Thứ sáu, 19/04/2024 20:15 (GMT+7)

Lý giải về tình trạng mưa lũ bất thường tại Trung Quốc

MTĐT -  Chủ nhật, 05/07/2020 16:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đợt mưa lũ nghiêm trọng kéo dài ở miền Nam Trung Quốc từ đầu tháng 6 đến nay đã gây ngập lụt và thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều khu vực ở nước này.

Một ngôi làng ở vùng Quảng Tây chìm trong lũ lụt.

Theo số liệu mới nhất của nhà chức trách Trung Quốc, đợt mưa lũ lịch sử này ảnh hưởng đến gần 20 triệu người.

Ban Chỉ huy phòng chống lũ lụt và hạn hán quốc gia Trung Quốc ngày 4/7 cho biết, hiện cả hai miền Nam và Bắc Trung Quốc đã bước vào mùa lũ chính. Tính đến nay, đợt mưa lũ đã làm 19.380.000 người thuộc 26 tỉnh, thành và khu tự trị ở Trung Quốc bị ảnh hưởng, trong đó có 875.000 người phải di dời khẩn cấp, 235.000 ngôi nhà bị sập hoặc hư hỏng, 1.560.000ha hoa màu bị tàn phá. Ước tính, thiệt hại kinh tế trực tiếp do đợt thiên tai này gây ra lên tới gần 6 tỷ USD.

Bộ Tài nguyên Nước Trung Quốc tiếp tục nâng mức cảnh báo ứng phó khẩn cấp để kiểm soát lũ từ cấp IV lên cấp III hôm 4/7.

Mực nước ở trung và hạ lưu sông Dương Tử cũng như hồ Động Đình và hồ Bà Dương ngày một tăng lên do mưa lớn kéo dài. Tổng cộng có 16 con sông ở Giang Tây và An Huy đã gặp lũ lụt ở mức trên cảnh báo.

Theo Bộ Tài nguyên Nước, các hồ chứa ở thượng nguồn sông Dương Tử sẽ được cho hoạt động phối hợp để giảm lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp và giảm áp lực kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông.

Hôm 2/7 xuất hiện trận lũ đầu tiên trong năm trên sông Dương Tử, với lưu lượng nước 50.000 m3/giây. Chính quyền địa phương được khuyến khích tăng cường giám sát thời tiết, tuần tra đê, hồ chứa và trạm thủy điện.

Trung Quốc có hệ thống ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ bốn cấp, với cấp I là nghiêm trọng nhất. Đài quan sát quốc gia Trung Quốc hôm 4/7 cũng tiếp tục đưa ra cảnh báo mức xanh dương cho mưa bão.

Ông Wang Zhihua, phó trưởng phòng cứu trợ thiên tai và dịch vụ công của Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết hôm 3/7 rằng, cho đến ngày 13/7, mưa sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn ở các khu vực phía Nam so với những năm trước.

Theo ông, lượng mưa có thể đạt 100 đến 300 mm ở các khu vực dọc theo sông Hoài Hà, sông Hán, sông Dương Tử và một phần của Tây Nam Trung Quốc, nhiều hơn khoảng 50 đến 80% so với những năm trước.

"Mưa vào tháng 7 và các tác động tích lũy do mưa mang lại vào tháng 6 sẽ làm tăng nguy cơ lũ lụt và các thảm họa địa chất khác ở những khu vực này", ông cảnh báo.

TP Hợp Phì, tỉnh An Huy bị ngập lụt nghiêm trọng. Ảnh: Reuters

Tần suất của cả tình trạng mưa lớn và nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu đã tăng dần trong 6 thập kỷ qua, theo một báo cáo do Cơ quan Khí tượng Trung Quốc công bố năm 2019.

Mặc dù một số khu vực bị ảnh hưởng thường chịu thiệt hại do lượng mưa hàng năm, nhưng năm nay, lượng mưa tích lũy tăng gấp đôi, gấp ba lần mức thông thường - theo Chen Tao, nhà dự báo thời tiết chính tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc.

Mực nước biển dâng trên toàn cầu, mà các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do nhiệt độ ấm lên, cũng đang đe dọa nhiều thành phố của Trung Quốc. Theo Bộ Môi trường, tốc độ tăng mực nước biển trung bình dọc theo bờ biển Trung Quốc là 3,4 mm mỗi năm trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2019, nhanh hơn mức trung bình toàn cầu. Năm 2019, mực nước biển dọc theo bờ biển Trung Quốc cao hơn 72 mm so với bình thường, Bộ cho biết.

Một nghiên cứu năm nay cho thấy châu thổ sông Châu - trung tâm sản xuất của Trung Quốc và là nơi ở của hàng chục triệu người - là trung tâm đô thị có nguy cơ cao nhất thế giới của hiện tượng mực nước biển dâng cao, và có thể nằm dưới mực nước biển ít nhất 67 cm đến năm 2100, trừ khi thực hiện các biện pháp để ngăn chặn.

Bên cạnh biến đổi khí hậu, nhiều thập kỷ phát triển kinh tế và đô thị hóa liên quan đến việc thu hồi đất từ hồ và vùng đất ngập nước cũng đã làm tăng mức độ thiệt hại do thiên tai.

Vũ Hán, từng được g năm 1980 đã bị lấp để lấy đất. Và giờ đây Vũ Hán phải đối mặt với một trong những vấn đề ngập lụt đô thị nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc.

"Hoạt động của con người đã phá hủy sông, hồ, rừng và bất kỳ hình thức bảo vệ tự nhiên nào. Đã đến lúc chúng ta phải thiết lập các nguyên tắc về cách chúng ta phát triển và chúng ta cần để lại đủ hồ chứa tự nhiên cho các thành phố để giảm thiệt hại do lũ lụt" - Yu Jianfeng, người sáng lập Trung tâm Văn hóa Công cộng Bảo vệ Môi trường các dòng sông, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Trùng Khánh - cho biết.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Lý giải về tình trạng mưa lũ bất thường tại Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...