Thứ bảy, 20/04/2024 15:56 (GMT+7)

Lực lượng CAND góp phần 'làm cho Mường Nhé sáng lên'

Đặng Nam -  Thứ tư, 19/08/2020 14:06 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vừa qua, Bộ CA đã chủ trì, phối hợp với UBTƯ MTTQ vận động xã hội hóa để làm mới, cải tạo hơn 1 ngàn căn nhà cho hộ nghèo tại Mường Nhé. Góp phần đưa Mường Nhé thành "điểm sáng" về chính trị, ANQP.

Năm 2002, khi mới thành lập, huyện Mường Nhé có hơn 25.500 nhân khẩu (bao gồm cả huyện Nậm Pồ ngày nay). Do có đất đai màu mỡ, đất rộng, người thưa nên dân từ các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái... ồ ạt di cư vào Mường Nhé. Đến thời điểm hiện tại, dân số Mường Nhé có trên 61.800 nhân khẩu (trong đó trên 60% là dân di cư tự do từ các nơi khác đến), gồm 10 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là các dân tộc Mông (64,43%), Hà Nhì (11,69%), Thái (10,09%), còn lại là các dân tộc khác. Hiện tại, Mường Nhé được xác định là huyện nghèo nhất trong 61 huyện nghèo của cả nước đang được thụ hưởng Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo Mường Nhé năm 2019 chiếm 66,03%).

Từ thực tiễn công tác bảo đảm ANTT tại địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tại huyện Mường Nhé nói riêng, Bộ Công an, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên nhận thấy những yếu tố phức tạp về an ninh, trật tự tại Mường Nhé có nguyên nhân từ yếu tố nghèo, đói. Do cuộc sống nghèo đói, quá khó khăn, mù chữ, trình độ nhận thức hạn chế, cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm lòng tin với chính quyền và chính sách, pháp luật của Nhà nước, hình thành tâm lý tiêu cực, mặc cảm về trình độ phát triển, vị trí tộc người, tâm lý tự ti, Do đó, để bảo đảm ANTT trên địa bàn huyện Mường Nhé, cần phải có giải pháp mang tính tổng thể, căn cơ, giải quyết tận gốc rễ của vấn đề, là xóa đói, giảm nghèo, làm cho đời sống đồng bào các dân tộc được nâng lên, nhân dân tin tưởng vào Đảng, chính quyền các cấp, yên tâm lao động sản xuất, ổn định cuộc sống. Trong ảnh, căn nhà cũ của gia đình Vờ Chơ Mé (xã Sín Thầu, Mường Nhé) nay được dùng làm nhà bếp và nhà kho chứa đồ

Từ cuối năm 2019 đến nay, Lãnh đạo Bộ Công an (trực tiếp là đồng chí Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ CA) đã phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kêu gọi, vận động xã hội hóa để thực hiện xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo tại huyện Mường Nhé, góp phần xây dựng Mường Nhé thành "điểm sáng" cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, trở thành "phên dậu", "thành trì" bảo vệ vững chắc biên cương, chủ quyền biên giới quốc gia khu vực phía Tây Bắc Tổ quốc.

Sau khi triển khai thi công mẫu nhà tường thưng tôn, mái tôn Sở Xây dựng Điện Biên phối hợp với CA tỉnh Điện Biên và Cục Xây dựng & Doanh trại - Bộ CA thống nhất lựa chọn mẫu nhà có diện tích sử dụng là 36 m2. Nhà được làm bằng tường thưng tôn toàn bộ; mái tôn; khung thép. Trong ảnh, CBCS Đội An ninh CA huyện Điện Biên và Trưởng CA xã Sín Thầu và Phóng viên MTĐT đến thăm gia đình anh Sừng Pá Lụ

