Thứ bảy, 20/04/2024 14:46 (GMT+7)

Lụi tàn những cánh rừng sim...

MTĐT -  Thứ tư, 19/04/2017 09:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cây sim tím không chỉ mang lại vẻ đẹp thơ mộng cho những cánh rừng nơi biên giới Điện Biên, mà còn là vị dược liệu quý dùng trong y học.

Đối với môi trường, sim là một trong những loài cây giữ đất rừng, chống sói mòn tốt... Thế nhưng, chỉ sau vài năm ồ ạt thu mua và khai thác tận diệt, giờ đây loài cây này lại trở nên khan hiếm, những cánh rừng sim bạt ngàn xưa kia – bây giờ đang dần lụi tàn.

Tại huyện Mường Ảng – nơi mà chỉ vài năm trước người ta dễ dàng ngắm được những cánh rừng sim bạt ngàn khi vào mùa. Song thời điểm này, chính những người dân bản địa cũng phải khó khăn lắm mới tìm được một vài gốc. Lý do là bởi khoảng 3 – 4 năm trở lại đây gốc sim được thương lái thu mua với giá từ 1.500 – 2.000 đồng/kg củ tươi, nên người dân đua nhau đi khai thác khiến loài cây này ngày một cạn kiệt.

Chị Lù Thị Định, bản Kéo Nánh xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, cho biết: Khoảng 3 – 4 năm trước chị Định đi tìm hiểu thì biết có người thu mua gốc sim rừng. Tuy nhiên, chị Định cũng không biết họ thu mua để làm gì. Vì cuộc sống gia đình khó khăn nên ngoài thời gian mùa vụ, vợ chồng chị Định lại vác dao cuốc lên rừng đào gốc sim rừng có sẵn trong tự nhiên đem bán cho các thương lái. Thời điểm hiện tại chị bán 1.500/kg gốc sim tươi đã cắt nhỏ và đập sạch đất. Nhiều năm người dân ồ ạt đi đào nên sim bây giờ còn rất ít và hiếm. Việc đào gốc sim cũng không dễ dàng mà thu nhập lại thấp. Ngày đào được nhiều chị Định cũng chỉ bán được gần 100 nghìn đồng.

Gốc sim rừng được đổ phơi tràn lan ven đường quốc lộ

Đi dọc Quốc lộ 279 đoạn từ trung tâm huyện Mường Ảng xuôi hướng đi huyện Tuần Giáo, chúng tôi bắt gặp những bãi lớn tập kết gốc sim khô nằm rải rác ven đường. Theo ghi nhận của chúng tôi, nhiều nhất là tại một số huyện: Mường Ảng, Tuần Giáo...

Chị A - Một chủ cơ sở thu mua gốc sim tại huyện Mường Ảng, cho biết: Chị được thương lái dưới xuôi đặt cọc trước tiền, trung bình một tháng thương lái đánh vài chuyến xe lên lấy hàng, nghe nói xuất sang Trung Quốc, nhưng để làm gì thì không chị cũng rõ.

Điều đáng nói, sim không chỉ khai thác không đúng cách mà còn sơ chế và bảo quản sai phương pháp; được phơi trực tiếp dưới nền đất, hoặc ủ thành đống tại các khu vực rất mất vệ sinh. Điều này, theo phân tích của phía chuyên môn là phản khoa học, và có thể ảnh hưởng xấu đến tác dụng của dược liệu.

Theo bác sỹ Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông y tỉnh Điện Biên, cho biết: Tất cả các bộ phận của cây sim đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.  Cây sim chứa các hoạt chất có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa, điều trị tiêu chảy do ăn uống, điều trị một số bệnh về miệng như viêm loét miệng do nhiệt và viêm họng… Tuy nhiên việc sơ chế, khai thác rễ cây sim của người dân, như đem rễ cây sim phơi ở vệ đường, sân nhà sau khi đưa tới các cơ sở chế biến thuốc sẽ rất mất vệ sinh, điều này sẽ gây ra tác dụng ngược lại của cây thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 

Gốc sim sau khi thu mua được thương lái thuê người phơi bên lề đường giao thông

Quan điểm của ngành đông y là khai thác luôn luôn đi kèm với bảo tồn và duy trì phát triển nguồn gen của dược liệu để sử dụng lâu dài. Trước tình trạng cây sim bị người dân khai thác tràn lan, đã dẫn đến việc tận diệt loài cây này ở trên địa bàn, Hội đông y tỉnh cũng đã có những văn bản, thông tin truyền thông vận động bà con ngừng khai thác cây sim. – Bác sĩ Việt cho biết thêm.

Ngoài ra, việc chỉ thu mua gốc sim, mà phải là những gốc lớn một cách bất thường theo yêu cầu của thương lái Trung Quốc, về lâu dài cũng sẽ gây ra những hệ lụy khó lường. Bởi để lấy được gốc sim chỉ có thể khai thác bằng cách tận diệt. Thực tế đã chứng minh ở một số địa bàn huyện: Mường Ảng, Tuần Giáo... Với cách khai thác này, chỉ sau khoảng 3 – 4 năm nguồn sim đã dần khan hiếm. Thậm chí, một số nơi gần như không còn thấy bóng dáng của cây sim.

Phải những gốc sim to thương lái mới thu mua

Bà Trần Thị Mẫn, bản Quyết Tiến 1, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng nói: Khi thấy tình trạng người dân đổ xô đi đào gốc sim bán, rồi họ phơi tràn lan, chất đống ven đường, bẩn thỉu bụi bặm... Bà Mẫn rất băn khoăn và đặt câu hỏi không biết họ mua để làm gì? Bản thân bà Mẫn cũng lo ngại về điều đó.

Để đào gốc sim, người dân địa phương sử dụng dao và cuốc

Không biết giá trị, cũng không rõ lý do, song vì miếng cơm manh áo trước mắt, những người dân nghèo vẫn bằng mọi cách tìm và khai thác sim theo kiểu tận diệt để bán cho thương lái. Thiết nghĩa, nếu như không sớm có những biện pháp ngăn chặn thực trạng này, thì chẳng mấy nữa rừng ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ đứng trước nguy cơ mất dần nguồn gen dược liệu từ cây sim, và rất có thể chính người nông dân sẽ phải trả giá bằng những tiếc nuối, thâm chí là hậu quả khó lường trong tương lai.

Theo TN&MT

Bạn đang đọc bài viết Lụi tàn những cánh rừng sim.... Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