Thứ sáu, 26/04/2024 03:28 (GMT+7)

Mắc bệnh gan tiêm vaccine Covid-19 được không, cần lưu ý gì?

MTĐT -  Thứ ba, 17/08/2021 15:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mắc bệnh gan tiêm vaccine Covid-19 được không, cần lưu ý gì theo hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vừa được Bộ Y tế ban hành.

Ngày 10/8 Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19", áp dụng cho tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước và tư nhân trên cả nước. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và bãi bỏ các văn bản số 2995/QĐ-BYT; số 3445/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Đáng chú ý, quyết định của Bộ Y tế nhấn mạnh đến việc tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19 cho người mắc bệnh gan. Để hiểu rõ hơn về những thông tin này TS. BS Cao Thị Thanh Thủy, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã có những chia sẻ cụ thể để người mắc bệnh gan yên tâm khi tiêm phòng.

Tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19 cho người dân là việc làm cần thiết trong tình hình hình dịch COVID-19 hiện nay

Theo TS. BS Cao Thị Thanh Thủy, căn cứ theo hướng dẫn, người mắc bệnh gan có thể được phân loại đối với tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn như: các đồi tượng đủ điều kiện tiêm chủng, các đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng, các đối tượng trì hoãn tiêm chủng và các trường hợp chống chỉ định. Cụ thể: 

Các đối tượng trì hoãn tiêm: Những người mắc bệnh gan cấp tính, xơ gan mất bù có suy gan nặng có biểu hiện lâm sàng mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, cổ chướng… thuộc đối tượng trì hoãn khi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Các đối tượng được tiêm chủng: Các đối tượng có bệnh gan sau đây nếu thuộc các đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng và không có chống chỉ định thì được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19. Các trường hợp bệnh gan thuộc các đối tượng được tiêm chủng nhưng cần thận trọng khi tiêm chủng như xơ gan có tiền sử giảm tiểu cầu, tỷ lệ prothrombin giảm.

Hay những người mắc bệnh gan cấp tính, mạn tính bao gồm viêm gan virus B, xơ gan còn bù đang điều trị ổn định. Người bệnh gan đã và đang điều trị ổn định có nghĩa là lâm sàng bình thường, men gan không tăng cao, không có biểu hiện xơ gan mất bù. Và những trường hợp viêm gan B mạn tính không hoạt động chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan B bao gồm cả các trường hợp có tải lượng HBV DNA cao.

Những trường hợp viêm gan virus C mạn tính đã điều trị khỏi hoặc đang điều trị thuốc kháng virus trực tiếp hoặc chưa điều trị cũng nằm trong nhóm được tiêm chủng vacccine. 

TS. BS Cao Thị Thanh Thủy lưu ý thêm: "Người bệnh được chẩn đoán viêm gan B không hoạt động chưa cần điều trị và người bệnh viêm gan virus B, C đang điều trị, nhất là viêm gan B ổn định cần nắm rõ tình trạng bệnh tật của mình, phương pháp đang điều trị hiện tại và có thể trao đổi với bác sĩ điều trị của mình về thông tin tình trạng bệnh, về khả năng tiêm vaccine COVID-19 trước khi đi tiêm chủng vaccine phòng COVID- 19 nếu cần".

Cũng theo TS. BS Cao Thị Thanh Thủy, khi đến điểm tiêm chủng, người bệnh cần thông báo với cơ sở tiêm chủng về tình hình bệnh viêm gan trước tiêm, tốt nhất là mang theo sổ khám bệnh của bác sĩ khi đi tiêm chủng. Người mắc bệnh viêm gan sau khi khám sàng lọc nếu đủ điều kiện tiêm chủng thì các lưu ý được hướng dẫn sau tiêm chủng giống như tất cả các trường hợp được tiêm chủng không mắc bệnh gan.

Ngoài việc cần phải tiêm chủng vaccine thì những người mắc bệnh gan cần phải tiếp tục uống thuốc đầy đủ. Không được ngừng thuốc trước và sau tiêm, vì việc tiêm chủng vaccine không ảnh hưởng đến việc điều trị hay chưa điều trị. 

Nếu ngừng thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như bùng phát viêm gan, kháng thuốc, biến chứng xơ gan, ung thư gan... Trong trường hợp nếu trong khu vực phòng tỏa không đến khám được tại cơ sở y tế đang theo dõi điều trị hãy mang theo đơn thuốc đến hiệu thuốc để mua thuốc hoặc gọi điện tư vấn bác sĩ điều trị.

Với những tư vấn của TS. BS Cao Thị Thanh Thủy người mắc bệnh gan có thể yên tâm tiêm vaccine phòng Covid-19 để ổn định sức khỏe, tăng sức đề kháng phòng bệnh./.


Theo Tuấn Anh/Giadinhonline

Bạn đang đọc bài viết Mắc bệnh gan tiêm vaccine Covid-19 được không, cần lưu ý gì?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.