Thứ sáu, 19/04/2024 14:01 (GMT+7)

Mặt tối của những ánh đèn đêm

MTĐT -  Thứ tư, 21/08/2019 09:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có thể khiến con người không thể ngắm rõ ràng được các vì sao, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của các động vật và kể cả sức khỏe của chúng ta.

Năm 1994, một trận động đất đã làm mất nguồn điện ở Los Angeles, California. Trong những ngày sau đó, những người dân quan tâm nói rằng có một đám mây ánh sáng bạc khổng lồ trải dài khắp bầu trời đêm.

Một số người lo ngại rằng cảnh tượng bí ẩn có thể liên quan đến trận động đất. Thật ra, những người này cả đời vốn đã quen sống trong một thành phố lớn với ánh sáng rực

Nhân viên làm ca đêm ở bệnh viện gặp phải ánh sáng rực rỡ vào ban đêm. Điều đó có thể gây nhầm lẫn cho cơ thể của họ, khi tưởng rằng đó là ban ngày. Điều này có thể gây ra các rủi ro về sức khỏe.

Nhiều người hiếm khi được thấy những vì sao. Chắc chắn họ chưa từng được trông thấy đám mây ánh sáng trong đêm như vậy. Đó là Dải Ngân hà, thiên hà của chúng ta! Cho đến khi bị mất điện, người ta mới biết rằng trong nhiều thập niên, ánh đèn thành phố đã chặn ánh sáng mờ dịu này đến từ những khoảng cách xa xôi trong không gian. Khi ánh sáng nhân tạo (do con người làm ra) tràn vào những nơi con người không cần nó, hiện tượng này gọi là ô nhiễm ánh sáng.

Trên thực tế, nó được xem như một trong những hình thức ô nhiễm lớn nhất. Nó ngăn cản 2/3 cư dân Hoa Kỳ và một nửa số người ở châu Âu nhìn thấy được Dải Ngân hà. Và ô nhiễm ánh sáng vẫn tiếp tục tăng lên hằng năm, khi các thành phố tiếp tục phát triển. Điều đó không có nghĩa là đèn điện là xấu. Chúng đã cho phép mọi người làm việc và chơi ngoài trời tối trong khoảng một thế kỷ.

Những ánh đèn dọc theo các con đường giúp cho lái xe an toàn hơn. Theo nhiều cách, ánh sáng ban đêm đã là một điều tốt. Nhưng có thể có nhược điểm. Đôi khi các ánh đèn gây ra các tác hại không mong muốn. Và vấn đề này vượt xa khả năng của chúng ta để tận hưởng bầu trời đêm.

Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm ánh sáng có thể làm thay đổi hành vi của thực vật, động vật và con người. Thậm chí một số các chu kỳ sáng tối không tự nhiên có thể làm cho chúng ta bị bệnh.

Chiếu sáng ban đêm

Chúng ta có thể nhìn thấy hơn 8.000 ngôi sao mà không cần có kính viễn vọng. Có hơn 4.000 trong số đó có thể nhìn thấy được trong một lúc (những ngôi sao khác ẩn dưới chân trời). Nhưng muốn nhìn thấy nhiều ngôi sao nhất, phải đi xa khỏi các thành phố hay những khu vực đông dân cư. Những người sống ở khu vực thành thị chỉ thấy một phần nhỏ các ngôi sao mà tổ tiên chúng ta đã từng được nhìn thấy được.

Bầu trời đêm rực rỡ trên một thành phố lớn bên hồ ở Thụy Điển. Lưu ý hình vòm trên đường chân trời.

Ví dụ: thành phố New York. Người dân sống ở những vùng ngoại ô bên ngoài có thể phát hiện được khoảng 250 ngôi sao vào một đêm không có mây. Nhưng những người ở gần trung tâm thành phố, ở Brooklyn hoặc ở Queens, chỉ có thể nhìn thấy khoảng 50 sao. Và một ai đó ở giữa khu Manhattan sẽ may mắn nhận ra được 15 sao.

Vậy điều gì đã xóa tất cả những ngôi sao đó khỏi bầu trời đô thị? Ánh sáng nhân tạo. Phải mất khoảng nửa giờ, đôi mắt của chúng ta mới có thể hoàn toàn thích nghi với bóng tối. Chỉ cho đến khi đó chúng ta mới có thể nhận ra các điểm sáng mờ nhạt phát ra từ các ngôi sao ở xa. Nhưng vào những lúc tiếp xúc với những ánh sáng rực rỡ hơn như đèn pha, đèn trên phố, đèn pin hoặc màn hình điện thoại di động, đôi mắt chúng ta mất đi sự thích ứng với bóng tối.

