Thứ sáu, 29/03/2024 13:32 (GMT+7)

Mang đất đai, dự án đi thế chấp: Chủ đầu tư Hải Phát đang dẫn đầu

Thùy Dung -  Thứ ba, 25/09/2018 14:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cũng giống như Hải Phát, nhiều ‘ông lớn’ khác cũng thế chấp ngân hàng bằng đất đai, dựa án như Nam Cường, hay tập đoàn Hoành Sơn,…

Mới đây, Văn phòng đăng ký đất đai (Sở Tài nguyên Môi trường TP. Hà Nội) vừa tổng hợp danh sách 92 chủ đầu tư đang thế chấp bằng quyền sử dụng đất, thế chấp dự án và nhà ở hình thành trong tương lai thuộc các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội.

Trong đó, Hải Phát là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong danh sách. Tiếp đến là các ‘ông lớn’ khác như Nam Cường, tập đoàn Hoành Sơn, Thủ Đô...

Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza

Cụ thể, Công ty Cổ phần đầu tư Hải Phát đã thế chấp đất đai, 59 căn nhà ở và Công trình hỗn hợp cao tầng thuộc Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm). Hải Phát cũng đang thế chấp tài sản và đất hình thành trong tương lai tại dự án Phú Lãm (Hà Đông).

Danh sách các dự án của Hải Phát đã mang đi thế chấp ngân hàng

Bên cạnh đó, một ‘ông lớn’ khác là Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội cũng đang thế chấp quyền sử dụng đất đối với 27 thửa tại Khu ĐTM (phường Dương Nội, Hà Đông) và 6 thửa đất tại phường Yên Nghĩa và phường La Khê (Hà Đông).

Khu Đô thị mới Dương Nội Do Công ty Cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội làm chủ đầu tư.


Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp Dịch vụ thương mại Eco Lakeview (số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai) đang được Công ty Cổ phẩn sông Đà 1.01 và Công ty Cổ phần Ecoland mang đi thế chấp. Tài sản này không bao gồm 8.609m² sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp Dịch vụ thương mại Eco Lakeview .

537 căn/612 căn hộ và diện tích dịch vụ thương mại, nhà trẻ, bể bơi thuộc dự án xây dựng chung cư, nhà ở xã hội cán bộ chiến sỹ Bộ Công An (Số 282, Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân) của Công ty Cổ phần tập đoàn Hoàng Sơn.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà ở cao tầng lại Lô 37C, khu C, Khu đô thị hai bên đường Lê trọng Tấn (Phường Dương Nội, Hà Đông) thế chấp bằng đất và nhà ở hình trành trong tương lai gồm: 22 căn shop house, 548 căn hộ, diện tích dịch vụ tại tầng 4 và rất nhiều dịch vụ khác của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng.

Công ty Cổ phần tập đoàn Teccpo đã thế bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai gồm 700 căn hộ để ở, 9 căn dịch vụ và 1 căn nhà trẻ em thuộc Dự án tòa nhà cao tầng hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco, tại ô đất HH, khu đấu giá quyền sử dụng đất (xã Ngũ Hiệp, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì)

Điều đáng nói, trong thời gian trở lại đây, ở một khía cạnh khác, Hải Phát cũng đã mắc rất nhiều lùm xùm trong quản lý vận hành ở các tòa nhà. Trong đó, phải kể đến sự việc cư dân tại Tân Tây Đô phải sử dụng nước bẩn trong nhiều năm. Tiếp đến là những mâu thuẫn tại chung cư The Pride với thang máy rơi tự do và hỏng liên tục.

Lùm xùm của nhà đầu tư Hải Phát tại chung cư The Pride.

Cư dân tại Tân Tây Đô yêu cầu Hải Phát cấp nước sạch.

Là một ‘ông lớn’ đem thế chấp nhiều tài sản và đất đai nhất. Vướng nhiều sai phạm trong các cách vận hành chung cư nhất. Nhiều người đã đặt ra do dự rằng liệu có nên tin tưởng vào Hải Phát nữa hãy không?

Bàn về vấn đề trên, các chuyên gia pháp lý, chuyên gia về bất động sản sẽ nói như thế nào? Và những khách hàng đã đặt cọc mua nhà và khách hàng đang tìm hiểu căn hộ có an tâm vào dự án mang đi thế chấp hay không? Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

“Đây vấn đề rất nghiêm trọng"

Ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM nhìn nhận, việc doanh nghiệp mang dự án BĐS đi thế chấp có nghĩa chủ đầu tư đang bán 1 dự án cho cùng 1 lúc hai người, một là ngân hàng hai là người mua nhà, đẩy rủi ro về phía người dân khi không làm được sổ đỏ.

“Đây vấn đề rất nghiêm trọng, nếu trong trường hợp doanh nghiệp thua lỗ phá sản thì thiệt hại rất lớn cho người dân”, ông Đực nói.

Theo ông Nguyễn Văn Đực, việc dự án bị thế chấp không chỉ người mua nhà chịu thiệt mà cả ngân hàng cũng chịu thiệt.

Nhà dân không biết cách gì để giải quyết, không được cấp sổ hồng vì doanh nghiệp mang sổ đỏ đi cầm cố. Người dân lúc này như người đi ở nhờ nhà của ngân hàng. Còn ngân hàng không các nào đuổi người dân ra.

“Trong trường hợp này cần phải có biện pháp mạnh giữa chủ đầu tư, ngân hàng, khách hàng, nhà nước đứng ra chủ trì giải quyết để xem tiền nợ bao nhiêu, ngân hàng cần khoanh vùng để không tính lãi thêm giúp doanh nghiệp điều kiện trả. Người dân còn thiếu bao nhiêu để cuối cùng người dân phải có sổ hồng”, ông Đực cho biết.

Bạn đang đọc bài viết Mang đất đai, dự án đi thế chấp: Chủ đầu tư Hải Phát đang dẫn đầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.

Tin mới