỳ tai hại. Khi để lây nhiễm, dịch bệnh bùng phát lại thì thành phố buộc phải giãn cách, siết chặt lại. Đây chắc hẳn là điều không ai mong muốn xảy ra.

Trước mắt, ông Nga cho rằng, sau khoảng 3- 4 ngày từ đêm Trung thu, nếu ai có triệu chứng ho sốt thì cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế.

Trong cuộc chiến chống dịch bệnh Covid-19, đây là cuộc chiến rất dài và gian nan nên người dân phải là chủ thể, ý thức của mỗi người sẽ là một phần tất yếu để chiến thắng được dịch bệnh. 

Bạn đang đọc bài viết Đêm Trung thu- Lo ngại thành quả chống dịch ở Hà Nội “đổ bể”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.