Trong thế giới ngày càng được điện khí hóa của chúng ta, tình trạng ô nhiễm ánh sáng như vậy khó có thể tránh khỏi. Ô nhiễm ánh sáng có ba dạng, thạc sĩ Jeremy White giải thích. Ông làm công tác nghiên cứu ô nhiễm tại khoa Âm thanh Tự nhiên và Bầu trời đêm thuộc Dịch vụ Vườn quốc gia Hoa Kỳ, có trụ sở tại Fort Collins, bang Colorado.

Thứ nhất, ánh sáng đến trực tiếp từ một nguồn cụ thể, chẳng hạn như đèn pin hoặc đèn pha, được gọi là ánh sáng trực tiếp.

Thứ hai, ánh sáng gián tiếp có thể được tìm thấy trong ánh sáng bầu trời hoặc những vòm sáng, đây là loại ánh sáng cho phép bạn biết rằng một thành phố đang ở xa.

Và thứ ba là loại ánh sáng xâm nhập vào các khu vực trên mặt đất hoặc trên các tòa nhà nhưng ngoài ý muốn của con người, hiện tượng đó gọi là ánh sáng xâm nhập.

Với ánh sáng trực tiếp, ánh sáng truyền trực tiếp từ nguồn ánh sáng vào mắt của một người, nó có khuynh hướng làm chúng ta sao lãng khỏi những thứ khác (làm mờ đi), những thứ mà chúng ta có thể đang cố gắng để nhìn thấy. Đó là một vấn đề đối với những người lái xe ban đêm, họ phải đối mặt với những ánh đèn pha rọi tới hay những đèn hiệu chớp sáng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người đi bộ bằng cách gây khó khăn cho họ khi muốn xem những gì đang ẩn giấu trong bóng tối.

Lục địa Hoa Kỳ vào ban đêm, nhìn thấy từ vệ tinh NASA, cho thấy những nơi có nhiều ánh sáng nhân tạo về đêm.

Trên thực tế, nhiều người vẫn nghĩ rằng những ánh đèn an ninh giúp cho họ an toàn hơn. Nhưng phần nhiều những nguồn sáng trực tiếp thực sự có thể gây khó khăn hơn khi bạn phát hiện thấy một người mà bạn không muốn gặp mặt. Bầu trời phát sáng là gián tiếp.

Nhìn từ xa, nó trông giống như một mái vòm ánh sáng. Mái vòm đó xuất hiện khi ánh sáng đi xuyên qua các hạt trong không khí (hơi nước, khói hoặc các chất gây ô nhiễm khác). Những phân tử này phân tán ánh sáng, tạo ra ánh sáng khả kiến, White giải thích. Ông lưu ý: ảnh hưởng của nó có thể rất lớn vì ánh sáng trên bầu trời từ một số trung tâm thành phố có thể được nhìn thấy được từ một điểm cách đó 250km.

Ánh sáng xâm nhập xảy ra khi đèn đường chiếu sáng lên một khu vực tối tăm. Hoặc nguồn ánh sáng an ninh của ai đó có thể tỏa sáng trên ngôi nhà của người hàng xóm. White giải thích: “Khi bầu trời phát sáng trong không khí, ánh sáng xâm nhập xuất hiện trên mặt đất hoặc các tòa nhà”. Cả ba loại đều là những ánh sáng không thích hợp. Ánh sáng ban đêm rất quan trọng. Nhưng chúng ta cần ánh sáng đó ở những nơi đặc biệt trên mặt đất.

Nhiều đường phố, hiên nhà và đèn an ninh chiếu sáng xa hơn nơi cần phải có. Ánh sáng có thể lan tỏa theo chiều ngang hoặc theo chiều thẳng đứng trong không gian. Các nguồn sáng quảng cáo cũng hoạt động như vậy. Ánh sáng chiếu ngang gây chói mắt và xâm phạm. Những nguồn sáng thẳng đứng làm bầu trời phát sáng. Cả hai đều có thể ảnh hưởng đến các sinh vật sống.

Thay đổi các hành vi

Hầu hết tất cả các sinh vật sống đều trải qua các chu kỳ hằng ngày, điều đó lặp lại khoảng 24 giờ một lần. Chu trình như vậy được gọi là nhịp sinh học. Nhiều loại cây nở hoa vào buổi sáng, những cây khác chỉ nở hoa vào ban đêm. Các động vật tìm kiếm thức ăn vào những thời điểm cụ thể trong ngày. Một số ngủ vào ban đêm và ăn vào ban ngày. Các giai đoạn của ánh sáng và bóng tối trong khoảng thời gian 24 giờ thường sẽ kiểm soát các hành vi như vậy.

