Thứ sáu, 19/04/2024 22:17 (GMT+7)

Mách các mẹ cách xử lý bỉm giấy sau khi sử dụng để BVMT

MTĐT -  Thứ tư, 18/07/2018 08:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bên cạnh tính tiện lợi rất lớn của bỉm là vừa tiện cho mẹ vừa tốt cho bé, nhưng lại có "tuổi thọ" chẳng hề kém cạnh túi nilon là bao, nếu bị thải ra môi trường mà không được xử lý thì thật là tai hại.

Theo thống kê cho thấy, từ khi sinh ra đến lúc một đứa trẻ biết cách tự đi vệ sinh sẽ sử dụng khoảng 6.100 bỉm giấy (tã giấy). Mỗi năm có khoảng 18 tỷ bỉm giấy được thải ra môi trường. Để sản xuất ra số bỉm giấy trên phải tốn hàng ngàn tấn bột giấy và nhựa. Sau vài giờ sử dụng, bỉm giấy được thải ra môi trường và thời gian để chúng phân hủy là từ 500 - 800 năm. 

Sau vài giờ sử dụng, bỉm giấy được thải ra môi trường và thời gian để chúng phân hủy là từ 500 - 800 năm.

 Số lượng rác thải bỉm giấy bị chôn vùi dưới lòng đất cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí. Bỉm không tự phân hủy sinh học mà cũng không thể tái chế được, nếu sử dụng phương pháp đốt thì sẽ sinh khí CO2 độc hại.

Một công ty ở Pháp chuyên thu thập bỉm đã sử dụng và đổi lại bỉm được giặt sạch, có thu phí. Công ty “Cái bỉm bé bỏng của tôi” này do Antoine de Chambost và Philippe Gayard thành lập tháng 4/2017.

Hiện nay, Công ty mới đảm đương được vùng Issy – Les – Moulineaux (thuộc tỉnh Hauts – de – Seine ở phía tây nam thủ đô Paris nước Pháp) và sẽ triển khai thêm các cơ sở trong thời gian tới. Các gia đình đã ký hợp đồng giặt bỉm đều tỏ ý hài lòng, sẵn sàng tái ký.

Có thể các mẹ chưa biết việc xả bỉm giấy chưa qua xử lý được ví như việc con người thải túi nilon chưa qua xử lý ra môi trường mỗi ngày. Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, hầu hết các bà mẹ đều không xử lý bỉm giấy trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt là với những mẹ có con nhỏ thì điều đáng chú ý nhất chính là những chiếc bỉm giấy bẩn chưa qua xử lý.

Việc thải trực tiếp bỉm giấy ra môi trường như vậy ảnh hưởng rất lớn đến môi trường mà ta sống, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến những người khác nữa.  

Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, hầu hết các bà mẹ đều không xử lý bỉm giấy trước khi thải ra môi trường.

 Để xử lý bỉm giấy đúng cách, các mẹ cần loại bỏ chất cặn vào bồn cầu, sử dung vòi xối để làm trôi sạch chất cặn trước khi vứt bỉm đi. Việc này hạn chế việc những người lao công tiếp xúc vs chất cặn, và hoàn toàn có thể ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm cho người khác.

Sau đó cuộn tã lại về mặt sạch, hướng ra ngoài, có thể dùng băng dính để cố định lại hoặc mẹ có thể cho chiếc bỉm bẩn vào túi giấy và cột chặt miệng túi lại.

Cho chiếc tã vào thùng đựng rác đặc biệt. Loại thùng này có khả năng xử lý mùi như thùng đựng rác thông thường. Nếu trong nhà chưa có loại thùng rác này thì mẹ cố gắng cuộn bỉm chặt cho vào túi để tránh mùi bỉm bẩn gây ô nhiễm bầu không khí trong nhà.

Việc xử lý bỉm giấy đúng cách sẽ đem lại lợi ích về môi trường, giúp giảm thiểu không khí nặng mùi cho các bãi rác, còn hạn chế việc ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc này có ảnh hưởng rất tích cực trong việc giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý rác thải, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm ô nhiễm bầu không khí,….

Không chỉ có lợi ích về mặt môi trường, với hành động nhỏ này có thể góp phần nâng cao nhận thức của cả cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Lâu dần, mỗi bà mẹ hay mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý tã giấy sau khi sử dụng cũng như những tác động của nó đối với môi trường sống. 

Và không thể nhắc đến lợi ích về sức khỏe khi mẹ biết cách xử lý tã giấy sau khi sử dụng cho bé. Việc này vừa giúp mẹ đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp cho bé mà còn hạn chế tối đa các bệnh nguy hiểm cho bé khi bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài. 

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Mách các mẹ cách xử lý bỉm giấy sau khi sử dụng để BVMT. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...