Để triển khai thực hiện được chủ trương, cả hệ thống chính quyền từ tỉnh đến xã đã tổ chức 122 buổi họp dân với hơn 6.200 lượt người tham dự; cấp phát gần 1.200 tờ rơi để tuyên truyền cho nhân dân nắm, hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành và cấp ủy, chính quyền tỉnh Điện Biên về xóa đói giảm nghèo, trong đó việc triển khai hỗ trợ làm nhà cho người nghèo là để nhân dân ổn định cuộc sống, "không để ai bị bỏ lại phía sau". Đồng thời, tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ, đây không phải là việc thực hiện một chính sách cụ thể của Nhà nước, mà là một hình thức hỗ trợ từ nguồn vốn xã hội hóa để làm nhà cho hộ nghèo hiện chưa có, hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ theo phương châm "Nhà nước hỗ trợ - Nhân dân làm nhà"; "Cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình làm nhà". Vì vậy, những gia đình được hỗ trợ làm nhà phải trực tiếp tham gia vào việc thi công và chủ động đổi công vận chuyển nguyên, vật liệu để hỗ trợ làm nhà cho mình và người thân, láng giềng...

Qua thực tế triển khai, sau khi được tuyên truyền, vận động, người dân đã tích cực hưởng ứng, tham gia vào quá trình thi công làm nhà cho gia đình mình và đổi công cho người khác, chủ động vận chuyển nguyên, vật liệu, tham gia xây dựng, sửa chữa nhà ở... Chưa phát hiện có tình trạng so bì, tị nạnh chính sách xảy ra.

Nhân dân tại các địa bàn được hỗ trợ đã rất vui mừng, phấn khởi, tích cực tham gia vào việc thi công và chủ động đổi công vận chuyển nguyên, vật liệu để việc làm nhà, thể hiện đúng phương châm: "Nhà nước hỗ trợ - Nhân dân làm nhà"; nguyên tắc "Cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình làm nhà".

Người dân được hỗ trợ hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều hộ chưa thông thạo tiếng phổ thông... đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động và thi công. Thời điểm triển khai trùng với nghỉ Tết Nguyên đán và xảy ra dịch bệnh Covid-19 nên ảnh hưởng lớn và khó khan trong công tác triển khai. Tuy nhiên, bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nên phần lớn các căn nhà đều kịp tiến độ đã đề ra.

Thực hiện chủ trương hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo huyện Mường Nhé, cả hệ thống chính trị tỉnh Điện Biên đã vào cuộc, nhất là CBCS CA huyện Mường Nhé- đơn vị được giao trực tiếp thực hiện hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo của huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực phối hợp, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của các đơn vị chức năng trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, thể hiện qua những kết quả đã đạt được bảo đảm tiến độ đã đề ra. Trong ảnh, CBCS CA huyện Mường Nhé đến già đình anh Mả A Tùng (Sín Thầu, Mường Nhé)

Ở Mường Nhé, nhiều điểm dân cư ở vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới, không có sóng điện thoại, thiếu nước, khoảng cách vận chuyển nguyên, vật liệu bằng đường bộ xa, đường đi có độ dốc lớn, thời tiết Điện Biên mưa nắng thất thường.

Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng hạn chế, mặt bằng dân trí thấp, nghề nghiệp canh tác chủ yếu bằng thủ công... nên Mường Nhé, Điện Biên vẫn là một trong những huyện nghèo, khó khăn nhất của cả nước. Tính đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 50%. Đời sống của số đông đồng bào các dân tộc thiểu số còn gặp quá nhiều khó khăn, dưới mức trung bình chung của cả nước, thiếu hụt nhiều dịch vụ xã hội cơ bản (nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch...).

Nhờ chủ trương của Bộ CA và vai trò xung kích, đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng CA huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mà 1.149 căn nhà khang trang, chắc chắn đã được hoàn thành nhanh chóng và đưa vào sử dụng từ tháng 4 năm 2020 đến nay (979 hộ làm mới, 170 hộ cải tạo, sửa chữa)

Bạn đang đọc bài viết Lực lượng CAND góp phần 'làm cho Mường Nhé sáng lên'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