Đồng hồ bên trong cơ thể người

Khi vấn đề chiếu sáng của chu kỳ ngày đêm trở nên dài hơn, những phản ứng của thực vật và động vật cũng sẽ thay đổi. Ví dụ: số giờ của bóng tối xác định khi có nhiều cây bắt đầu trổ lá vào mùa xuân, khi chúng nở hoa và khi chúng ở trạng thái ngủ vào mùa thu

Do có quá nhiều ánh sáng vào ban đêm, nười ta có thể dễ nhìn thấy được những thành phố lớn từ ngoài không gian vào ban đêm.

Không phải tất cả các loại cây đều nhạy cảm với các chu kỳ sáng tối, nhưng những cây sống gần ánh đèn đường hoặc những nơi có ánh sáng cả đêm có thể sẽ không ngủ đông. Thay vào đó, chúng sẽ phát triển quanh năm. Điều đó có thể làm cho những cây này ít có khả năng xử lý tốt với các tình trạng bất ổn, chẳng hạn như hạn hán hoặc bị các côn trùng và nấm làm tổn hại lá cây.

Tác động của ánh sáng trên con người

Ánh sáng đèn LED không phải lúc nào cũng hữu ích. Những bóng đèn tiết kiệm năng lượng này đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Và những nguồn sáng màu trắng sáng phát ra nhiều ánh sáng màu xanh (bước sóng ngắn). Màu sắc này có thể đánh lừa cơ thể tưởng đó là ban ngày, thậm chí khi cơ thể chúng ta có thể “biết” rằng lúc đó đã muộn vào ban đêm.

Những bóng đèn điện tử này ngăn không cho chúng ta thích ứng với bóng tối. Và chúng có thể xuất hiện ở mọi nơi, từ các ngọn đèn và màn hình đồng hồ kỹ thuật số cho đến những ánh đèn đêm, các máy tính bảng và màn hình điện thoại thông minh.

Màn hình LED của điện thoại thông minh có thể cung cấp nhiều ánh sáng màu xanh dương. Nếu xem chúng trước khi đi ngủ, ánh sáng này có thể làm cho đồng hồ bên trong của cơ thể bị nhầm lẫn, dẫn đến xáo trộn sản xuất melatonin, khiến bị mất ngủ.

Với sự phổ biến ngày càng tăng của các thiết bị điện tử, rất ít người có cơ hội được trải nghiệm trong không gian bóng tối hoàn toàn ngay cả trong nhà của họ vào ban đêm. Vào giờ đi ngủ, ánh sáng từ đèn đường hoặc xe hơi lan tràn xung quanh những cánh cửa sổ. Có lẽ bạn không ngờ rằng những nguồn sáng yếu như vậy cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhà nghiên cứu Tracy Bedrosian thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở La Jolla (California) làm thí nghiệm và phát hiện thấy, khi ánh sáng mờ dần vào buổi tối, bộ não của cả người và chuột đồng tạo ra một loại hormon não được gọi là melatonin. Chất này làm cho chúng ta cảm thấy sẵn sàng để ngủ. Nhưng nhóm nghiên cứu của bà cho thấy thậm chí khi phơi những con chuột hamster trong ánh sáng mờ cũng sẽ làm giảm lượng melatonin do cơ thể chúng tạo ra.

Theo Bedrosian, ánh sáng vào ban đêm có thể mang đến gấp đôi những chuyện bất ổn, bao gồm gián đoạn giấc ngủ và nguy cơ bệnh tật. Thật vậy, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy mối liên quan giữa ánh sáng và nguy cơ cao bệnh ung thư vú. “Chúng ta nên cố gắng tránh sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị chiếu sáng khác vào ban đêm”, Bedrosian gợi ý. Điều đó sẽ cho phép bộ não của chúng ta có đủ thời gian “tối” để hoạt động thích hợp.

Cũng vậy, nên dùng đèn LED màu trắng ấm hoặc dịu, thay vì màu trắng sáng.

Theo nguoidothi.net.vn

Bạn đang đọc bài viết Mặt tối của những ánh đèn đêm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chuyên gia hiến kế giảm ô nhiễm không khí Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đang là một trong những vấn đề cấp bách của Hà Nội. Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau “hiến kế” nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Truyền thông trong dự án xây dựng sử dụng công nghệ BIM
Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, công nghệ BIM đóng vai trò quan trọng như một công cụ có giá trị để tăng cường sự hợp tác và truyền thông giữa các bên liên quan nhờ vào sự tham gia chặt chẽ của họ trong các giai đoạn từ thiết kế đến xây dựng.

Tin mới

Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.
Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?