Thứ tư, 24/04/2024 06:29 (GMT+7)

Lý giải nguyên nhân khiến chất lượng không khí chạm ngưỡng “xấu”

MTĐT -  Thứ tư, 06/01/2021 10:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa có báo cáo về chất lượng môi trường không khí trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, từ ngày 29/12/2020 đến ngày 5/1/2021.

Theo ứng dụng đo chất lượng không khí PAMAir, chỉ số AQI đo tại nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội vào hôm qua (5/1) vượt ngưỡng tím lên nâu. Đây là ngưỡng nguy hại, ngưỡng cao nhất về ô nhiễm không khí, cảnh báo khẩn cấp sức khỏe mọi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong các ngày 29-31/12/2020, đa số các trạm đều có chất lượng không khí đạt mức “tốt” và “trung bình”. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2021 trở đi, chất lượng không khí có xu hướng giảm, một số địa điểm như Chi cục Bảo vệ Môi trường, UBND phường Minh Khai, Đại sứ quán Pháp thường duy trì mức “kém”, chạm ngưỡng “xấu”.

Đặc biệt, sáng ngày 5/1, chất lượng không khí chạm ngưỡng “rất xấu” tại nhiều địa điểm (mức cảnh báo 5/6: mọi người đều bị ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng, hệ thống quan trắc chất lượng không khí của Hà Nội không có trạm quan trắc không khí phát hiện chỉ số ở mức “nguy hại” AQI>300).

Chất lượng không khí suy giảm mạnh không chỉ riêng trong Hà Nội mà còn suy giảm trong cả khu vực miền Bắc. Theo kết quả quan trắc của các trạm trong khu vực miền Bắc trên Trang công bố thông tin, Trung tâm quan trắc môi trường miền Bắc (http://enviinfo.cem.gov.vn/) cũng thể hiện chất lượng không khí đang ở mức “rất xấu” và chạm ngưỡng “nguy hại” (tại Từ Sơn, Bắc Ninh AQI 312 và Văn Lâm, Hưng Yên AQI 309).

Trong báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ nguyên nhân khiến chất lượng không khí xấu trong những ngày qua, trong giai đoạn đầu gió mùa đông bắc tăng cường, do ảnh hưởng của khối không khí lạnh bắt đầu tràn về với những đợt gió lạnh, thúc đẩy khả năng khuếch tán chất ô nhiễm nên chất lượng không khí giữ mức tốt và trung bình.

Tuy nhiên, khi khối không khí lạnh suy giảm, tốc độ gió thấp trên cả khu vực gây ra điều kiện lặng gió nên nền nhiệt xuống thấp, về đêm và sáng sớm nhiệt độ giảm mạnh, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn.

Sáng sớm và chiều muộn hình thành lớp sương mù dày đặc cản trở việc khuếch tán ô nhiễm, gây ô nhiễm cục bộ.

Sáng sớm và chiều muộn hình thành lớp sương mù dày đặc cản trở việc khuếch tán ô nhiễm, gây ô nhiễm cục bộ.

Ngoài ra, do yếu tố về địa hình khu vực Thủ đô là địa hình chủ yếu đồng bằng, thấp từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, bao bọc xung quanh thành phố Hà Nội tại các khu vực giáp ranh các khu vực đồi núi và các khu, cụm công nghiệp tỉnh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên đang phát triển mạnh.

Do đó, với điều kiện khí hậu khí tượng sương mù sát mặt đất gây ra hiện tượng quần gió, các chất ô nhiễm không được phát tán được và tích tụ ô nhiễm trong những ngày qua tại khu vực Hà Nội nói riêng và một số vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung.

Bên cạnh đó, một số tác động cục bộ do hoạt động giao thông tăng cao sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, tình trạng rác thải ùn ú, không được vận chuyển đến bãi xử lý do thay đổi đơn vị thu gom vệ sinh môi trường trên địa bàn một số quận, huyện vào cuối năm 2020 làm gia tăng tình trạng đốt rác thải sinh hoạt tự phát gây ô nhiễm môi trường.

Việc đốt rơm rạ, các hoạt động xây dựng, lát đá vỉa hè và các hoạt động sản xuất cuối năm tăng cường để cung ứng hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán... là những nguyên nhân phát thải ô nhiễm nội tại trên địa bàn TP Hà Nội.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết đã có công văn  báo cáo UBND TP Hà Nội về diễn biến chất lượng môi trường không khí và các công bố dữ liệu quan trắc trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tiếp tục xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm nội tại cũng như các vấn đề gây ô nhiễm từ các nơi khác tác động tới Hà Nội.

Trong báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dự báo, từ nay đến tháng 3/2021 là khoảng thời gian xuất hiện nhiều hình thái thời tiết khí tượng bất lợi gây suy giảm chất lượng không khí, ảnh hướng tới sức khỏe người dân. Sở Tài nguyên và Môi trường đã dự thảo văn bản của UBND Thành phố giao nhiệm vụ các Sở, ngành, đơn vị liên quan về bảo vệ môi trường không khí, kính đề nghị UBND Thành phố xem xét, ký duyệt ban hành để các Sở, ngành, đơn vị liên quan phối hợp, triển khai thực hiện.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Lý giải nguyên nhân khiến chất lượng không khí chạm ngưỡng “xấu”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới