Thứ bảy, 05/10/2024 13:36 (GMT+7)

Long An: UBND xã Đức Hòa Đông đề xuất di dời các cơ sở tái chế rác gây ô nhiễm môi trường

Tuấn Hải -  Thứ bảy, 07/09/2024 10:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng loạt cơ sở thu mua, tái chế phế liệu nằm trong khu dân cư tại địa bàn xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa ,tỉnh Long An đang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Theo ghi nhận của Môi trường và Đô thị Việt Nam, tại xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, hàng loạt cơ sở thu mua, tái chế phế liệu trong khu dân cư đã và đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, cháy, nổ, đe dọa tính mạng của con người.

tm-img-alt
Hàng loạt kho xưởng thu mua, tái chế phế liệu, bao bì nằm trong khu dân cư tại xã Đức Hòa Đông đang tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao.

Cụ thể, xưởng thu mua và tái chế nhựa nằm tại các tờ bản đồ số 40 gồm các thửa đất số 42; 233; 280,  tờ bản đồ số 10 gồm các thửa đất số 413; 566; 10; 248, tờ bản đồ số 11 gồm các thứa số 68; 69; 509. Diện tích xây dựng của xưởng rất lớn và phần lớn diện tích này thuộc đất nông nghiệp. Xưởng được lắp đặt nhiều máy băm xay hoạt động liên tục với công suất lớn, gây ra tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân xung quanh.

tm-img-alt
Khói bụi, nước xả thải từ quá trình tái chế, tập kết phế liệu được xả thải trực tiếp ra ruộng, suối đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Các xưởng nhựa này nằm len lỏi trong khu dân cư có chỗ cách xa dân nhưng cũng rất nhiều cơ sở nằm trong khu dân cư đông đúc, các xưởng nhựa này không chỉ gây tiếng ồn mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chai lọ, vật dụng nhựa chất thành núi, nằm ngổn ngang và nhếch nhác, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC).

tm-img-alt
tm-img-alt
UBND xã Đức Hòa Đông cần sớm di dời, chấn chỉnh việc hàng loạt kho xưởng thu mua, tái chế phế liệu, sản xuất nhựa được xây dựng trái phép trên đất trồng lúa, gây ô nhiễm môi trường.

Theo một số người dân khu vực quanh các xưởng nhựa cho biết: các điểm thu mua và tái chế nhựa mới được hình thành trong thời gian 1 đến 2 năm trở lại đây, do việc tái chế gây ô nhiễm ở các vùng ven thành phố lớn của Thành Phố Hồ Chí Minh dạt về đây, chứ trước ở khu vực này không có nhiều cơ sở thu mua tái chế nhiều như thế này. Không biết các cơ sở đã hoàn thành các thủ tục môi trường, hay chuyển đổi đất hay chưa chứ đã hoạt động rầm rộ hai năm nay rồi, người dân cũng phản ánh lên chính quyền nhiều lần rồi nhưng tình trạng hoạt động vẫn còn tái diễn hằng ngày.

tm-img-alt
Phế liệu tập kết ngổn ngang, chất đống khắp mọi nơi.

Ngoài ra, một số xưởng nhựa còn tập kết, tái chế và xây dựng nhà xưởng kiên cố trên đất quy hoạch trồng lúa nước. Chất thải từ việc tẩy rửa phế liệu không qua hệ thống xử lý mà làm đường nước ngầm chảy trực tiếp ra ngoài các khu vực ruộng kênh mương gàn đó. Nước thải, hoá chất từ đó cũng sẽ ngấm vào trong mạch nước ngầm và đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và đất canh tác của người dân sinh sống xung quanh.

