Thứ sáu, 19/04/2024 06:22 (GMT+7)

Lý giải nguyên nhân người Việt chuộng xe nhập hơn xe lắp ráp?

MTĐT -  Thứ sáu, 15/11/2019 17:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho biết sau 9 tháng, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu tới 107.034 ôtô nguyên chiếc các loại, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ.

Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam tháng 10 cho biết thị trường trong nước tiếp tục gia tăng tiêu thụ với các dòng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc trong khi dòng xe lắp ráp trong nước sụt giảm nhanh về doanh số.

Cụ thể, trong tháng 10, doanh số bán hàng của toàn thị trường trong nước đạt 28.948 xe, bao gồm 21.355 xe du lịch; 7.228 xe thương mại và 365 xe chuyên dụng.

Trong số này, lượng xe lắp ráp trong nước được bán ra thị trường đạt 16.406 chiếc, giảm 3% so với tháng trước, và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc được bán ra là 12.542 chiếc, tăng 16%.

Doanh số bán ra của dòng xe nhập khẩu tháng 10 đã nâng tổng số ôtô nhập khẩu nguyên chiếc tiêu thụ từ đầu năm tại thị trường Việt lên con số hơn 106.100 chiếc, tăng 118% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây đồng thời là mức tăng doanh số cao nhất của xe nhập khẩu tiêu thụ tại Việt Nam những năm gần đây.

Indonesia và Thái Lan tiếp tục là hai quốc gia xuất khẩu xe hơi nhiều nhất vào Việt Nam, duy trì mức trên 80% tính từ đầu 2019 đến nay. Việc đổ bộ của xe hơi từ hai quốc gia Đông Nam Á là điều gần như tất yếu khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN đưa mức thuế nhập khẩu về 0% từ 2018. Các hãng xe vì thế đẩy mạnh các sản phẩm nhập khẩu để tận dụng ưu đãi thuế.

Số lượng tăng mạnh từ nửa sau 2018 đến nay giúp xe nhập khẩu cạnh tranh sòng phẳng hơn với xe lắp ráp trong nước. Theo số liệu bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), 8 tháng đầu 2019, xe nhập tăng 178% về lượng bán ra, đạt 82.823 xe.

Ngược lại với xe nhập khẩu, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 153.100 chiếc.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 9 tháng của nhiều nhà nhập khẩu ôtô lớn trên thị trường cũng ghi nhận đà tăng trưởng về doanh số. Như Haxaco - nhà phân phối lớn nhất của Mercedes Benz tại Việt Nam, ghi nhận doanh thu 9 tháng năm nay tăng 11% so với cùng kỳ; Công ty City Auto - phân phối hãng Ford, có doanh thu tăng tới 112%; hay Savico - đại lý nhập khẩu và phân phối của hàng loạt hãng xe như Toyota, Ford, Mitsubishi, Volvo... cũng ghi nhận doanh thu tăng 36% từ đầu năm.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan cũng cho biết sau 9 tháng, các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu tới 107.034 ôtô nguyên chiếc các loại, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ. Trong đó, ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm đa số với 79.230 chiếc, gấp 3 lần.

Ông Phạm Ngọc Thân, Tổng Giám đốc Công ty CP Bến Thành Ôtô, cho rằng phần lớn khách hàng vẫn chuộng xe nhập khẩu hơn xe lắp ráp trong nước bởi đánh giá xe nhập có chất lượng cao và ổn định hơn. "Nếu quy định liên quan đến nhập khẩu thông thoáng hơn, xe nhập khẩu sẽ về nhiều hơn với mức giá hấp dẫn hơn nữa" - ông Thân nhận định.

Doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đã giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các chuyên gia trong ngành dự đoán, sang 2020, cán cân nghiêng về phía nhập khẩu hay lắp ráp sẽ rõ ràng hơn đối với các hãng. Những sản phẩm bán chạy, đóng vai trò lớn trong cục diện cạnh tranh doanh số nhiều khả năng ưu tiên lắp ráp để nguồn hàng chủ động, xa hơn là đón đầu các chính sách khuyến khích xe sản xuất nội địa. Ở chiều ngược lại, các sản phẩm không còn sức hút lớn với người tiêu dùng chuyển sang nhập khẩu để tận dụng nguồn lực, dây chuyền cho xe lắp ráp.

Sau gần 2 năm bỏ thuế nhập khẩu đối với xe hơi từ các nước ASEAN, thị trường xe Việt đã có nhiều thay đổi theo hướng tăng lượng xe hơi, đa dạng mẫu xe và mức giá ngày càng cạnh tranh.

Sự xuất hiện hàng loạt mẫu xe mới ở phân khúc xe giá rẻ, xe bình dân như Hatchback, sedan hay SUV, MPV cỡ nhỏ đô thị… đã và đang khiến người tiêu dùng Việt thay đổi thị hiếu và xu hướng mua sắm.

Tuy nhiên, mặc dù được bỏ thuế nhập khẩu từ 30% năm 2017 xuống 0% năm 2018, song giá xe nhập không thuế từ Thái Lan vẫn không giảm mạnh như kỳ vọng của người dân và giới chuyên gia.

Các mẫu xe nhập vẫn đứng giá, thị trường vẫn không ghi nhận sự thay đổi đáng kể nào về xu hướng giảm giá, đi đầu doanh số. Theo giới chuyên gia, rõ ràng tác động bỏ thuế nhập khẩu đã có ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng của thị trường xe, nhưng vẫn chưa thể làm giá xe giảm nhanh do kênh phân phối xe hơi hiện nay vẫn chủ yếu nằm trong tay các đại gia sản xuất, lắp ráp xe hơi trong nước.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Lý giải nguyên nhân người Việt chuộng xe nhập hơn xe lắp ráp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.