tm-img-alt
Nước thải từ việc sản xuất hạt nhựa, tập kết và tái chế bao bì đang được xả thải trực tiếp xuống ruộng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Quá trình tái chế nhựa tại xưởng này còn thải ra các chất thải khí, khói đen đậm đặc, được xả thẳng ra môi trường. Không chỉ có vậy, các chất thải rắn từ quá trình sản xuất không được xử lý theo quy trình mà bị chất thành đống rồi đốt, gây nguy cơ cháy nổ. Khí đốt từ chất thải nhựa bốc mùi hôi thối và độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân trong khu vực, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Theo văn bản số 792/UBND của UBND xã Đức Hòa Đông gửi Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam nêu rõ:

Tại vị trí tờ bản đồ số 40, thửa đất số 42, 233, 280: chủ sử dụng đất là ông Huỳnh Lường Cón, đã cho Cơ sở Trường Vinh thuê xưởng sản xuất. Đã xử phạt đất đai, xây dựng (Quyết định số 4784/QĐ-XPVPHC, số 4781/QĐ-XPVPHC của UBND huyện Đức Hòa ngày 17/8/2015).

Vị trí tờ số 10, thửa đất 413, 566,10, 248: Chủ sử dụng đất là ông Sín Hỷ Hôn, giám đốc của công ty Hân Mỹ Ngọc đang sản xuất ống hút, ly nhựa. Đã xử phạt xây dựng (Quyết định số 11887/QĐ-XPVPHC của UBND huyện Đức Hòa ngày 10/1/2020).

Vị trí tờ bản đồ số 11, thửa đất 68, 69, 509: Cơ sở Hoàng Phát, ngành nghề thu mua phế liệu. Đã xử phạt đất đai, xây dựng (Quyết định số 128/QĐ-XPVPHC ngày 27/72015, số 4570/QĐ-XPVPHC của UBND huyện Đức Hòa ngày 30/7/2015).

Công ty Hồng Hạnh: chủ sử dụng đất là bà Nguyễn Thị Vui, giám đốc của công TNHH MTV Hồng Hạnh, ngành nghề lưu chứa phân loại phế liệu. Đã xử phạt môi trường, xây dựng (Quyết định số 3436/QĐ-XPVPHC ngày 07/4/2022, số
1839/ĐĐ-XPVPHC ngày 10/1/2023 của UBND huyện Đức Hoà.

Cơ sở xử lý rác thải: chủ sử dụng đất là ông Trịnh Hữu Thông, đã xử phạt xây dựng (Quyết định số 5819/QĐ-XPVPHC ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh Long An). Tất cả các vị trí nêu trên, UBND xã đã báo cáo UBND huyện Đức Hòa đề xuất di dời vào khu, cụm công nghiệp theo tiến độ (Tờ trình 5567/TTr-UBND ngày 17/5/2021).

tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
tm-img-alt
Bên trong cơ sở thu mua tái chế sản xuất hạt nhựa của công ty Bảo Ngân,  chủ sử dụng đất là ông Trịnh Hữu Thông gây ô nhiễm mỗi trường nghiêm trọng, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, công nhân lao động không đồ bảo hộ.

Theo nội dung văn bản trên, mặc dù đã xử phạt và yêu cầu di dời nhưng cho đến nay các xưởng thu mua, chế biến phế liệu tại các thửa đất nêu trên vẫn tồn tại. Điều này cho thấy, UBND xã Đức Hòa Đông đang chưa làm hết trách nhiệm, chưa thực sự quyết liệt trong công tác quản lý các lĩnh vực xây dựng trên địa bàn, dù biết rằng sự tồn tại của các kho xưởng trên nằm trong khu dân cư tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đáng tiếc.

Tình trạng ô nhiễm và nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở thu mua và tái chế phế liệu tại Đức Hòa Đông không chỉ là vấn đề của riêng khu vực này mà còn là vấn đề đáng báo động về công tác quản lý và bảo vệ môi trường nói chung trên địa bàn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Thiết nghĩ, UBND huyện Đức Hòa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành đúng với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh thu mua, tái chế, sản xuất nhựa trên./.

Bạn đang đọc bài viết Long An: UBND xã Đức Hòa Đông đề xuất di dời các cơ sở tái chế rác gây ô nhiễm môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới